Phương Tây nhập cuộc đua nhập khẩu khoáng sản với Trung Quốc

Thứ hai, 03/10/2022 10:19 AM - 0 Trả lời

(CLO) Mỹ và châu Âu đã tài trợ cho các quốc gia châu Phi giàu tài nguyên nhằm tăng cường các chuỗi cung ứng khoáng sản cần thiết cho quá trình chuyển đổi năng lượng sạch.

Cạnh tranh nhập khẩu khoáng sản, phát triển năng lượng sạch

Tháng trước, nhóm Đối tác An ninh Khoáng sản (MSP) do Mỹ dẫn đầu đã có cuộc họp bên lề Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại New York (Mỹ) để thảo luận về các ưu tiên, thách thức và cơ hội trong việc khai thác và chế biến có trách nhiệm các khoáng sản quan trọng.

MSP được khởi xướng vào tháng 6 tại Canada, bao gồm sự tham gia của nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới: Mỹ, Úc, Canada, Phần Lan, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Điển, Anh và Ủy ban Châu Âu (EU).

phuong tay nhap cuoc dua nhap khau khoang san voi trung quoc hinh 1

Các khoáng chất như lithium và coban rất cần thiết cho xe điện. Ảnh: Reuters.

Trong đó, tham dự cuộc họp tại New York có năm quốc gia giàu khoáng sản của châu Phi: Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC), Mozambique, Namibia, Tanzania và Zambia. MSP hứa hẹn sẽ giúp các quốc gia châu Phi có kinh phí và thông tin để cải thiện quá trình chế biến khoáng sản quan trọng trong nước.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết tại cuộc họp rằng Mỹ và các đồng minh sẵn sàng "cung cấp bảo lãnh vay hoặc tài trợ nợ" cho các quốc gia có nhiều khoáng sản được sử dụng trong sản xuất pin ô tô điện, tấm pin mặt trời và tuabin gió. Đây là một phần trong mục tiêu của Tổng thống Joe Biden nhằm đảm bảo các khoáng chất như lithium và coban để giúp quá trình chuyển đổi năng lượng xanh của Mỹ - một chuỗi cung ứng mà Trung Quốc thống trị.

Guillaume Pitron, nghiên cứu tại Viện Chiến lược và Quốc tế Pháp, chuyên về nguyên liệu thô và ô nhiễm kỹ thuật số, cho biết Trung Quốc có ưu thế trong chuỗi giá trị hạ nguồn của hầu hết các khoáng sản và kim loại quan trọng cần thiết cho công nghệ xanh. Nếu “Mỹ và châu Âu muốn dấn thân vào cuộc đua này sẽ mất nhiều thời gian”.

Trung Quốc hiện chiếm ưu thế trong việc nhập khẩu và chế biến các khoáng sản quan trọng, đặc biệt là những khoáng sản được sử dụng để sản xuất pin xe điện.

Hơn thế, quốc gia đông dân nhất thế giới thu về lợi ích khai thác rộng rãi ở các nước châu Phi. Kể từ năm 2021, các công ty Trung Quốc đã thực hiện nhiều thương vụ mua lại lithium ở Zimbabwe, ngoài ra, Trung Quốc cũng tích cực nhập khẩu ở các nước giàu tài nguyên khác, bao gồm Zambia, Namibia và Nam Phi.

Lauren Johnston, nhà nghiên cứu cấp cao Trung Quốc - châu Phi tại Viện Các vấn đề Quốc tế Nam Phi, cho biết Trung Quốc đã có tầm nhìn xa hơn và ít ranh giới hơn trong việc đảm bảo quyền tiếp cận ở châu Phi. Quốc gia này đã và đang đầu tư vào DRC, Zambia và Zimbabwe và đã có những khoản đầu tư lâu dài ở Úc, Canada và Chile.

Bà cho biết Chính phủ Mỹ dường như đang dồn tiền để tìm kiếm cơ hội trên thị trường kim loại quan trọng gần đây. Ví dụ, quốc gia này đang đầu tư vào phát triển chuỗi cung ứng pin ở Úc.

Nếu muốn “bắt kịp” Trung Quốc trong lĩnh vực này, Mỹ cần “học hỏi rất nhiều” vì đây quốc gia này rất am hiểu về chuỗi cung ứng pin. Một lý do mà Trung Quốc dẫn đầu trong các ngành công nghiệp này là “Trung Quốc là quốc gia sẵn sàng chịu các rủi ro và chi phí liên quan đến công nghiệp và môi trường.”

Nhưng nhìn chung, đó là một thách thức của bất kỳ quốc gia nào để tiếp nhận loại hình công nghiệp đó vì các tiêu chuẩn và chuyên môn cần thiết.

Châu Âu - “trường đua” của các nền kinh tế lớn

Tại châu Phi, khoáng sản là “cơ hội lớn” cho Cộng đồng Phát triển Nam Phi, một khối kinh tế khu vực gồm 16 nước thành viên chủ yếu đến từ Nam và Trung Phi.

Cụ thể, 70% sản lượng coban toàn cầu đến từ DRC và hơn 80% bạch kim và mangan được biết đến trên thế giới là ở Nam Phi và Zimbabwe. Nam Phi là nhà cung cấp ruthenium, iridium và rhodium hàng đầu, trong khi, Gabon là nhà sản xuất mangan chính. Mozambique và Tanzania có trữ lượng than chì đáng kể, DRC và Zambia là những nguồn cung cấp đồng quan trọng.

