PVN và chiến lược tăng tốc phát triển công nghiệp khí 

Chủ nhật, 10/02/2019 17:34 PM - 0 Trả lời

(CLO) PVN đưa ra những chiến lược phát triển ngành Dầu khí đến năm 2020, trong đó đặc biệt quan tâm đến ngành công nghiệp khí. Thực tế, đến nay công nghiệp khí Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, đáng ghi nhận.

Đầu tư 5 lĩnh vực chính trong đó có công nghiệp khí

Với quan điểm, mục tiêu xây dựng PVN thành Tập đoàn kinh tế năng động, có năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế, đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh bằng cách tối ưu hóa mọi nguồn lực sẵn có, đẩy mạnh hoạt động và tập trung đầu tư vào 5 lĩnh vực chính là Thăm dò - khai thác, lọc hóa dầu, công nghiệp khí, công nghiệp điện và dịch vụ kỹ thuật dầu khí.

Người lao động PV GAS bảo dưỡng công trình khí

Người lao động PV GAS bảo dưỡng công trình khí

Trong đó, vấn đề về công nghiệp khí sẽ tiếp tục hoàn chỉnh hạ tầng công nghiệp khí phía Nam, khu vực miền Bắc và miền Trung. Triển khai từng bước xây dựng hệ thống đường ống với hệ thống mạng liên vùng miền, khu vực, đầu tư và xây dựng nhà máy chế biến, xử lý khí (GPP) để nâng cao hiệu quả sử dụng khí và tiết kiệm trong sử dụng tài nguyên. Ngoài ra, triển khai công tác đầu tư nhập khẩu LPG, LNG đảm bảo đủ nguồn cung, sản xuất LPG và mở rộng công suất các kho chứa đáp ứng nhu cầu trong nước với quy mô khoảng 2 triệu tấn vào năm 2015 và 3-4 triệu tấn vào năm 2025. Đồng thời đảm bảo cung cấp đủ khí tiêu thụ công nghiệp (cho điện đến 80%), tăng quy mô sản lượng gấp 2 đến 3 lần vào năm 2030.

Trên thực tiễn, trong những năm qua, hệ thống đường ống thu gom dẫn khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được vận hành an toàn, cung cấp khí ổn định cho các hộ tiêu thụ; công tác bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên, đột xuất và kiểm định hiệu chuẩn được triển khai theo đúng kế hoạch, đúng qui trình. Những công trình khí được vận hành không những sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên mà còn tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các dự án khác trong khu vực và cả nước.Đặc biệt, năm 2018, từ các hệ thống đường ống dẫn khí, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã cung cấp cho các hộ tiêu thụ trong nước 9,71 tỷ m3 khí khô, vượt 5% so với kế hoạch năm; 85,8 nghìn tấn condensate, vượt 53% so với kế hoạch năm và 261 nghìn tấn LPG, vượt 10% so với kế hoạch năm. Trong đó, từ hệ thống đường ống dẫn khí Rạng Đông - Bạch Hổ - Phú Mỹ đã cung cấp cho các hộ tiêu thụ trong nước 1,21 tỷ m3 khí khô (Nhà máy điện Bà Rịa, đạm Phú Mỹ…), vượt 4% so với kế hoạch năm. Từ hệ thống đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn đã cung cấp 6,41 tỷ m3 khí khô cho các hộ tiêu thụ trong nước (các nhà máy điện tại Phú Mỹ), vượt 3% kế hoạch năm, tăng 6% so với thực hiện năm 2017. Thêm vào đó, hệ thống đường ống dẫn khí PM3- Cà Mau đã cung cấp 1,92 tỷ m3 khí khô cho các hộ tiêu thụ khu vực Tây Nam bộ, vượt 11% so với kế hoạch năm. Hệ thống đường ống dẫn khí Thái Bình đã cung cấp 160 triệu m3 khí, vượt 33% so với kế hoạch năm, tăng 1% so với năm 2017...

PV GAS  và dấu ấn tiên phong

Cùng với sự tăng tốc của PVN là sự phát triển của Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS), đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và là doanh nghiệp trụ cột trong ngành công nghiệp khí của đất nước. Theo đó, PV GAS đóng vai trò tiên phong, chủ đạo trong ngành công nghiệp khí Việt Nam, đã hoạt động rất hiệu quả, liên tục hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, duy trì năng lực phát triển, khẳng định vai trò là doanh nghiệp hàng đầu về quy mô sản xuất, kinh doanh và sức cạnh tranh trong lĩnh vực khí, phát triển công nghiệp hóa dầu từ khí và sản phẩm khí, hoạt động cả ở trong và ngoài nước; cung cấp tối đa khí, sản phẩm khí cho các nhà máy điện, đạm, công nghiệp, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực quốc gia.

