Phú Thọ: Mỗi ngày trung bình có hàng chục ổ dịch tả lợn châu Phi mới xuất hiện trên địa bàn

Thứ sáu, 12/07/2019 10:16 AM - 0 Trả lời

( CLO) Bệnh dịch tả lợn châu Phi đang lây lan nhanh ra hầu hết các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Mỗi ngày, trung bình có thêm hàng chục ổ dịch mới xuất hiện tại các huyện, thành, thị nên số lượng tiêu hủy ngày càng tăng.

Từ cấp huyện đến cấp xã cũng khiến việc tiêu hủy bị chậm chễ, ảnh hưởng đến môi trường và tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Từ cấp huyện đến cấp xã cũng khiến việc tiêu hủy bị chậm chễ, ảnh hưởng đến môi trường và tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Nguyên nhân phát tán dịch bệnh ra diện rộng tại Phú Thọ trong thời gian qua được cho là do có nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, việc áp dụng các biện pháp an toàn sinh học chưa đồng bộ. Khi có lợn ốm, người chăn nuôi mời cán bộ thú y đến điều trị trước, không báo ngay chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn để phong tỏa nên dịch bệnh rất khó kiểm soát triệt để.

Mặt khác, công tác quản lý buôn bán lợn giống, quản lý lợn đực giống phối trực tiếp, quản lý các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, kinh doanh sản phẩm thịt tại các chợ và đội ngũ hành nghề thú y tại cơ sở còn hạn chế, bất cập. Nắng nóng khiến số lợn chết nhanh bị phân hủy, gây ảnh hưởng đến môi trường.

Hiện nay, công tác tiêu hủy lợn mắc bệnh dịch hiện đang gặp rất nhiều khó khăn. Chính quyền nhiều địa phương còn lúng túng trong công tác xử lý bởi lần đầu tiên phải đối mặt với dịch lớn như vậy. Khó khăn lớn nhất hiện nay trong việc tiêu hủy lợn mắc dịch bệnh là việc tìm kiếm, lựa chọn địa điểm tiêu hủy. Nhiều hộ chăn nuôi lớn đã phải đào hố chôn ngay trong vườn, trang trại của gia đình, dù đảm bảo quy định cách tối thiểu với khu chăn nuôi và nhà ở từ 30m trở lên nhưng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, đặc biệt là tái đàn về sau. Lợn bị bệnh không chết đồng loạt mà rải rác từng ngày.

Khó khăn lớn nhất hiện nay trong việc tiêu hủy lợn mắc dịch bệnh là việc tìm kiếm, lựa chọn địa điểm tiêu hủy.

Khó khăn lớn nhất hiện nay trong việc tiêu hủy lợn mắc dịch bệnh là việc tìm kiếm, lựa chọn địa điểm tiêu hủy.

Bên cạnh việc thiếu địa điểm chôn, tiêu hủy lợn bị dịch bệnh thì việc thiếu lực lượng hỗ trợ từ cấp huyện đến cấp xã cũng khiến việc tiêu hủy bị chậm chễ, ảnh hưởng đến môi trường và tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh. Theo quy định, để tiêu hủy phải có cán bộ Trạm Chăn nuôi và Thú y, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cán bộ các đoàn thể xã… để tiến hành kiểm đếm, hướng dẫn kỹ thuật và hỗ trợ tiêu hủy. Tuy nhiên, hiện nay biên chế của mỗi Trạm Chăn nuôi và Thú y trung bình chỉ có từ 3 đến 4 cán bộ, 1 người chịu trách nhiệm trực tiếp nhận thông tin, lo việc báo cáo và giải quyết các thủ tục hành chính; còn lại từ 2 đến 3 người xuống các điểm thông báo có dịch để phối hợp cùng chính quyền địa phương.

Những huyện có đầu mối giao thông trọng điểm còn phải cử cán bộ trực các chốt kiểm dịch động vật tạm thời nên càng thiếu lực lượng. Dù Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng UBND các huyện đã cử thêm cán bộ hỗ trợ nhưng vẫn quá tải với tình trạng lây lan hiện nay. Bên cạnh đó, do đang là thời điểm tập trung sản xuất vụ mùa nên người dân phải tập trung gieo cấy để đảm bảo tiến độ. Trong khi đó, lực lượng lao động ở nông thôn vốn đã thiếu thì nay phải đảm thêm công tác chống dịch, tiêu hủy nên ảnh hưởng lớn đến sản xuất. Nguồn kinh phí để thực hiện công tác tiêu hủy và hỗ trợ chống dịch ở các địa phương hiện nay cũng là vấn đề nan giải.

Hầu hết kinh phí trong chống dịch ở các xã, phường, thị trấn hiện nay đều dựa vào nguồn ngân sách dự phòng trong khi nguồn ngân sách này, đặc biệt là ở các xã nông thôn miền núi khá thấp. Hiện cũng là thời điểm mùa mưa lũ bắt đầu, ngân sách dự phòng còn phải phục vụ công tác phòng chống thiên tai nên việc hỗ trợ chống dịch, tiêu hủy lợn bệnh bị ảnh hưởng không nhỏ. Một số xã đã sử dụng kinh phí vào việc tu bổ, sửa chữa, ao, hồ, đập do bị ảnh hưởng thiên tai từ trước nên càng gặp nhiều khó khăn.

Theo báo cáo của chi cục chăn nuôi và thú y Phú Thọ, đến nay số lợn tiêu hủy tại các xã công bố dịch là khoảng 25.000 con với tổng trọng lượng lên đến trên 1.500 tấn.

Đức Thọ

Tin khác

Nắng nóng gay gắt, hàng nghìn lượt người đổ về Công viên nước Hồ Tây 'giải nhiệt'

Nắng nóng gay gắt, hàng nghìn lượt người đổ về Công viên nước Hồ Tây "giải nhiệt"

(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, thời tiết ở Hà Nội rất oi bức, nền nhiệt ngoài trời có lúc lên đến 40 độ C nên nhiều người dân đã đến Công viên nước Hồ Tây để "giải nhiệt" và vui chơi.

Đời sống
Xử phạt tài xế xe khách lạng lách trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Xử phạt tài xế xe khách lạng lách trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

(CLO) Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 2 đã xử lý tài xế xe Limousine có hành vi lạng lách trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng qua phản ánh của người dân.

Đời sống
Gần 4.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong ngày thứ 2 kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Gần 4.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong ngày thứ 2 kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Ngày thứ 2 kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Cảnh sát giao thông (CSGT) toàn quốc đã xử lý 14.515 trường hợp trong đó có 3.916 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Đời sống
Ninh Bình tạm cấm xe tại một số tuyến đường dịp lễ 30/4 và 1/5

Ninh Bình tạm cấm xe tại một số tuyến đường dịp lễ 30/4 và 1/5

(CLO) Để phục vụ công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho các sự kiện trong dịp lễ 30/4 - 1/5, Công an TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình sẽ phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các phương tiện di chuyển qua trung tâm thành phố Ninh Bình.

Đời sống
Miền Bắc: Chuẩn bị đón 7 ngày mưa giông, đề phòng mưa đá, giông lốc

Miền Bắc: Chuẩn bị đón 7 ngày mưa giông, đề phòng mưa đá, giông lốc

(CLO) Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo, từ chiều tối 30/4 - 7/5, miền Bắc có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có mưa to. Trong mưa giông cần đề phòng mưa đá, lốc xoáy.

Đời sống