Phóng viên tác nghiệp tại nghị trường: Chiếc đồng hồ đã cài báo thức!

Thứ sáu, 03/04/2015 08:39 AM - 0 Trả lời

Phóng viên tác nghiệp tại nghị trường: Chiếc đồng hồ đã cài báo thức!

(NB&CL) - Một trong những “điểm nóng” tác nghiệp của giới báo chí những ngày này là nghị trường kì họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII. Điểm mới đối với các phóng viên nghị trường tại kỳ họp lần này là lần đầu tiên được tác nghiệp tại tòa nhà Quốc hội mới, khang trang, to đẹp hơn. Câu chuyện “thiếu chỗ ngồi” sau một hồi xôn xao đã tạm “nguội” xuống bởi ngồn ngộn những tin tức mới được cập nhật từ “điểm nóng” này.
 
Báo Công luận 
Các phóng viên tác nghiệp tại nghị trường. 
 
Nhiều "chiêu trò" để "săn" đại biểu 
Hoàng Châu – phóng viên báo Công Thương người theo dõi nghị trường 8 năm nay, có nhiều bài phỏng vấn riêng, góc nhìn mới về những sự kiện xung quanh buổi chất vấn nảy lửa tại nghị trường đã chia sẻ rất tâm huyết về câu chuyện “bếp núc” của những người làm báo tại mỗi kì họp Quốc hội. Anh bảo rằng, cứ như một chiếc đồng hồ đã cài báo thức, những phóng viên nghị trường với ba lô, máy ảnh, máy quay…tiến thẳng về tòa nhà Quốc hội, háo hức với vô số những ý tưởng, những hy vọng chờ đợi những thông tin mới, những buổi trao đổi sôi động để có được những bài viết đáng đọc mà độc giả đang chờ đợi. Đã bước chân vào nghị trường là nhịp độ khẩn trương và nhanh chóng nên dường như không ai còn để ý đến cái nóng hầm hập của thời tiết, cái khó khăn gặp phải trong tác nghiệp nữa, bởi chỉ có 15 phút – 20 phút cho mọi ý tưởng viết, mọi cuộc gặp gỡ, hỏi, đáp, ghi âm, chụp ảnh. Bên ly cà phê, cả phóng viên và các ĐBQH đều hối hả cho công việc cố định thường nhật – trao đổi thông tin!
 
Còn câu chuyện gặp gỡ, trao đổi với Đại biểu Quốc hội bên hành lang luôn là chuyện kể muôn thuở không hết của phóng viên. Bởi lẽ, điều quan trọng đối với tác nghiệp của báo chí nhằm đưa được thông tin kịp thời đến bạn đọc và cử tri cả nước là phóng viên nghị trường được tiếp cận trực tiếp đại biểu QH bên hành lang hội trường QH để phỏng vấn tại hành lang. Câu chuyện phỏng vấn được ĐBQH không hề dễ dàng, không hẳn bởi thời gian ít ỏi, mà còn bởi không phải đại biểu nào cũng sẵn sàng lên tiếng, có nhiều người còn từ chối hoặc “tránh” phóng viên. Rơi vào nhiều tình thế khó, các phóng viên lại có những “chiêu trò” nghiệp vụ để săn tìm, khi thì ngoài hành lang, thậm chí chặn cả ngoài cửa nhà vệ sinh để hỏi… Nhiều khi với áp lực từ phía tòa soạn cũng khiến cho những “cái đầu” phải tư duy với cường độ nhanh nhạy gấp nhiều lần và cũng phải mất rất nhiều công sức, mà vẫn rất dễ… về tay trắng. Nhà báo Hoàng Châu kể:“Vào hội trường ngay, gặp vị đó, hỏi cho tôi nội dung này” - đầu dây bên kia giọng sếp đầy uy lực. Vội vã lên đường. Đó không còn là chuyện hy hữu với phóng viên nghị trường bởi để tìm được người mình chủ định hỏi trong đám đông đứng, ngồi, đi lại không phải dễ. Đã không ít lần tôi về tay không dù đã mỏi chân, căng mắt tìm đối tượng phỏng vấn. Đến phòng thảo luận tại tổ hoặc thậm chí tìm đến khách sạn nơi ĐB nghỉ vào buổi tối để tiếp tục trao đổi cũng là phương án tốt mà chúng tôi, sau nhiều năm kinh nghiệm cũng thường sử dụng.
 
Thế khó của các phóng viên ảnh
Với phóng viên viết, có nhiều chuyện “dở khóc dở cười” trong tác nghiệp Quốc hội thì phóng viên ảnh cũng chẳng kém cạnh gì. Cũng là người có nhiều năm kinh nghiệm, phóng viên ảnh Duy Linh – báo Nhân Dân- tâm sự: Năm nay mặc dù nhà Quốc hội mới được đưa vào sử dụng nhưng điều kiện tác nghiệp của phóng viên nói chung và phóng viên ảnh nói riêng tương đối khó khăn. Đối với phóng viên ảnh không giống như những kỳ họp trước khi có thẻ sự kiện số 1 vào bên trong hội trường có thể tác nghiệp ở nhiều vị trí thuận lợi để có thể chụp các đại biểu thảo luận tại hội trường một cách đa dạng, nhiều góc độ, phù hợp với vị trí ảnh trên tờ báo. Tuy nhiên, kỳ họp lần này phóng viên ảnh chỉ được phép tác nghiệp bên cánh gà của hội trường, không được phép tiến gần để chụp các đại biểu do vậy vị trí tác nghiệp tương đối khó khăn, thường xuyên phải dùng ống kính te-lê từ xa chụp vào nên các bức ảnh thường na ná giống nhau, không có góc độ thuận lợi để chụp đại biểu do vị trí đứng bị cố định.
 
