Quảng Nam: Huyện Tây Giang phát triển mô hình liên kết trồng cây dược liệu

Thứ tư, 27/12/2023 20:56 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thực hiện Chương trình MTQG 1719, huyện Tây Giang phát triển mô hình trồng cây dược liệu với 2 loại cây chủ lực là đẳng sâm và ba kích, giúp cho nhiều hộ đồng bào DTTS xóa đói, giảm nghèo.

Tây Giang là huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, có hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), thu nhập của bà con chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với điều kiện thuận lợi về khí hậu, thổ nhưỡng, mô hình trồng cây dược liệu đã giúp cho nhiều hộ đồng bào DTTS xóa đói giảm nghèo và đang được huyện nhân rộng trên địa bàn.

Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), huyện Tây Giang đã phát triển mô hình trồng cây dược liệu với 2 loại cây chủ lực là đẳng sâm và ba kích.

quang nam huyen tay giang phat trien mo hinh lien ket trong cay duoc lieu hinh 1

Cây đẳng sâm được trồng tại xã Ch’Ơm, huyện Tây Giang. Ảnh: H.Liên

Đây là 2 loại cây phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, mở ra cơ hội giúp đồng bào DTTS không những có thu nhập ổn định, mà còn có thể làm giàu.

Theo đó, mô hình cây dược liệu liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm được huyện Tây Giang triển khai tại 2 xã Ga Ry và Ch’Ơm.

Theo đánh giá của đồng bào DTTS, đẳng sâm là loài cây dược liệu quen thuộc với đồng bào, dễ trồng, được chăm sóc, bón phân, làm cỏ... sau khoảng 2 năm bắt đầu cho thu hoạch.

Vì thế, riêng ở xã Ch’Ơm có 100% hộ dân tham gia trồng đẳng sâm với tổng diện tích hơn 200ha, trong đó thôn Achoong chiếm gần một nửa. Tham gia dự án, HTX Nông nghiệp dịch vụ xã Ch’Ơm hỗ trợ bao tiêu sản phẩm giúp hàng trăm hộ gia đình có thu nhập ổn định từ cây đẳng sâm khoảng 150 - 200 triệu đồng/năm.

Anh Alăng Lơi, thôn Achoong, xã Ch'Ơm cho biết, trước đây, gia đình anh từng trồng hơn 1ha đẳng sâm nhưng đến mùa thu hoạch vẫn chưa bán được vì giá quá thấp. Từ khi huyện Tây Giang triển khai "Mô hình cây dược liệu liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm" theo Chương trình MTQG 1719, không chỉ có nhà anh Lơi mà nhiều hộ trồng sâm ở xã Ch'Ơm đã được hỗ trợ bao tiêu sản phẩm.

Là một trong những người tiên phong trong trồng cây sâm ba kích ở xã Lăng, huyện Tây Giang, gia đình già làng Bhríu Pố mỗi năm khai thác khoảng 2.000 gốc và có thể mang lại nguồn thu nhập ổn định từ 120-170 triệu đồng.

Từ việc phát triển trồng hai loài dược liệu, huyện Tây Giang đã hình thành gần 10 mô hình HTX và 50 tổ hợp tác, giải quyết việc làm cho hơn 500 lao động thường xuyên và hàng nghìn lao động thời vụ. Từ một số sản phẩm tươi thô, giá trị kinh tế thấp, mục đích sử dụng không nhiều, thị trường tiêu thụ ít, các HTX dược liệu ở Tây Giang đã đưa củ đẳng sâm, ba kích, táo mèo thành nhiều loại thực phẩm, thuốc được sử dụng rộng rãi.

Trồng cây dược liệu và có đầu ra ổn định, giá cả hợp lý không chỉ là hướng đi giúp bà con xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống mà còn góp phần vào việc khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai ở vùng đất Tây Giang.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả bước đầu, kinh tế tập thể tại các khu vực miền núi Quảng Nam cũng như ở huyện Tây Giang vẫn còn nhiều khó khăn. Trong đó, khó khăn về vốn và thị trường tiêu thụ đang là điểm nghẽn. Cùng với đó, năng lực nội tại của nhiều HTX vẫn nặng tư duy kiểu cũ, chưa năng động với thị trường; cơ sở vật chất xuống cấp, công nghệ sản xuất lạc hậu…

quang nam huyen tay giang phat trien mo hinh lien ket trong cay duoc lieu hinh 2

Già làng Bhríu Pố - người tiên phong trồng cây ba kích ở Tây Giang, Quảng Nam. Ảnh: Lưu Hương

Để từng bước tháo gỡ những khó khăn này, HĐND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Nghị quyết số 25/2021/NQ-HĐND về một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, HTX tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 - 2025.

Tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu đến năm 2030, toàn tỉnh thành lập mới khoảng từ 450 - 600 tổ hợp tác, 300 - 400 HTX, 7 liên hiệp HTX. Đảm bảo khoảng 60-70% tổ chức kinh tế tập thể hoạt động đạt loại khá, tốt; trong đó có khoảng 50% tham gia sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị. Khoảng 30% HTX ứng dụng công nghệ cao, thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, sản xuất, kinh doanh…

K.Ngọc

Bình Luận

Tin khác

Dự báo thời tiết 18/5/2024: Cả nước trời nắng nóng

Dự báo thời tiết 18/5/2024: Cả nước trời nắng nóng

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 18/5/2024, Nam Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng trên 35 độ C.

Đời sống
Huyện Thanh Trì (Hà Nội): Xuất hiện dự án xây dựng có dấu hiệu trái phép trên đất nông nghiệp

Huyện Thanh Trì (Hà Nội): Xuất hiện dự án xây dựng có dấu hiệu trái phép trên đất nông nghiệp

(CLO) Mặc dù chưa được cấp phép, tuy nhiên ông Chử Mạnh Hoàng tại thôn Tranh Khúc, xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì vẫn ngang nhiên tự ý chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp do UBND xã Duyên Hà quản lý sang đất phi nông nghiệp khiến dư luận bức xúc.

Đời sống
35 phóng viên, biên tập viên tham gia khoá bồi dưỡng “Kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương”

35 phóng viên, biên tập viên tham gia khoá bồi dưỡng “Kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương”

(CLO) Ngày 17/5, tại Hà Hội, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức khóa bồi dưỡng "Kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương" cho 35 học viên là phóng viên, biên tập viên của các cơ quan báo chí.

Đời sống
Giải pháp nào tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt?

Giải pháp nào tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt?

(CLO) Sáng ngày 17/5/2024, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam và Tạp chí Môi trường và Cuộc sống với sự đồng hành của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khó khăn, vướng mắc trong thực hiện phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt”.

Đời sống
Thanh Hóa: Xác định đối tượng phá 2,61 ha rừng, yêu cầu khắc phục hơn 1,2 tỷ đồng

Thanh Hóa: Xác định đối tượng phá 2,61 ha rừng, yêu cầu khắc phục hơn 1,2 tỷ đồng

(CLO) Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức có hành vi phá 2,61 ha rừng trái pháp luật xảy ra trên địa bàn phường Hải Thượng, thị xã Nghi Sơn.

Đời sống