Quận Gò Vấp-TPHCM: Loạn dịch vụ căn tin trong trường học

Thứ ba, 05/05/2015 19:54 PM - 0 Trả lời

Chấn chỉnh hoạt động căn tin ở một số trường học trên địa bàn quận Gò Vấp-TP.HCM gần đây đang trở thành vấn đề cấp bách. Đặc biệt là khi các trường tự tổ chức kinh doanh, bỏ bê việc dạy học. Thực trạng này đang bộc lộ quá nhiều hệ lụy khiến nhiều phục huynh bức xúc…

(Congluan.vn) - Chấn chỉnh hoạt động căn tin ở một số trường học trên địa bàn quận Gò Vấp - TP.HCM gần đây đang trở thành vấn đề cấp bách. Đặc biệt là khi các trường tự tổ chức kinh doanh, bỏ bê việc dạy học. Thực trạng này đang bộc lộ quá nhiều hệ lụy khiến các bậc phụ huynh bức xúc…

Thực trạng đáng suy ngẫm

        Để đáp ứng thói quen ăn vặt của học sinh ngày càng gia tăng nhưng vẫn kiểm soát được chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, nhiều trường học đã chú trọng đến dịch vụ căn tin. Theo đó, nhiều trường đã mời các đơn vị kinh doanh chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm phục “thượng đế nhí” vào tham gia. Thế nhưng, một số trường trên địa bàn quận Gò Vấp lại có chủ trương ngược, “tạo điều kiện” để giáo chức của trường tận dụng thời gian học sinh ra chơi để kinh doanh, phục vụ ăn vặt cho học sinh. Viên chức nơi đây tỏ ra khá hào hứng trong vai trò buôn bán hơn là làm đúng chức năng, nhiệm vụ giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM ban hành. Đây chính là thực trạng khá phổ biến hiện nay ở các trường trên địa bàn quận Gò Vấp.

[caption id="attachment_16114" align="aligncenter" width="4591"]Chuẩn bị bữa cơm trưa cho học sinh bán trú tại Trường THCS Nguyễn Trãi (111/1203 đường Lê Đức Thọ, phường 13, quận Gò Vấp) Chuẩn bị bữa cơm trưa cho học sinh bán trú tại Trường THCS Nguyễn Trãi (111/1203 đường Lê Đức Thọ, phường 13, quận Gò Vấp)[/caption]

  Qua tìm hiểu ở một số trường có phụ huynh phàn nàn về chuyện ăn vặt của học sinh, chúng tôi được biết, mới đây, vụ việc đã gây bức xúc, lo lắng cho phụ huynh học sinh trên địa bàn quận Gò Vấp khi 2 học sinh của Trường THCS An Nhơn và Trường tiểu học Lê Quý Đôn bị thiệt mạng trong giờ ra chơi. Sau vụ việc này khiến Phòng giáo dục quận Gò Vấp đã khẩn cấp triển khai công tác chấn chỉnh công tác quản lý, giám sát học sinh trong giờ ra chơi đối với thầy cô và nhân viên tại các trường tiểu học,THCS trên địa bàn.

        Tuy nhiên, hiện nay tại nhiều trường trên địa bàn quận Gò Vấp vẫn “thâu tóm” căn tin, dành nhiều thời gian tham gia kinh doanh căn tin hơn là quản lý, giám sát, nghiên cứu giáo án theo đúng chức năng của mình. Một phụ huynh có con đang theo học tại một trường tiểu học trong quận (xin giấu tên) bức xúc: “Không biết các loại thức ăn, đồ uống ở căn tin trường có đảm bảo vệ sinh hơn các gánh hàng rong ngoài đường hay không mà nhiều lần cháu ăn về hay bị đau bụng, nôn ói khiến tôi rất lo lắng nhưng không biết thắc mắc cùng ai, vì căn tin này do nhà trường tự tổ chức kinh doanh. Cấm không cho cháu ăn cũng không xong vì cháu còn nhỏ, ham vui với bạn bè, thích được ăn vặt trong khi nhà trường không cho các cháu ra ngoài”.