Với một phóng viên ảnh đi chụp Quốc hội thì điều tiên quyết luôn phải là sự chuẩn bị phương tiện đầy đủ và tốt nhất để có thể tác nghiệp trong mọi tình huống. Bước chân vào nghị trường là đôi mắt phải căng lên để quan sát, tìm vị trí chụp phù hợp, nhanh nhẹn để xử lý các tình thế…Thế nhưng, để có được những bức ảnh đẹp, độc, góc chụp mới mẻ cũng là chuyện…khó khăn.
 
Chia sẻ về chuyện các bức ảnh trong nghị trường trên mặt báo bị đánh giá là thường na ná như nhau, thậm chí có vẻ đơn điệu do tính chất sự kiện, cũng như không gian hội trường, nhà báo Duy Linh thẳng thắn: Ảnh thời sự chính trị nói chung và ảnh nghị trường nói riêng thường nằm trong một hoàn cảnh và không gian gần như cố định, mọi hoạt động đều diễn ra lặp đi lặp lại nên điều khó khăn nhất là tâm lý nhàm chán trong khi chụp. Thể loại ảnh này thường luôn phải chỉn chu, theo một mô-tuýp nhất định làm sao đảm bảo yêu cầu mà tòa soạn đề ra nên phóng viên ảnh thường chụp sao cho an toàn nhất để phù hợp sử dụng đăng báo nên đôi khi không có sự sáng tạo trong cách thể hiện bức ảnh…
 
Chuyện của phóng viên nghị trường quả là… không dễ kết. Bởi có quá nhiều điều mà sau mỗi kì họp lại được bàn luận và trao đổi. Nhưng cũng phải nói rằng, qua từng kỳ họp, báo chí đã dần trở thành “cầu nối” giữa QH, các ĐB QH với cử tri và nhân dân cả nước. Và đó đã trở thành động lực vô hình để các phóng viên nghị trường tiếp tục công việc của mình một cách nhiệt huyết, hăng say hơn.
  • Hà Vân (Ghi) 

Tin khác

Phát hành bộ tem về Điện Biên Phủ từ quá khứ hào hùng đến đổi mới và phát triển

Phát hành bộ tem về Điện Biên Phủ từ quá khứ hào hùng đến đổi mới và phát triển

(CLO) Bộ tem bưu chính “Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phát hành dự kiến vào ngày 5/5 tới, gồm 4 mẫu nói về quá khứ hào hùng đến tương lai tươi sáng của Điện Biên Phủ.

Nghề báo
Báo Tiền Phong khởi động cuộc thi viết, ảnh, video sáng tạo về bảo vệ môi trường

Báo Tiền Phong khởi động cuộc thi viết, ảnh, video sáng tạo về bảo vệ môi trường

(CLO) Cuộc thi viết, trắc nghiệm, ảnh, video sáng tạo về bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu mang tên “GIẤC MƠ XANH” do Báo Tiền Phong tổ chức đã chính thức được khởi động từ ngày 1/5/2024 trên phạm vi toàn quốc, với nhiều hình thức và giải thưởng hấp dẫn...

Nghề báo
Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức chương trình “Thắp sáng niềm tin – Vượt khó đến trường”

Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức chương trình “Thắp sáng niềm tin – Vượt khó đến trường”

(CLO) Ngày 3/5, Báo Sài Gòn Giải Phóng (SGGP) phối hợp các đơn vị tổ chức lễ bàn giao thư viện cho các trường: TH-THCS Phước Hiệp; THCS Đồng Khởi; THCS Bình Khánh (huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre). Đây là hoạt động nằm trong Chương trình “Thắp sáng niềm tin – Vượt khó đến trường” do Báo SGGP thực hiện.

Nghề báo
Báo Phụ nữ TP HCM công bố Cuộc thi viết “Vẻ đẹp của nước”

Báo Phụ nữ TP HCM công bố Cuộc thi viết “Vẻ đẹp của nước”

(CLO) Ngày 2/5, Báo Phụ nữ TP HCM phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức họp báo công bố Cuộc thi viết với chủ đề “Vẻ đẹp của nước”.

Nghề báo
Toạ đàm về xu hướng truyền thông mới: Biến khó khăn thách thức thành cơ hội phát triển

Toạ đàm về xu hướng truyền thông mới: Biến khó khăn thách thức thành cơ hội phát triển

(CLO) Nhằm đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động Đoàn gắn với công tác chuyên môn nghiệp vụ, chiều 2/5, Ban chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức chương trình tọa đàm “Xu hướng truyền thông mới – Cơ hội và thách thức”.

Nghề báo