Quản trị doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần bộc lộ nhiều điểm yếu cơ bản

Thứ hai, 03/12/2018 17:07 PM - 0 Trả lời

(CLO) TS.Nguyễn Đại Lai, chuyên gia tài chính – ngân hàng cho rằng, vẫn còn rất tù mù cho các phương án tiền và hậu cổ phần hoá về tái cơ cấu, về công nghệ, thị trường; người lao động và đặc biệt là về kỹ nghệ quản trị doanh nghiệp cũng như sự được, mất của chúng ta sẽ ra sao sau cổ phần hoá “những quả đấm thép” này.

Báo Công luận
Năm 2018 có 181 doanh nghiệp phải thực hiện thoái vốn, nhưng đến nay mới chỉ có 31 đơn vị thoái vốn theo kế hoạch (Ảnh TL)

Theo kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì năm 2018 phải hoàn thành cổ phần hoá ít nhất 85 doanh nghiệp trong đó có 21 doanh nghiệp thuộc danh mục năm 2017 chuyển sang. Tuy nhiên, đến ngày 18/11/2018 mới cổ phần hoá được 12 doanh nghiệp, khả năng không đạt được theo kế hoạch là đã rõ. 

 Tương tự, năm 2018 có 181 doanh nghiệp phải thực hiện thoái vốn, nhưng đến nay mới chỉ có 31 đơn vị thoái vốn theo kế hoạch. 

 Tại diễn đàn "Quản trị sự thay đổi và tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hoá" vừa được tổ chức mới đây, nhiều ý kiến cho rằng, tốc độ cổ phần hoá chậm dần, khó dần từ năm 2010 đến nay. Đặc biệt là ngày càng vướng phải những khó khăn mới do số doanh nghiệp nhà nước còn lại đều là những doanh nghiệp loại nhạy cảm, loại rất to, cỡ Tổng công ty, Tập đoàn, là các doanh nghiệp được đóng vai "chủ lực, chủ đạo" và từng được gọi là những "quả đấm thép" của Nhà nước.

 Đối với những doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá trước đây cơ bản chỉ là những doanh nghiệp nhà nước thuộc cấp tỉnh, thành phố hay cấp bộ, ngành và là những doanh nghiệp loại nhỏ, vừa hoặc các cửa hàng mậu dịch quốc doanh bán hàng phân phối đã hết thời tồn tại...

Tại diễn đàn, một vấn đề được đặt ra là hậu cổ phần hoá, các doanh nghiệp sẽ được quản trị thế nào để giải phóng được sức ỳ và phát triển nguồn lực?

 TS.Nguyễn Đại Lai – chuyên gia tài chính – ngân hàng cho rằng, vẫn còn rất tù mù cho các phương án tiền và hậu cổ phần hoá về tái cơ cấu, về công nghệ, thị trường; người lao động và đặc biệt là về kỹ nghệ quản trị doanh nghiệp cũng như sự được, mất của chúng ta sẽ ra sao sau cổ phần hoá những quả đấm thép này.

Báo Công luận
Khu vực kinh tế Nhà nước chỉ tạo ra không nhiều hơn 30% GDP bình quân 5 năm qua (Ảnh TL) 

Theo số liệu của Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số vốn của Nhà nước bằng tiền và giá trị tài sản quy ra tiền đang nằm tại các doanh nghiệp mà Nhà nước có sở hữu từ 50% đến 100% vốn điều lệ là 5,4 triệu tỷ đồng, lớn hơn 126% GDP 2015 (4,256 triệu tỷ). Trong khi khu vực kinh tế Nhà nước chỉ tạo ra không nhiều hơn 30% GDP bình quân 5 năm qua. 

Theo công bố chính thức của Tổng cục Thống kê, cơ cấu thành phần kinh tế làm ra GDP của Việt Nam năm 2015 là: Khu vực Nhà nước: 28,69%; Khu vực ngoài Nhà nước: 43,22%; Khu vực FDI: 18,07% Và thuế sản phẩm (trừ trợ cấp sản phẩm): 10,02%GDP. Cơ cấu này đến nay vẫn cơ bản không thay đổi đáng kể.

 Còn TS.Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính - ngân hàng, khẳng định: Kỹ năng quản trị doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần đang bộc lộ điểm yếu cơ bản. Hiện thế giới có hai cấp độ quản trị doanh nghiệp, một là không cần Ban kiểm soát và hai là có Ban kiểm soát nhưng kiểm soát độc lập, kiểm soát cả thành viên Hội đồng quản trị. Các doanh nghiệp tại Việt Nam áp dụng hình thức thứ 2 nhưng Ban kiểm soát thuộc Hội đồng quản trị và không có nhiều quyền hạn và yếu kém năng lực kiểm soát nên dường như là tàng hình trong các vấn đề của doanh nghiệp Nhà nước.

"Các quyết sách vẫn nằm trong tay cổ đông lớn. Thậm chí quyền lực tập trung vào một người là chủ tịch Hội đồng quản trị. Tuy nhiên, thế giới đã chứng minh rằng điều này là sai bởi vì tập trung quá nhiều quyền và việc làm vào một người sẽ bỏ quên tầm nhìn, chỉ tập trung vào sự vụ, sự việc", ông Lực nói.

 Nguyễn Mạnh

Tin khác

23% tài phiệt không nói cho người thừa kế biết mình giàu đến mức nào

23% tài phiệt không nói cho người thừa kế biết mình giàu đến mức nào

(CLO) Các gia đình giàu có toàn cầu quan tâm đến việc làm thế nào để chuẩn bị cho con cái quản lý tài sản của mình, nhưng rất ít người thực sự chuẩn bị cho việc đó.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, giá xăng có thể tăng trở lại

Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, giá xăng có thể tăng trở lại

(CLO) Ngày mai (2/5), tức sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, giá xăng trong nước có thể tăng nhẹ. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Châu Âu có thể áp thuế lên tới 55% để hạn chế nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc

Châu Âu có thể áp thuế lên tới 55% để hạn chế nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc

(CLO) Theo một phân tích mới của Rhodium Group, Liên minh châu Âu sẽ cần đánh thuế cao hơn dự kiến, lên tới 55% đối với xe điện của Trung Quốc để hạn chế nhập khẩu vào khối.

Thị trường - Doanh nghiệp
TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

(NB&CL) Trao đổi với Báo Nhà báo & Công luận, TS. Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Việt Nam cho rằng: Sau mỗi cuộc khủng hoảng, doanh nghiệp (DN) Việt Nam lại mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn. Nhưng việc hơn 200 nghìn DN rời thị trường cho thấy yêu cầu cấp bách phải nâng cao năng lực nội sinh và bài học về quản trị rủi ro và xây dựng chiến lược để DN có sức chống chọi cao hơn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

(CLO) Đầu tuần này, cơ quan quản lý năng lượng của Trung Quốc dự kiến phụ tải điện tối đa trong mùa hè sẽ tăng hơn 100 triệu kilowatt so với năm ngoái, đe dọa gây căng thẳng nguồn cung ở một số khu vực, đặc biệt là trong thời tiết khắc nghiệt.

Thị trường - Doanh nghiệp