Quan điểm trái chiều liên quan việc tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ trên 5 tuổi

Thứ sáu, 11/02/2022 12:22 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hiện nay, không chỉ phụ huynh mà các nhà chuyên môn vẫn có quan điểm trái chiều khi tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ trên 5 tuổi, nguyên nhân vì còn tiềm ẩn rủi ro.

Vấn đề tiêm vaccine cho trẻ trên 5 tuổi đến 11 tuổi đang nhận được sự quan tâm lớn của phụ huynh và các nhà chuyên môn dịch tễ.

Khác với việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người lớn thì việc tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ trên 5 tuổi đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều.

GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế trong cuộc trao đổi với báo chí đã cho rằng, việc sử dụng vaccine, đặc biệt là vaccine được cung ứng, cấp phép trong tình huống khẩn cấp đặt ra 3 vấn đề.

quan diem trai chieu lien quan viec tiem vaccine covid 19 cho tre tren 5 tuoi hinh 1

Tiêm vaccine cho trẻ trên 5 tuổi vẫn đang được cân nhắc thận trọng.

Thứ nhất là việc cần thiết phải tiêm. Trẻ lứa tuổi 5-11 tuổi nếu tiêm vaccine thì khi nhiễm sẽ có ít triệu chứng cũng như triệu chứng nhẹ hơn so với người lớn.

Khi mắc COVID-19 dù ở lứa tuổi nào thì bệnh cũng có các biểu hiện từ không có triệu chứng đến có triệu chứng cho đến nhập viện nặng, tử vong.

Với trẻ em qua theo dõi thì thấy trẻ cũng có các biểu hiện lâm sàng kéo dài, có cả tình trạng hậu COVID-19, kể cả di chứng (được gọi là các di chứng cấp tính của COVID-19).

Thậm chí có những trường hợp viêm đa hệ ở trẻ em, đây là biểu hiện nghiêm trọng, viêm cả các cơ quan khác. Những trường hợp hiếm nhưng vẫn có thể ghi nhận trên toàn thế giới. Ngoài ra, việc tiêm vaccine không chỉ bảo vệ bản thân trẻ mà còn giảm đi sự lây nhiễm.

Cục trưởng Phan Trọng Lân cũng cho biết, hiện nay qua theo dõi với biến chủng Omicron, việc lây nhiễm nhiều hơn ở trẻ em, đặc biệt ở trẻ em chưa tiêm chủng.

"Vì vậy, việc tiêm chủng này có ý nghĩa rất lớn, hạn chế lây nhiễm và giảm đi được lây nhiễm cho những người trong gia đình, đặc biệt là những người có nguy cơ cao, chống chỉ định tiêm chủng và những trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng. Và khi được tiêm chủng, trẻ cũng sẽ tự tin hơn khi tham gia các hoạt động khác"- GS.TS Phan Trọng Lân nhấn mạnh.

Thứ hai là về vaccine. Vaccine được lựa chọn là Pfizer đã được WHO, FDA Hoa Kỳ cũng như Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu phê duyệt.

Số nước sử dụng tăng lên hằng ngày và đến nay là 44 nước và 3/4 số nước đó đã sử dụng vaccine.

Đối với vaccine, vấn đề thử nghiệm lâm sàng là vấn đề hết sức thận trọng, đầy đủ. Với vaccine này, các lứa tuổi lớn- 18 tuổi trở lên thử nghiệm trước, sau đấy là lứa tuổi 12-17, và sau đấy là 5-11.

Quá trình này được làm một cách hết sức thận trọng, bài bản qua các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.

Thứ ba là việc triển khai, tổ chức tiêm chủng của Việt Nam, chúng ta đã có kinh nghiệm từ việc cung ứng đến việc tiêm chủng.

Với chương trình tiêm chủng mở rộng, chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm tiêm cho các đối tượng từ 12 tuổi trở lên.

"Hiện nay Bộ Y tế đang thúc đẩy sớm nhất để có vaccine. Hy vọng khi có vaccine với kinh nghiệm tiêm chủng, các kế hoạch đã đưa ra thì chúng ta sẽ tiêm sớm nhất để làm thế nào có miễn dịch bảo vệ trẻ"- Cục trưởng Phan Trọng Lân nhấn mạnh.

