Quặn lòng trước cảnh cha dị tật nuôi con thơ dại

Thứ sáu, 03/04/2015 21:30 PM - 0 Trả lời

Quặn lòng trước cảnh cha dị tật nuôi con thơ dại

(congluan.vn) - Bị dị tật bẩm sinh, chỉ sống hoàn toàn dựa vào khoản tiền trợ cấp 300.000đồng/tháng của Nhà nước, nuôi con nhỏ 6 tuổi, đó là hoàn cảnh của anh Phùng Văn Tiến (sinh năm 1983), quê ở xóm Trại, thôn Vân Hội, xã Phong Vân, huyện Ba Vì, TP Hà Nội.
 
 
Báo Công luận 
 
 
Anh Tiến cõng con tới trường
 
Gặp anh Tiến trong một ngày cuối đông rét mướt, tôi rất xúc động khi nghe anh kể về nỗi cơ cực của cuộc đời mình. Ngay khi anh vừa sinh ra, biết anh bị dị tật, bố anh đã lặng lẽ bỏ đi mất tích. Mẹ bế anh về nhà ngoại, nhờ họ hàng giúp từng bát gạo nuôi anh khôn lớn. Không được đi học, anh Tiến cứ âm thầm lớn lên như cây khoai, cây sắn trong vườn. Dù tay và chân bị dị tật, không có sức khỏe như các thanh niên trai tráng cùng lứa, nhưng anh Tiến vẫn cố gắng giúp đỡ mẹ những việc vặt trong nhà, thỉnh thoảng anh lại ra vườn trồng cây lạc, chăm mấy luống rau...
 
Đến năm 2008, người trong làng làm mai mối để anh Tiến lấy vợ. Vợ anh có tiền sử bị bệnh động kinh, hoàn cảnh gia đình cũng rất khó khăn, nhưng hai vợ chồng nương tựa vào nhau, rau cháo sống qua ngày. Một năm sau, đứa con đầu lòng là Phùng Thị Ánh chào đời. Đứa con bé bỏng đã thổi một luồng sinh khí mới vào ngôi nhà của hai vợ chồng anh Tiến, dù gia cảnh còn rất nghèo khó nhưng luôn tràn ngập tiếng cười.
 
Nhưng hạnh phúc ngắn ngủi chẳng kéo dài bao lâu, đến tháng 10/2010, khi sinh cháu thứ hai được 4 ngày thì vợ anh qua đời. Cùng lúc đó mẹ anh bị tai biến, cũng qua đời không lâu sau đó. Hoàn cảnh gia đình lâm vào cảnh bi đát, một thân một mình nuôi con, lại bị tật nguyền, anh Tiến phải dứt ruột cho đi đứa con chưa đầy tháng tuổi của mình. Nhắc đến chuyện này, anh Tiến không cầm được nước mắt. Lúc này, trông anh tội lắm, gương mặt đã khắc khổ lại càng suy sụp thêm vì sự bất lực vì chính bản thân mình.
 
“Mẹ anh mất không có tiền mua áo quan, sư chùa Phú Đông đã tặng một bộ áo để mặc khi khâm niệm, bà con hàng xóm cũng giúp thêm để tiễn mẹ về nơi cửa Phật. Hai người thân cùng ra đi trong một thời gian ngắn, bản thân anh lại không thể lo được cho bản thân mình nên anh phải cho đi đứa con đỏ hỏn. Đau lắm, thương lắm nhưng để con lại thì nó cũng sớm ra đi thôi. Mình cắn răng để con cho người khác nuôi cũng là cho nó một cơ hội để tồn tại trên cõi đời này và cũng là cho nó một tương lai mà anh không thể mang lại”- anh Tiến trầm ngâm nhìn xa xăm khi nước mắt vẫn chưa khô trên gò má đen xạm.
 
Hiện nay, toàn bộ tài sản của anh chỉ có một căn nhà tình thương nhỏ do UBND huyện mới trợ cấp năm 2014 và 20 mét ruộng nhà ngoại để lại, nhưng do bị dị tật nên anh Tiến không thể trồng cấy mà chỉ nhờ hàng xóm làm giúp. Do không chăm nom được thường xuyên nên hoa màu chẳng được bao nhiêu. Nguồn sống của hai bố con chủ yếu dựa vào số tiền 300.000 đồng/tháng do Nhà nước trợ cấp và lòng hảo tâm của hàng xóm. Niềm an ủi duy nhất của anh Tiến là cô con gái 6 tuổi đang lớn lên từng ngày. Bất kể mưa nắng, hàng ngày anh Tiến cõng con gái trên lưng tới trường mẫu giáo cách nhà hơn 2 km. Anh Tiến tâm sự: “Biết hoàn cảnh của anh nên nhà trường miễn cho tiền học phí. Đó cũng là may mắn của cháu vì nếu không được đi học, con gái anh cũng sẽ mù chữ như bố của nó. Dù đói cũng phải học, học để làm người có ích cho xã hội, để thoát cái nghèo, cái khổ”.
 
Công việc hàng ngày của anh Tiến là dậy từ khi tờ mờ sáng ra đồng mò cua, bắt ốc, sau đó về đưa con gái đến trường mẫu giáo rồi đi bộ hơn chục km lên chùa xin gạo về thổi cơm. Có lúc anh Tiến cũng muốn buông xuôi tất cả vì xin ăn từng bữa cơm là điều tủi nhục, nhưng nghĩ đến cô con gái bé bỏng là anh lại nuốt nước mắt vào lòng.
 
