Quảng Ninh: Chính quyền điện tử góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh

Thứ sáu, 11/01/2019 13:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Nhằm hướng tới nền hành chính phục vụ, hiện đại, minh bạch và hiệu quả, Đề án xây dựng Chính quyền điện tử (CQĐT) của tỉnh Quảng Ninh qua hơn 5 năm thực hiện đã góp phần đưa Quảng Ninh vượt qua nhiều thang bậc, vươn lên đứng đầu toàn quốc về chỉ số năng lực cạnh tranh CPI năm 2017.

5 năm - những thành tựu đáng mừng

Sau hơn 5 năm thực hiện Đề án xây dựng CQĐT, Quảng Ninh đã hoàn thành giai đoạn 1 (từ năm 2012 – 2016) và đang tiếp tục triển khai giai đoạn 2 (2017 – 2020).

Về cơ sở hạ tầng CNTT Quảng Ninh đã xây dựng được 2 trung tâm tích hợp dữ liệu; 14/14 trung tâm hành chính công cấp huyện, 186/186 bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã; 231 điểm cầu hội nghị truyền hình từ cấp huyện đến cấp xã; hệ thống mạng diện rộng (WAN) đã kết nối UBND tỉnh với 43/43 sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn; 100% cơ quan nhà nước từ tỉnh đến huyện và đang triển khai đến cấp xã có mạng nội bộ (LAN) kết nối trực tiếp với Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh. Hiện Cổng thông tin điện tử tỉnh đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 cho người dân với trên 1.000 dịch vụ…

Về ứng dụng CNTT, việc trao đổi văn bản qua mạng đã được thực hiện ở tất cả các cấp trong hệ thống Đảng, chính quyền, mặt trận đoàn thể…, từ cấp xã tới cấp tỉnh.

Báo Công luận
Quảng Ninh vinh dự nhận giải thưởng do ASOCIO trao tặng năm 2018 tại Nhật Bản.
Ảnh: Báo Văn hóa điện tử

Tính đến hết tháng 10/2018, Quảng Ninh đã có trên 4.695.747 văn bản được trao đổi qua mạng giữa 609 đơn vị trong tỉnh (đứng đầu toàn quốc). Đứng thứ 2 là Hà Nội với trên 3,7 triệu văn bản trao đổi qua mạng giữa 148 đơn vị; đứng thứ 3 là TP.HCM với trên 3,5 triệu văn bản. Các trung tâm hành chính công cùng với bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại đi vào hoạt động đã tạo ra sự thay đổi tích cực trong công tác giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp. Việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT cùng với việc rà soát, đơn giản hóa các bước xử lý hồ sơ thủ tục hành chính trong các trung tâm và bộ phận một cửa đã nâng cao chất lượng phục vụ người dân, tổ chức, doanh nghiệp; cởi nút thắt trong thu hút đầu tư và phát triển đi lên.

Thống kê của Ban Quản lý điều hành dự án CQĐT tỉnh cho thấy, đến nay cải cách TTHC đã cắt giảm tới 40% thời gian giải quyết và giảm số lần phải đi lại tối thiểu 1
lần/giao dịch cho người dân; qua đó giúp giảm chi phí, tạo thuận tiện và phục vụ tốt nhu cầu giải quyết TTHC của người dân, doanh nghiệp đồng thời thể hiện sự công khai, minh bạch trong xử lý TTHC; góp phần nâng cao các chỉ số cạnh tranh của tỉnh.

Quảng Ninh đã trở thành một trong những đơn vị đi đầu cả nước về ứng dụng CNTT, dẫn đầu về tỷ lệ trao đổi văn bản điện tử và hoàn thành việc liên thông quản lý văn bản 4 cấp.

Trong 3 năm gần đây, liên tiếp giữ vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng Công nghệ thông tin – Truyền thông Việt Nam (ICT INDEX).

Năm 2017, xếp thứ nhất cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (CPI) và đứng đầu trong Bảng xếp hạng về chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX).

Năm 2018, Quảng Ninh nhận giải thưởng ASOCIO 2018 dành cho chính quyền số do Tổ chức Công nghiệp Điện toán châu Á - Châu Đại Dương (ASOCIO) trao thưởng tại Nhật Bản.