        Một thực trạng khác, nhiều trường đưa ra lý do không cho các đơn vị tư nhân đấu thầu hay tiếp tục kinh doanh là vì nhà trường muốn dễ quản lý người ra vào trường, để tăng thu nhập cho công đoàn trường, có thêm bữa sáng cho giáo viên… thay vì tư nhân ra vào cổng khiến bảo vệ “mệt mỏi” khi phải kiểm tra xe cộ. Ngoài ra, trường tự phục vụ học sinh của trường sẽ tốt hơn, tự kinh doanh sẽ mang lại lợi nhuận nhiều hơn cho giáo chức và việc làm này pháp luật không cấm. Chính quan điểm này của lãnh đạo Ban giám hiệu một số trường mà hiện nay nhiều giáo chức sẵn sàng đóng vai trò “nhân viên phục vụ” cho chuyện ăn vặt của học sinh diễn ra khá phổ biến trên địa bàn quận Gò Vấp.

        Và cũng chính những lý lẽ này mà các trường đua nhau tham gia bán căn tin để cải thiện nguồn thu công đoàn, nên có trường hiện tư nhân đang làm rất tốt công việc phục vụ cho học sinh nhưng vẫn “nuôi” ý định chấm dứt hợp đồng bán căn tin để trường tự tổ chức bán hoặc thuê mướn người ngoài bán nhằm thu lợi được nhiều hơn.

Một mô hình cần được nhân rộng

        Theo quy định chung về việc quản lý kinh doanh căn tin trong trường học đòi hỏi việc giám sát chặt chẽ nguồn gốc thực phẩm, hóa đơn, chứng từ, năng lực phục vụ, nhân viên phải được tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm, có giấy khám sức khỏe định kỳ… nếu như nhà trường tự kinh doanh, khác nào “vừa đá bóng vừa thổi còi”, vì thế việc kiểm tra chéo giữa trường và đơn vị kinh doanh căn tin sẽ bị “vô hiệu hóa”? Giả sử nếu như căn tin trường có sai phạm, học sinh chịu thiệt thì trường liệu có công khai hay lại “đóng cửa” bảo nhau? Về phía phụ huynh dù có biết và bức xúc cũng không dám “tố” do sợ ảnh hưởng đến con em mình đang học tại trường.

[caption id="attachment_16116" align="aligncenter" width="3139"]Căn tin Trường THCS Lý Tự Trọng (578 đường Lê Đức Thọ, phường 16, quận Gò Vấp) do giáo chức trong trường tự tổ chức kinh doanh. Căn tin Trường THCS Lý Tự Trọng (578 đường Lê Đức Thọ, phường 16, quận Gò Vấp) do giáo chức trong trường tự tổ chức kinh doanh.[/caption]

Qua tìm hiểu của chúng tôi, một số trường cho tư nhân kinh doanh căn tin, nấu cơm cho học sinh bán trú tại trường trên địa bàn quận. Bên cạnh những luồng dư luận của phụ huynh học sinh yêu cầu chấn chỉnh hoạt động căn tin ở các trường tự tổ chức kinh doanh, nhiều phụ huynh có con đang theo học ở trường THCS Nguyễn Trãi tại số 111/1203 đường Lê Đức Thọ, phường 13, quận Gò Vấp tỏ ra hài lòng với chất lượng hoạt động của căn tin và bếp ăn do Công ty cung cấp suất ăn công nghiệp Hỏa Thiên Đăng thực hiện. Ngay Ban giám hiệu nhà trường này cũng hết lời khen ngợi đơn vị kinh doanh căn tin, không chỉ đáp ứng được nhu cầu ăn uống của học sinh mà còn tạo sự yên tâm lớn cho phụ huynh.

