"Quốc hội cần sớm xây dựng cơ chế, quy trình cho đại biểu, tổ đại biểu muốn thực hiện quyền giám sát của mình"

Thứ tư, 21/07/2021 15:22 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng, giám sát xong báo cáo hậu giám sát rất ít, không biết sau giám sát địa phương, đơn vị thực hiện thế nào. Do đó, đại biểu kiến nghị Quốc hội cần sớm xây dựng cơ chế, quy trình cho đại biểu, tổ đại biểu muốn thực hiện quyền giám sát của mình.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2022.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2022.

Sáng 21/7, thảo luận tại hội trường về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2022, đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (đoàn TPHCM), cho rằng, trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, sẽ gây khó khăn cho công tác giám sát thời gian tới, đại biểu đề nghị có kịch bản cho việc giãn cách, đi lại.

"Nên bố trí nhân sự tham gia đoàn, lãnh đạo đoàn giám sát theo hướng danh sách mở, tức khi khu vực nào có dịch thì phân công đại diện đoàn giám sát ở khu vực đó thực hiện", đại biểu Trần Hoàng Ngân nêu ý kiến.

Về tài liệu giám sát, ông Trần Hoàng Ngân cho biết, thời gian qua, báo cáo các đơn vị gửi về phục vụ công tác giám sát chưa đảm bảo về chất lượng. Nếu khâu tiền giám sát có đầy đủ số liệu, được gửi sớm cho thành viên của đoàn giám sát; cộng với sự thẩm định, tư vấn của chuyên gia ở chuyên môn lĩnh vực, sẽ giúp đoàn có đủ cơ sở thực tiễn, khoa học, như vậy giám sát mới hiệu quả.

Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (đoàn TPHCM) phát biểu tại phiên thảo luận.

Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (đoàn TPHCM) phát biểu tại phiên thảo luận.

Về hậu giám sát, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng, giám sát xong báo cáo hậu giám sát rất ít; đại biểu đặt câu hỏi: Không biết sau giám sát địa phương, đơn vị thực hiện thế nào? Đại biểu kiến nghị Quốc hội cần sớm xây dựng cơ chế, quy trình cho đại biểu, tổ đại biểu muốn thực hiện quyền giám sát của mình.

Đồng tình với 4 chuyên đề Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra, đại biểu Ngân cho rằng, 2 chuyên đề đầu về tiết kiệm chống lãnh phí, quy hoạch rất cần thiết có thể đưa vào giám sát tối cao. 2 nội dung sau là về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo và sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có thể giám sát chuyên đề.

Tuy nhiên, ông Trần Hoàng Ngân nhấn mạnh, dịch bệnh bùng phát từ 2020, hiện vẫn khốc liệt, có thể và sẽ tiếp tục tái đi tái lại đến 2022. Vì vậy, ngoài vấn đề vaccine, vấn đề an sinh xã hội cũng rất quan trọng, đại biểu đề nghị cần giám sát gói hỗ trợ 62.000 tỷ và 26.000 tỷ đồng của năm nay.

Đại biểu Quốc hội Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị).

Đại biểu Quốc hội Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị).

Đại biểu Quốc hội Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị) thì cho rằng việc xây dựng Chương trình giám sát của Quốc hội đang “ăn đong” hàng năm. Ông Thắng phân tích: Việc xây dựng Chương trình giám sát của Quốc hội được xây dựng theo chuyên đề hàng năm. Với cách làm như vậy, Quốc hội sẽ chọn được những vấn đề cấp thiết, bức xúc mà thực tiễn đặt ra để giám sát. Tuy nhiên, cách làm này chỉ giải quyết những vấn đề ngắn hạn.

Ông Hoàng Đức Thắng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần chủ trì xây dựng Đề án đổi mới hoạt động giám sát của Quốc hội và thực hiện ngay ở năm đầu nhiệm kỳ. Đề án cần định hướng, xác định nội dung tổng quan cho cả nhiệm kỳ khóa XV.

Trên cơ sở đó, hàng năm, Quốc hội sẽ xem xét, lựa chọn, quyết định những nội dung chuyên đề giám sát cụ thể, có lộ trình, đảm bảo tầm nhìn toàn diện và căn bản hơn. Trong tình hình phát sinh đột xuất thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo với Quốc hội để điều chỉnh bổ sung nội dung giám sát phù hợp hơn.