Nhìn quanh ngôi nhà đơn sơ của anh, chẳng có vật dụng gì giá trị, ngoài cái giường cũ, phải lót quần áo rách xuống dưới để nằm cho ấm. Vật mới duy nhất trong nhà là chiếc bàn thờ tổ tiên do anh đổi cây mít sau nhà lấy bàn thờ để thắp hương cho mẹ. Ngay cái giếng sau nhà cũng nhờ sư chùa Phú Đông cho tiền đào giếng lấy nước sinh hoạt.
 
 
Báo Công luận 
 
 
Ngôi nhà nhỏ của bố con anh Tiến
 
Nghèo khó như thế nhưng trong toàn bộ câu chuyện với tôi, anh Tiến không hề một lần xin giúp đỡ, mà chỉ mong con gái của anh khỏe mạnh, được ăn học thành người. Giờ nó yếu quá cứ ốm vặt liên miên, năm nay trời lại nóng lạnh bất thường. Chứng kiến bữa cơm của hai cha con chỉ vẻn vẹn một tô cơm và chút rau xanh, tôi cảm thấy lòng mình như se thắt lại. Đã lâu lắm rồi, kể cả ngày Tết, hai cha con chưa được ăn một miếng bánh chưng, hay đơn giản là một miếng thịt. Thực đơn hàng ngày chỉ có cơm và rau xanh, thi thoảng bữa sáng có thêm quả trứng. Vậy mà hai con người ấy vẫn cứ nương tựa vào nhau, để sống, để tồn tại và mong ước về một tương lai tươi sáng.
 
Một cái Tết nữa đã gần kề, khi các gia đình đang quây quần ở bên nhau thì ở một vùng quê hẻo lánh vẫn cần lắm một sự giúp đỡ, để cái Tết cổ truyền của dân tộc thực sự lan tỏa đến những số phận nghèo khó, thực sự có ý nghĩa hơn.
 
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
Anh Phùng Văn Tiến- xóm Trại, thôn Vân Hội, xã Phong Vân, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội.
 
  • Nguyễn Lê Lan Phương

Tin khác

Công trình tượng đài nữ pháo binh Ngư Thủy xuống cấp: Cần sớm được đầu tư tu sửa

Công trình tượng đài nữ pháo binh Ngư Thủy xuống cấp: Cần sớm được đầu tư tu sửa

(NB&CL) Tượng đài nữ pháo binh Ngư Thủy (xã Ngư Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) được hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2008 với kinh phí khoảng 2,6 tỷ đồng, sau nhiều năm đưa vào sử dụng đã xuống cấp, khuôn viên nhếch nhác, cần sớm được đầu tư, nâng cấp.

Điều tra
Bắc Ninh: Công ty Đông Đô “khổ sở” kêu cứu vì bị… chồng lấn quy hoạch?

Bắc Ninh: Công ty Đông Đô “khổ sở” kêu cứu vì bị… chồng lấn quy hoạch?

(NB&CL) Hơn 6 ha đất đang làm Trung tâm sát hạch và dạy nghề lái xe ô tô được UBND tỉnh Bắc Ninh cho phép theo quy định pháp luật. Nhưng hiện nay, quy hoạch chi tiết 1/500 điều chỉnh Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Lâm Bình, huyện Lương Tài đã chồng lên phần diện tích mà Công ty TNHH Kỹ Thương Đông Đô đang sử dụng, khiến doanh nghiệp “kêu cứu”.

Điều tra
Quán cà phê “mọc” giữa ruộng: Vì sao UBND xã Chư Đang Ya xin cơ chế đặc thù?

Quán cà phê “mọc” giữa ruộng: Vì sao UBND xã Chư Đang Ya xin cơ chế đặc thù?

(CLO) Lãnh đạo UBND huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai vừa cho biết: Huyện đã chỉ đạo các phòng chuyên môn xem xét, tham mưu hình thức xử lý liên quan đến quán cà phê “mọc” giữa ruộng như báo Nhà báo và Công luận đã phản ánh.

Điều tra
Yêu cầu Trường Cao đẳng Y - Dược cộng đồng báo cáo việc thành lập 'Viện Đào tạo làm đẹp'

Yêu cầu Trường Cao đẳng Y - Dược cộng đồng báo cáo việc thành lập "Viện Đào tạo làm đẹp"

(CLO) Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đã có công văn yêu cầu Trường Cao đẳng Y - Dược cộng đồng báo cáo về việc thành lập, hoạt động của các viện trực thuộc sau thông tin phản ánh của báo Nhà báo và Công luận.

Điều tra
Những nhà thầu 'quen mặt' tại các gói thầu của Sở GTVT Cao Bằng

Những nhà thầu "quen mặt" tại các gói thầu của Sở GTVT Cao Bằng

(CLO) Công ty Cổ phần Quản lý đường bộ Cao Bằng, Công ty Cổ phần Xây dựng giao thông Thành Long là hai nhà thầu "quen mặt" thường xuyên trúng các gói thầu tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Cao Bằng, với tỷ lệ tiết kiệm ngân sách chỉ là "con số tượng trưng".

Điều tra