Để có được “chỉ số hài lòng” cao từ phụ huynh học sinh và Ban giám hiệu, bộ phận bếp ăn và căn tin trường Nguyễn Trãi đã triển khai nghiêm túc và có hiệu quả các biện pháp để đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, kiên quyết không để xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm trong nhà trường. Bằng cách luôn tuân thủ các tiêu chuẩn, đáp ứng tốt yêu cầu nghiêm ngặt do pháp luật và nhà trường quy định. Hoạt động của căn tin và bếp ăn đều đặt dưới sự giám sát nghiêm khắc của Ban giám hiệu nhà trường, nhằm bảo vệ tốt nhất cho học sinh của mình. Bên cạnh đó, môi trường xung quanh căng tin cũng luôn được giữ vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát. Ngoài ra, để đảm bảo các yêu cầu tiêu chuẩn quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, trường Nguyễn Trãi tổ chức kiểm tra định kỳ, đảm bảo thực phẩm bày bán phải có nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ nhãn mác, tuyệt đối không để doanh nghiệp bán thực phẩm quá hạn, không có nguồn gốc rõ ràng và sử dụng phụ gia ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế. Ngoài ra, nhân viên phục vụ căn tin ở trường THCS Nguyễn Trãi còn được khám sức khỏe định kỳ hằng năm, có giấy chứng nhận tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm và đảm bảo thực hành tốt về vệ sinh cá nhân. Trường còn yêu cầu các đơn vị trực tiếp kinh doanh căn tin, bếp ăn đẩy mạnh giáo dục về kiến thức, nâng cao trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm cho nhân viên và còn thông tin cho giáo viên, phụ huynh và học sinh nhận biết thực phẩm không an toàn, không rõ nguồn gốc.

Đấu thầu không nên máy móc

Hiện nay, một số trường trong quận Gò Vấp cho công ty chuyên nghiệp có đầy đủ chức năng tham gia đấu thầu căn tin và bếp ăn. Tuy nhiên, có trường đưa giá đấu thầu quá cao. Điển hình như Trường THCS Phạm Văn Chiêu (số 4 đường Phạm Văn Chiêu, phường 8), căn tin chỉ 35m2 với chức năng kinh doanh thức ăn, quà bánh, nước giải khát nhưng giá đưa ra đấu thầu lên tới 80 triệu đồng một tháng và thời gian kinh doanh trong vòng 10 tháng (trừ 2 tháng hè) và phải trả tiền thuê 1 lần trước khi thực hiện hợp đồng với số tiền là 800 triệu đồng (giá trúng thầu). Một hiệu trưởng của một trường khác trong quận cũng không khỏi ngạc nhiên: Trường đó (tức trường Phạm Văn Chiêu) chỉ hơn trường tôi có 100 em nhưng căn tin trường tôi chỉ phải nộp giá bằng 1/3. Đấu thầu căn tin là đúng, tuy nhiên đấu thầu làm sao để giá trúng thầu phải hòa hợp lợi ích giữa công ty và học sinh, nếu lấy giá đấu thầu cao thì học sinh mới chính là người bị thiệt thòi, kinh doanh phải có tâm với các cháu. Chưa kể các trường vùng xa trung tâm quận, học sinh còn nghèo lắm nên giá đấu thầu phải cân nhắc, không nên máy móc được. Và không nên để thầy cô viên chức bán căn tin trong trường học mà các trường nên cho tư nhân đấu thầu vì họ là đơn vị chuyên nghiệp nên giá sẽ rẻ hơn, đảm bảo được an toàn thực phẩm cho các em học sinh.

