Quảng Ninh: Đẩy mạnh công tác bảo vệ và phát triển rừng

Thứ năm, 31/10/2019 08:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, công tác quản lý bảo vệ rừng của tỉnh trong thời gian qua đã được tăng cường và ghi nhận nhiều kết quả quan trọng.

Theo đó, trong thời gian qua, một số thành tựu đáng lưu ý trong công tác quản lý bảo vệ rừng như các diện tích rừng và đất lâm nghiệp hầu hết đã được giao, cho thuê đến các chủ quản lý cụ thể để tổ chức quản lý, bảo vệ và sản xuất kinh doanh rừng.

Độ che phủ rừng toàn tỉnh Quảng Ninh tăng từ 48,9 % (năm 2012) lên 54,6 % (năm 2018). Ảnh: Nguyễn Quân.

Độ che phủ rừng toàn tỉnh Quảng Ninh tăng từ 48,9 % (năm 2012) lên 54,6 % (năm 2018). Ảnh: Nguyễn Quân.

Diện tích rừng được trồng mới tăng dần qua các năm, nâng độ che phủ rừng toàn tỉnh từ 48,9 % năm 2012 lên 54,6 % vào năm 2018 góp phần bảo vệ môi trường, điều tiết dòng chảy từ khu vực rừng đầu nguồn đến các hồ đập, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và các thành phần kinh tế cùng tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đời sống nhân dân được cải thiện, từng bước ổn định và nâng cao, đảm bảo an sinh xã hội, việc làm cho đồng bào miền núi, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, vùng biên giới.

Đồng thời, tỉnh Quảng Ninh cũng đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lâm nghiệp nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, mỗi chủ rừng, người dân và toàn xã hội trong việc bảo vệ và phát triển rừng.

Ngoài ra, các giải pháp bảo vệ môi trường đã luôn được tỉnh Quảng Ninh quan tâm, chỉ đạo trong việc yêu cầu chủ dự án lựa chọn loại cây trồng rừng để cải tạo phục hồi môi trường là thông, phi lao và các loài cây bản địa, không trồng loài cây keo để đảm bảo tiêu chuẩn hình thành rừng phòng hộ sau khi kết thúc cải tạo phục hồi môi trường.

Đối với công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, đặc biệt vào 6 tháng mùa hanh khô hàng năm, UBND Tỉnh đã yêu cầu các sở, ngành, địa phương liên quan phải thường trực lực lượng phòng cháy chữa cháy 24/24 giờ để tuần tra, kiểm soát phát hiện kịp thời không để cháy lan trên diện rộng; tuyên truyền phát bản tin cảnh báo dự cháy rừng trên truyền hình khi có nguy cơ cháy rừng từ cấp 4 - cấp nguy hiểm trở lên.

Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản luôn được triển khai đồng bộ, kịp thời nhằm góp phần quan trọng trong việc ngăn chặn, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng. Song song với đó, công tác quản lý, bảo vệ và phát rừng ngập mặn của Tỉnh cũng có được sự chỉ đạo thống nhất, quyết liệt trong quản lý nhà nước về xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn. Tính đến năm 2019, trên địa bàn toàn tỉnh đã thực hiện trồng mới trên 4.000 ha rừng ngập mặn (chiếm 71,4% diện tích bãi bồi có khả năng trồng rừng). Trước đó, trong giai đoạn 2015 - 2019, tỉnh đã đầu tư trồng mới 1.603,9 ha rừng ngập mặn thông qua nhiều dự án khác nhau.

Đáng lưu ý, tính tới thời điểm hiện tại, tỉnh Quảng Ninh là địa phương đầu tiên trên cả nước lập và phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn Quảng Ninh giai đoạn 2006 - 2015 tại Quyết định số 2556/QĐ-UBND ngày 31/6/2006, trong đó đã có phân vùng và xác định mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn.

Đặc biệt, trong năm 2019, tỉnh Quảng Ninh đang triển khai thực hiện Dự án Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2019 – 2023.

Ngoài các chương trình, dự án đang triển khai thực hiện, tỉnh Quảng Ninh còn đang xây dựng và ban hành Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Sau khi Nghị quyết được ban hành kèm theo đề án được phê duyệt sẽ là dấu mốc quan trọng tạo bước chuyển biến căn bản trong nhận thức, hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền, hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội về vai trò quan trọng của rừng và đất lâm nghiệp.

Đồng thời, có thể góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị của từng loại rừng, tăng giá trị rừng sản xuất trên đơn vị diện tích; giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học; ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; phát triển bền vững du lịch sinh thái với rừng ngập mặn và các loại rừng khác...

Nguyễn Quân

Tin khác

Nắng nóng gay gắt, hàng nghìn lượt người đổ về Công viên nước Hồ Tây 'giải nhiệt'

Nắng nóng gay gắt, hàng nghìn lượt người đổ về Công viên nước Hồ Tây "giải nhiệt"

(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, thời tiết ở Hà Nội rất oi bức, nền nhiệt ngoài trời có lúc lên đến 40 độ C nên nhiều người dân đã đến Công viên nước Hồ Tây để "giải nhiệt" và vui chơi.

Đời sống
Xử phạt tài xế xe khách lạng lách trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Xử phạt tài xế xe khách lạng lách trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

(CLO) Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 2 đã xử lý tài xế xe Limousine có hành vi lạng lách trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng qua phản ánh của người dân.

Đời sống
Gần 4.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong ngày thứ 2 kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Gần 4.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong ngày thứ 2 kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Ngày thứ 2 kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Cảnh sát giao thông (CSGT) toàn quốc đã xử lý 14.515 trường hợp trong đó có 3.916 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Đời sống
Ninh Bình tạm cấm xe tại một số tuyến đường dịp lễ 30/4 và 1/5

Ninh Bình tạm cấm xe tại một số tuyến đường dịp lễ 30/4 và 1/5

(CLO) Để phục vụ công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho các sự kiện trong dịp lễ 30/4 - 1/5, Công an TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình sẽ phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các phương tiện di chuyển qua trung tâm thành phố Ninh Bình.

Đời sống
Miền Bắc: Chuẩn bị đón 7 ngày mưa giông, đề phòng mưa đá, giông lốc

Miền Bắc: Chuẩn bị đón 7 ngày mưa giông, đề phòng mưa đá, giông lốc

(CLO) Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo, từ chiều tối 30/4 - 7/5, miền Bắc có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có mưa to. Trong mưa giông cần đề phòng mưa đá, lốc xoáy.

Đời sống