Tuy nhiên, do thiếu tài chính và kỹ thuật còn hạn chế, châu lục này hiện chưa đủ sức để tự lực khai thác. Đây chính là cơ hội tốt cho các nền kinh tế lớn làm giàu.

Các quốc gia phương Tây đang xem xét phát triển các dự án khai thác khoáng sản quan trọng để cải thiện chuỗi cung ứng, vì thế một châu lục giàu tài nguyên như châu Phi sẽ “lọt tầm ngắm” trước tiên.

Khoáng sản phong phú trên lục địa này nên cung cấp thêm cho nhiều nhà sản xuất khoáng sản tại châu Âu, những nước sẵn sàng trả một số tiền lớn để sở hữu chúng.

Theo SCMP, các công ty của Nga cũng đang thu lợi nhuận từ việc nhập khẩu coltan, coban, vàng và kim cương ở các nước như Angola, Zimbabwe, Cameroon, Ghana, Nigeria và Guinea.

Theo một nghiên cứu mới của Tổ chức Khí hậu Châu Phi, nhà thầu an ninh tư nhân của Nga Wagner đã tận dụng hoạt động khai thác và khai thác khoáng sản ở châu Phi.

Châu Phi đang trở thành “chiến trường” trong cuộc chạy đua giữa các siêu cường để đảm bảo quyền tiếp cận các khoáng sản quan trọng, trong đó các công ty từ Trung Quốc và Nga đóng vai trò chính.

Các nhà phân tích cho rằng Nhà Trắng coi sự kiểm soát của Trung Quốc đối với các chuỗi cung ứng khoáng sản quan trọng và sự thống trị trong kim loại đất hiếm “là hai trong những lỗ hổng chiến lược lớn nhất của Mỹ và các đồng minh kể từ cuộc khủng hoảng an ninh năng lượng do lệnh cấm vận dầu mỏ của Ả Rập gây ra vào những năm 1970”.

Jen-Yi (Jay) Chen, Phó giáo sư về hoạt động và quản lý chuỗi cung ứng tại Đại học bang Cleveland, cho biết các quốc gia phương Tây sẽ và nên kiểm tra chuỗi cung ứng của các sản phẩm chủ chốt và “đảm bảo rằng chúng đủ đa dạng để không trở thành nạn nhân của bất kỳ căng thẳng địa chính trị”.

Nỗ lực của các nước phương Tây nhằm xây dựng lại chuỗi cung ứng của họ đối với các khoáng sản quan trọng là một nỗ lực tốn kém, nhưng đó không phải là cách duy nhất để đa dạng hóa miễn là họ “không bỏ tất cả trứng vào một giỏ”.

Bản chất châu Phi giàu khoáng sản, các quốc gia “nên tận dụng nhưng chỉ nhìn xa hơn những giá trị kinh tế ngắn hạn của những khoáng sản này và tìm cách tích hợp sâu hơn vào chuỗi cung ứng, như thu hút các nhà sản xuất đầu tư vào đó, để có nền kinh tế bền vững hơn sự phồn vinh".

Lê Na (Theo SCMP)

Bình Luận

Tin khác

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên - mảnh đất anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên - mảnh đất anh hùng

(CLO) Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hải quan Việt Nam - Australia tăng cường hợp tác đấu tranh chống hàng lậu

Hải quan Việt Nam - Australia tăng cường hợp tác đấu tranh chống hàng lậu

(CLO) Ngày 7/5, Tổng cục Hải quan Việt Nam đã có cuộc Hội đàm song phương và ký Kế hoạch hợp tác điều tra với Cơ quan Bảo vệ Biên giới Australia.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hanel và Tổng giám đốc Hanel được vinh danh tại Lễ trao giải Thương hiệu mạnh ASEAN 2024

Hanel và Tổng giám đốc Hanel được vinh danh tại Lễ trao giải Thương hiệu mạnh ASEAN 2024

(CLO) Cuối tháng 4 vừa qua tại Marina Bay Sands, Singapore, Diễn đàn hợp tác Kinh tế Việt Nam – ASEAN và Lễ công bố Thương hiệu Mạnh ASEAN 2024 – Lần thứ 8 do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Doanh nghiệp Châu Á phối hợp với các tổ chức quốc tế uy tín trên thế giới đã được tổ chức trang trọng. Công ty CP Hanel và Tổng giám đốc Hanel – bà Bùi Thị Hải Yến được vinh danh tại sự kiện ý nghĩa này.

Thị trường - Doanh nghiệp
Saudi Aramco tăng tất cả giá dầu ở châu Á

Saudi Aramco tăng tất cả giá dầu ở châu Á

(CLO) Bloomberg đưa tin Saudi Aramco đã tăng giá bán chính thức của tất cả các loại dầu mà nước này xuất khẩu sang châu Á, với loại dầu Arab Light giao hàng vào tháng 6 sẽ đắt hơn 0,90 USD, Bloomberg đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các thành viên G20 vận động EU không tịch thu tài sản của Nga

Các thành viên G20 vận động EU không tịch thu tài sản của Nga

(CLO) Tờ Financial Times đưa tin rằng việc tịch thu tài sản bị phong tỏa của Nga có thể tạo tiền lệ nguy hiểm trong luật pháp quốc tế, Indonesia và Saudi Arabia đã cảnh báo EU tại cuộc họp gần đây của các bộ trưởng tài chính G20.

Thị trường - Doanh nghiệp