Một số đơn vị kinh doanh căn tin, bếp ăn trong nhà trường cũng kể khổ: Đã xác định phục vụ cho học sinh nên chất lượng luôn được đưa lên hàng đầu. Hiện giá đấu thầu một số căn tin trường trên địa bàn quận Gò Vấp cũng khá cao so với nhiều quận trung tâm khác, giá bán hiện nay ở các căn tin một số trường trên địa bàn quận Gò Vấp đã phản ánh đúng thực trạng giá đấu thầu do các trường đưa ra. Chưa kể việc kinh doanh còn gánh nhiều chi phí không tên khác. Đã thế, họ luôn bị nhà trường hăm he đòi lấy lại mặt bằng để trường tự kinh doanh.

Việc nhà trường tự kinh doanh căn tin, bếp ăn là không phù hợp với quy định của Sở Giáp dục ban hành. Chưa kể trường học là nơi thầy cô có nhiệm vụ dạy dỗ là chính, tác phong phải chỉnh chu, việc tham gia đứng bán căn tin sẽ làm ảnh hưởng hình ảnh người giáo viên trong mắt các em học sinh? Không những thế, dù tư nhân kinh doanh thì lợi nhuận thu về vẫn được nhà trường giữ lại một phần để cải thiện thu nhập cho nhà trường.

Thiết nghĩ, các trường tiểu học, THCS trong quận Gò Vấp cần ưu tiên hàng đầu nhiệm vụ giáo dục chính, đừng vì lợi ích của việc kinh doanh, buôn bán mà làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ chính của mình, méo mó hình ảnh người Thầy đứng trên bục giảng. Đã đến lúc cơ quan chức năng quận Gò Vấp cần chấn chỉnh hoạt động căn tin để trường học thực sự là nơi đào tạo, giáo dục trong sạch, tránh để việc thương mại hóa xâm chiếm vào môi trường giáo dục vốn đang được cả xã hội tôn vinh

Quốc Kỳ

Tin khác

Homestay ven Hà Nội cạn kiệt phòng trống, người dân kéo nhau cắm trại giữa trời

Homestay ven Hà Nội cạn kiệt phòng trống, người dân kéo nhau cắm trại giữa trời

(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, thay vì đi du lịch xa, người dân Hà Nội tận hưởng kỳ nghỉ tại các homestay ven Hà Nội khiến nhiều nơi cạn kiệt phòng trống. Dân tình chuyển hướng sang cắm trại cùng ven đô, tận hưởng không khí trong lành.

Đời sống
Cận cảnh vụ phá rừng quy mô lớn khu vực giáp ranh Gia Lai – Đăk Lăk

Cận cảnh vụ phá rừng quy mô lớn khu vực giáp ranh Gia Lai – Đăk Lăk

(CLO) Hàng nghìn cây gỗ lớn, nhỏ bị đốn hạ không thương tiếc, tại hiện trường từng khoảnh rừng đã bị “hạ trắng”, đốt sạch. Vụ phá rừng thuộc khu vực giáp ranh huyện Chư Prông (Gia Lai) và huyện Ea Sup (Đăk Lăk).

Đời sống
Nắng nóng gay gắt, hàng nghìn lượt người đổ về Công viên nước Hồ Tây 'giải nhiệt'

Nắng nóng gay gắt, hàng nghìn lượt người đổ về Công viên nước Hồ Tây "giải nhiệt"

(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, thời tiết ở Hà Nội rất oi bức, nền nhiệt ngoài trời có lúc lên đến 40 độ C nên nhiều người dân đã đến Công viên nước Hồ Tây để "giải nhiệt" và vui chơi.

Đời sống
Xử phạt tài xế xe khách lạng lách trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Xử phạt tài xế xe khách lạng lách trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

(CLO) Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 2 đã xử lý tài xế xe Limousine có hành vi lạng lách trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng qua phản ánh của người dân.

Đời sống
Gần 4.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong ngày thứ 2 kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Gần 4.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong ngày thứ 2 kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Ngày thứ 2 kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Cảnh sát giao thông (CSGT) toàn quốc đã xử lý 14.515 trường hợp trong đó có 3.916 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Đời sống