Trong khi đó, trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng - Phó Chủ tịch Hội kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội cho rằng, việc tiêm vaccine COVID-19 có tác dụng phòng bệnh nhưng hiệu quả vaccine phòng COVID-19 là không cao như các vaccine truyền thống khác.

Theo ông Hùng, chủ yếu tiêm vaccine phòng COVID-19 là để giảm nhẹ tỷ lệ nặng. Trong khi đó, nhóm trẻ nhỏ nguy cơ lây nhiễm thấp, tỷ lệ nhiễm bệnh, chuyển nặng thấp hơn rất nhiều so với người lớn. Trong khi vaccine phòng COVID-19 hiệu quả phòng ngừa chưa thật tốt.

Vaccine COVID-19 còn mới, mặc dù được đánh giá bài bản của các nước nhưng mà nguy cơ liên quan đến tiêm vaccine vẫn có. Thực tế đã xảy ra ở Việt Nam.

“Việc xem xét tiêm phòng vaccine COVID-19 cho trẻ nên cân nhắc thận trọng.

Cần phải cân nhắc cho trẻ cái lợi và cái hại. Lợi ở đây không phải là tiền bạc mà liên quan đến an toàn cho trẻ. Quan điểm của tôi là phải cân nhắc cho kỹ” – ông Hùng nhấn mạnh.

Cũng liên quan đến vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long có chỉ đạo tăng cường việc chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi ngay khi có khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.

Đến nay vấn đề tiêm vaccine cho trẻ trên 5 tuổi vẫn đang được cân nhắc, thận trọng. Tổ chức Y tế thế giới vẫn chưa có khuyến cáo chính thức.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Vinh danh “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2

Vinh danh “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2

(CLO) Danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” được Bộ Y tế trao tặng với mục đích ghi nhận và tôn vinh các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước có nhiều sản phẩm thuốc điều trị hiệu quả, thị trường lớn, được người dân tin dùng.

Sức khỏe
Bộ Y tế gia hạn lưu hành hàng trăm thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Bộ Y tế gia hạn lưu hành hàng trăm thuốc, nguyên liệu làm thuốc

(CLO) TS Vũ Tuấn Cường - Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa ký ban hành các quyết định công bố gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc đối với gần 130 loại sản phẩm.

Sức khỏe
Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo an toàn thực phẩm - Bài 3: Quản lý đang chạy theo thực tiễn

Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo an toàn thực phẩm - Bài 3: Quản lý đang chạy theo thực tiễn

(CLO) Các vụ ngộ độc thực phẩm lớn thời gian qua có điểm chung là các cơ sở này kinh doanh không cần Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Chính điểm chung này, theo các chuyên gia, đang gây khó khăn cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong đời sống hiện nay.

Sức khỏe
Sở Y tế Thái Bình đã phê duyệt 159 gói thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế trị giá trên 594 tỷ đồng

Sở Y tế Thái Bình đã phê duyệt 159 gói thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế trị giá trên 594 tỷ đồng

(CLO) Vừa qua, UBND tỉnh Thái Bình đã chủ trì cuộc họp nghe Sở Y tế báo cáo nội dung công tác đấu thầu mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ nhân dân; công tác quản lý, sắp xếp trụ sở một số đơn vị sự nghiệp trên địa bàn thành phố.

Sức khỏe
Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo  an toàn thực phẩm -  Bài 2: Ngộ độc thực phẩm: Nguyên nhân chính từ Nghị định 15/2018/NĐ-CP?

Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo an toàn thực phẩm - Bài 2: Ngộ độc thực phẩm: Nguyên nhân chính từ Nghị định 15/2018/NĐ-CP?

(CLO) Theo các chuyên gia, mặc dù đã có những nỗ lực nhằm hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tuy nhiên công tác quản lý hiện nay có nhiều bất cập, thậm chí một số điểm còn chưa khoa học.

Sức khỏe