Đại biểu Quốc hội Vũ Trọng Kim (đoàn Nam Định).

Đại biểu Quốc hội Vũ Trọng Kim (đoàn Nam Định).

Đại biểu Quốc hội Vũ Trọng Kim (đoàn Nam Định) thì đánh giá cao hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội. Ông Kim cho là rất cần thiết, tuy nhiên, các nội dung giám sát đều tuân theo pháp luật, giám sát thực hiện theo quyết định của Quốc hội nên cần phải “liệu cơm gắp mắm”.

Đại biểu nhấn mạnh, vấn đề tồn tại chưa quan tâm từ trước đến này là “hậu giám sát”. Đại biểu Kim đề nghị lần này hãy quan tâm khi lập chương trình, việc hậu giám sát giao cơ quan đơn vị nào, cá nhân nào thực hiện theo dõi báo cáo Quốc hội. Các địa phương, đối tượng được giám sát có kết quả gì, thực hiện ra làm sao, không như “lưỡi dao chặt xuống nước” không ăn thua gì cả.

Cũng theo đại biểu Vũ Trọng Kim, việc tổ chức giám sát công phu nhưng kết quả thực hiện kiến nghị thế nào thì phải hết sức lưu ý, kể cả kiến nghị với các ngành và Chính phủ, phải báo cáo kết quả đã thực hiện thế nào, hay trả lời kiến nghị không phù hợp cũng phải nói cho rõ. Chính phủ, các ngành phải có hành động cụ thể khi thực hiện hậu giám sát.

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã lựa chọn 04 chuyên đề trình Quốc hội xem xét, quyết định chọn 02 chuyên đề để giám sát tối cao, 02 chuyên đề còn lại sẽ giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức giám sát. Cụ thể như sau:

Chuyên đề 1: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 (dự kiến giao Ủy ban Tài chính, Ngân sách chủ trì tham mưu về nội dung).

Chuyên đề 2: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch được ban hành (dự kiến giao Ủy ban Kinh tế chủ trì tham mưu về nội dung).

Chuyên đề 3: Việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ ngày 01/7/2016 đến ngày 01/7/2021 (dự kiến giao Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ trì tham mưu về nội dung).

Chuyên đề 4: Việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021 (dự kiến giao Ủy ban Pháp luật chủ trì tham mưu về nội dung).

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Đại tướng Phan Văn Giang tri ân các đồng chí nguyên lãnh đạo Quân đội

Đại tướng Phan Văn Giang tri ân các đồng chí nguyên lãnh đạo Quân đội

(CLO) Đại tướng Phan Văn Giang mong muốn các đồng chí nguyên lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu tiếp tục quan tâm, theo dõi, có nhiều ý kiến đóng góp quý báu, tâm huyết để xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng vững mạnh.

Tin tức
Khánh thành Bia truyền thống lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định

Khánh thành Bia truyền thống lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định

(CLO) Công trình hoàn thành không chỉ là niềm vui, phấn khởi của cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang Thành phố Hồ Chí Minh vì đã hoàn thành tâm niệm, sự ấp ủ của các thế hệ đi trước mà còn là nơi để cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang Thành phố tự hào về quá khứ đấu tranh hào hùng.

Tin tức
Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tuyến Đường 1C: Biểu trưng để giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng

Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tuyến Đường 1C: Biểu trưng để giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tin tưởng rằng tỉnh Kiên Giang sẽ làm tốt trách nhiệm quản lý, bảo quản, giữ gìn và phát huy giá trị của Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tuyến Đường 1C, xem như đây là biểu trưng để giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Tin tức
Kiên Giang thực hiện 'sáu đẩy mạnh' để phát triển Phú Quốc

Kiên Giang thực hiện "sáu đẩy mạnh" để phát triển Phú Quốc

(CLO) Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu tỉnh Kiên Giang thực hiện "sáu đẩy mạnh" để phát triển Phú Quốc nhằm xây dựng thành phố Phú Quốc phát triển nhanh, bền vững, trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái chất lượng cao, du lịch biển đảo tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

Tin tức
Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng nếu để xảy ra cháy rừng diện rộng

Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng nếu để xảy ra cháy rừng diện rộng

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra cháy rừng trên diện rộng và gây thiệt hại lớn về rừng trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.

Tin tức