Đánh giá về thành công đó, tháng 5/2018, tại buổi về thăm và làm việc với FPT (đơn vị cung cấp giải pháp tổng thể CQĐT cho Quảng Ninh), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã nhấn mạnh mô hình ở Quảng Ninh sẽ là nền tảng để đánh giá xây dựng mô hình CQĐT quốc gia, đồng thời đề nghị FPT hỗ trợ tỉnh làm sâu rộng mô hình tại đây để trở thành mô hình thí điểm nhân rộng ra toàn quốc.

Vẫn còn thách thức

Để CQĐT vận hành thông suốt từ trên xuống dưới thì cả cán bộ, công chức, nhân viên điều hành hệ thống… và người dân đều phải có trình độ, hiểu biết nhất định về khai thác, sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin nói chung và các hệ thống thông tin thuộc Đề án xây dựng CQĐT nói riêng. Điều này đang là khó khăn lớn đối với cán bộ, công chức đặc biệt là các đơn vị cấp xã, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và đối với đông đảo người dân địa phương.

Bên cạnh đó, một số hệ thống như: thuế, tư pháp, quản lý doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội... sử dụng phần mềm riêng, chưa sẵn sàng tích hợp, liên thông với hệ thống Chính quyền điện tử. Hạ tầng kỹ thuật mới đáp ứng được mức căn bản, hệ thống mạng WAN mới được triển khai tại cấp huyện, cấp xã kết nối với Chính quyền điện tử thông qua mạng Internet nên chưa đảm bảo về tốc độ và bảo mật…

Đề án xây dựng CQĐT tỉnh giai đoạn 2017 - 2020 với mục tiêu nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, cải cách hành chính, triển khai mô hình thành phố thông minh sẽ phải giải quyết những tồn tại nêu trên. Trong đó sẽ tập trung các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm hành chính công thông qua việc thực hiện hiệu quả các ứng dụng CNTT trong giải quyết công việc, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao; kết hợp với việc xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp và thực hiện ủy quyền cao, tạo đột phá trong cải cách và chuyên nghiệp hóa hành chính.

Nguyễn Quân

baogiay

Tin khác

BIDV ưu đãi khách hàng sử dụng dịch vụ thu chi hộ trên nền tảng InfoPlus

BIDV ưu đãi khách hàng sử dụng dịch vụ thu chi hộ trên nền tảng InfoPlus

(CLO) Vừa qua, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã hợp tác với đối tác công nghệ InfoPlus để tích hợp toàn diện các dịch vụ thu chi hộ của ngân hàng trên nền tảng của đối tác thông qua kết nối Open API.

Tài chính - Bảo hiểm
Vietcombank tiếp tục là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam

Vietcombank tiếp tục là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam

(CLO) Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vinh dự tiếp tục được đánh giá là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2024, ghi nhận năm thứ hai liên tiếp Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR) bị huỷ niêm yết từ ngày 21/5

Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR) bị huỷ niêm yết từ ngày 21/5

(CLO) Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa ra quyết định huỷ bỏ niêm yết bắt buộc với cổ phiếu của CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR).

Tài chính - Bảo hiểm
Cắt giảm 5.000 nhân sự, nhưng chi phí nhân công của Thế Giới Di Động (MWG) vẫn tăng vì sao?

Cắt giảm 5.000 nhân sự, nhưng chi phí nhân công của Thế Giới Di Động (MWG) vẫn tăng vì sao?

(CLO) Trong quý 1/2024 Thế Giới Di Động cắt giảm thêm gần 5.000 người, nhưng tổng chi phí nhân sự của đơn vị vẫn gia tăng vì sao?

Tài chính - Bảo hiểm
3 cổ phiếu họ nhà Lilama bị huỷ niêm yết bắt buộc

3 cổ phiếu họ nhà Lilama bị huỷ niêm yết bắt buộc

(CLO) 3 mã cổ phiếu ngành xây dựng, bất động sản thuộc ‘họ’ Lilama chuẩn bị bị huỷ niêm yết bắt buộc.

Tài chính - Bảo hiểm