Quảng Trị: Di tích chúa Nguyễn được công nhận di tích cấp Quốc gia

Thứ năm, 31/01/2019 07:39 AM - 0 Trả lời

(CLO) Di tích lịch sử chúa Nguyễn tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị vừa được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia nhân Kỷ niệm 460 năm ngày chúa Nguyễn Hoàng dựng nghiệp trên đất Triệu Phong (1558 - 2018).

Trao bằng công nhận Di tích Quốc gia đối với di tích lịch sử các địa điểm liên quan đến Dinh Chúa Nguyễn (1558 - 1626). Ảnh TL

Trao bằng công nhận Di tích Quốc gia đối với di tích lịch sử các địa điểm liên quan đến Dinh Chúa Nguyễn (1558 - 1626). Ảnh TL

Cách đây 460 năm, Nguyễn Hoàng được vua Lê cử vào trấn thủ xứ Thuận Hóa. Nguyễn Hoàng đã dừng chân, đóng doanh trại tại huyện Vũ Xương, phủ Triệu Phong (huyện Triệu Phong).

Trong 68 năm ở đất Triệu Phong, Nguyễn Hoàng đã 2 lần di dời dinh phủ. Năm 1613, Nguyễn Hoàng qua đời, chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên kế vị, đến năm 1626, chúa Nguyễn Phúc Nguyên chuyển dinh phủ vào vùng Phước Yên (nay thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế).

Trong quá trình đặt lỵ sở tại Triệu Phong, chúa Nguyễn cho xây dựng các dinh phủ. Các dinh phủ của chúa Nguyễn tại Ái Tử, Trà Bát (huyện Triệu Phong) có ý nghĩa lớn trong tiến trình phát triển của dân tộc.

Với ý nghĩa trên, vào ngày 20/6/2018, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia các địa điểm liên quan đến dinh chúa Nguyễn.

Đây là loại hình di tích lịch sử - khảo cổ, bao gồm 3 địa điểm dinh phủ của chúa Nguyễn Hoàng và chúa Nguyễn Phúc Nguyên gồm dinh Ái Tử, dinh Trà Bát và Dinh Cát cùng các địa điểm liên quan như: Miếu Trảo Trảo (thị trấn Ái Tử), Tàu Tượng, Mô Súng, Cồn Kho, Chợ Hôm, Cồn Tập (xã Triệu Ái), Gềnh Phủ Phước Châu, Bãi Trận (xã Triệu Giang).

Thừa ủy quyền của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị đã trao bằng công nhận Di tích Quốc gia đối với di tích lịch sử các địa điểm liên quan đến Dinh Chúa Nguyễn (1558 - 1626) xã Triệu Ái, xã Triệu Giang, thị trấn Ái Tử cho huyện Triệu Phong.

Bởi đây là lỵ sở đầu tiên, đánh dấu mốc quan trọng khai mở một triều đại mới - triều đại chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn – những người có công lao trong sự nghiệp mở mang bờ cõi dân tộc…

Trần Phong

Tin khác

Du khách thích thú khám phá 'thủy cung không nước' tại Hà Nội

Du khách thích thú khám phá 'thủy cung không nước' tại Hà Nội

(CLO) Thủy cung không nước - Waterless Aquarium (Trung tâm thương mại Aeon Mall Hà Đông, Hà Nội) ứng dụng công nghệ để mô phỏng sinh vật biển, mang đến cho du khách trải nghiệm thú vị về một thế giới đại dương đầy màu sắc.

Đời sống văn hóa
Thừa Thiên Huế: 4 ngày nghỉ lễ tổng doanh thu ngành du lịch ước đạt 170 tỷ đồng

Thừa Thiên Huế: 4 ngày nghỉ lễ tổng doanh thu ngành du lịch ước đạt 170 tỷ đồng

(CLO) Thừa Thiên Huế đón khoảng 110.000 khách du lịch đến địa phương, tổng lượng khách đã đặt phòng lưu trú ước đạt 58.000 lượt (trong đó có khoảng 43.000 khách nội địa và 15.000 khách quốc tế), tổng doanh thu ước đạt 170 tỷ đồng.

Đời sống văn hóa
Đặc sắc lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui của người Jrai

Đặc sắc lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui của người Jrai

(CLO) Nghi lễ cúng cầu mưa Yang Pơtao Apui diễn ra trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang, được phục dựng nguyên bản theo phong tục của người Jrai bản địa.

Đời sống văn hóa
A Huynh và hành trình chế tác cây đàn đá của người Ja Rai

A Huynh và hành trình chế tác cây đàn đá của người Ja Rai

(NB&CL) Dù không trải qua một trường lớp âm nhạc nào nhưng bằng tài năng thiên bẩm cùng với niềm đam mê cháy bỏng về các loại nhạc cụ cổ xưa của người Ja Rai, Nghệ nhân Ưu tú A Huynh ở Kon Tum đã kiên trì mày mò, tự nghiên cứu và chế tác thành công đàn đá, loại cụ kỳ lạ nhất của người Tây Nguyên, cũng là thứ nhạc cụ cổ xưa nhất của loài người.

Đời sống văn hóa
Du khách hào hứng trải nghiệm không gian phố đi bộ Tam Đảo

Du khách hào hứng trải nghiệm không gian phố đi bộ Tam Đảo

(CLO) Hàng nghìn khách du lịch hòa mình vào không gian phố đi bộ đầu tiên ở thị trấn Tam Đảo, tham dự các chương trình vui chơi giải trí, thưởng thức âm nhạc và ẩm thực đường phố...

Đời sống văn hóa