Điểm nhấn là năm 2018, PV GAS tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đặc biệt các chỉ tiêu tài chính đều hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra và tăng trưởng so với năm 2017. Cụ thể: Tổng doanh thu hợp nhất đạt 71,6 nghìn tỷ đồng, vượt 28% so với kế hoạch năm, tăng 8% so với năm 2017; Tổng doanh thu Công ty mẹ - PV GAS đạt 64,9 nghìn tỷ đồng, vượt 20% so với kế hoạch năm, tăng 10% so với năm 2017; Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 10,6 nghìn tỷ đồng, vượt 66% so với kế hoạch năm, tăng 7% so với năm 2017; Lợi nhuận sau thuế Công ty mẹ - PV GAS đạt 10,4 nghìn tỷ đồng, vượt 37% so với kế hoạch năm, tăng 8% so với năm 2017.

PV GAS là doanh nghiệp trụ cột trong ngành công nghiệp khí của đất nước

PV GAS là doanh nghiệp trụ cột trong ngành công nghiệp khí của đất nước

Thêm vào đó, PV GAS đứng trong top đầu doanh nghiệp của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có tỷ suất lợi nhuận hợp nhất sau thuế/vốn chủ hữu cao, bình quân năm 2018 đạt 24% (năm 2017 là 18,9%); Tỷ suất lợi nhuận sau thuế Công ty mẹ- PV GAS/vốn chủ hữu bình quân đạt 24,3% (năm 2017 là 19,6%).

 Bên cạnh đó, các chỉ số tài chính khác của PV GAS cũng rất tốt, cho thấy tiềm lực vững mạnh của doanh nghiệp điển hình trong ngành công nghiệp khí Việt Nam. Hệ số bảo toàn vốn của Công ty mẹ - PV GAS tại thời điểm 31/12/2018 đạt 1,09 lần (Vốn chủ sở hữu tại thời điểm 31/12/2018 là 42,7 nghìn tỷ đồng/Vốn chủ sở hữu tại thời điểm 01/01/2018 là 39,3 nghìn tỷ đồng), đảm bảo an toàn và phát triển vốn. Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu tại thời điểm 31/12/2018 của Công ty mẹ - PV GAS là 0,34 lần - vay nợ đến thời điểm 31/12/2018 là 14,46 nghìn tỷ đồng) - đảm bảo an toàn cho sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển của tổng công ty.

Đến nay, PV GAS đã tạo dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp khí tương đối hoàn chỉnh với 4 hệ thống khí: Cửu Long, Nam Sôn Sơn, PM3 - Cà Mau và Hàm Rồng - Thái Bình, cùng hệ thống sản xuất, kinh doanh sản phẩm khí trên địa bàn cả nước bao gồm: Phân phối khí thấp áp, CNG, LPG cho các khách hàng công nghiệp, khu đô thị, giao thông vận tải; hệ thống sản xuất và bọc ống dầu khí…

Có thể nói, thành tựu to lớn và đáng tự hào đạt được đã ghi nhận những nỗ lực đóng góp của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nói chung và PV GAS nói riêng vì sự phát triển ngành công nghiệp khí tại Việt Nam, xứng đáng với vai trò tiên phong, trụ cột trong ngành công nghiệp khí.

Hà Vân

Tin khác

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

(CLO) Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm 27/4, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

(CLO) Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Mykola Solskyi đã bị bắt giữ sau khi bị coi là nghi phạm chính thức trong cuộc điều tra tham nhũng khu đất trị giá hơn 7 triệu USD khi ông còn là người đứng đầu một công ty nông nghiệp lớn và là thành viên Quốc hội.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

(CLO) Dữ liệu kinh tế vĩ mô mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố chỉ ra rằng nền kinh tế nước này có thể đang tiến tới tình trạng lạm phát đình trệ, Business Insider đưa tin. Tờ báo cho biết thêm, những dấu hiệu ảm đạm cho thấy những thách thức khó khăn phía trước.

Thị trường - Doanh nghiệp