Quốc hội thảo luận sôi nổi liên quan đến sửa đổi, bổ sung Luật xử lý vi phạm hành chính

Thứ năm, 22/10/2020 14:27 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng nay (22/10), Quốc hội tiến hành thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính (VPHC). Nhiều đại biểu có nhiều ý kiến đưa ra nhằm bổ sung, đóng góp xây dựng Luật.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành phiên thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành phiên thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Tiếp theo trong chương trình Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, sáng nay (22/10), dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý VPHC.

Mở đầu phiên thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đã trình bày Báo cáo tóm tắt Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý VPHC trước Quốc hội.

Theo đánh giá, phiên thảo luận sáng nay về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý VPHC diễn ra hết sức sôi nổi. Đã có nhiều ý kiến của các đại biểu được đưa ra nhằm bổ sung, đóng góp xây dựng Luật một cách thiết thực, hiệu quả.

Sửa đổi, bổ sung một số điều trong Luật để phù hợp với thực tiễn

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật liên quan đến việc lập biên bản vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung Điều 58; thuộc khoản 28 Điều 1 dự thảo Luật), đại biểu Trần Đình Gia đề nghị tăng thời gian từ 3 ngày lên 5 ngày để tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính kể từ ngày nhận được kết quả giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm.

Lý giải về nội dung này, đại biểu Trần Đình Gia cho biết: "Sau khi nhận kết quả, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản cho cá nhân, tổ chức vi phạm; trong khi nhiều trường hợp không cư trú ở địa bàn xảy ra vi phạm nên cần có thêm thời gian cho việc gửi văn bản, thời gian đi lại".

Đại biểu Quốc hội Trần Đình Gia cho biết, cần sửa đổi, bổ sung một số điều trong Luật để phù hợp với thực tiễn.

Đại biểu Quốc hội Trần Đình Gia cho biết, cần sửa đổi, bổ sung một số điều trong Luật để phù hợp với thực tiễn.

Đại biểu Trần Đình Gia đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều trong Luật Xử lý vi phạm hành chính để phù hợp với thực tiễn như: bỏ điểm d, khoản 2, Điều 60 “Đối với tang vật là hàng giả thì giá của tang vật đó là giá thị trường của hàng hoá thật hoặc hàng hoá có cùng tính năng, kỹ thuật, công dụng tại thời điểm nơi phát hiện vi phạm hành chính” do các điểm a, b, c đã quy định thứ tự xác định giá; tại khoản 3, Điều 60 cần quy định thời gian xác định giá dài hơn.

Bên cạnh đó, cần xem xét sửa đổi khoản 1 Điều 81 quy định khi tiến hành tịch thu tang vật, phương tiện xử lý vi phạm hành chính phải lập biên bản theo biểu mẫu và phải có chữ ký của người có thẩm quyền tịch thu; quy định cụ thể đối với thời hạn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả theo khoản 1, Điều 85...

Đại biểu đề nghị xử phạt hành chính hành vi xúc phạm Đảng kỳ

Trong phiên thảo luận, liên quan đến quy định hiện hành về việc xử lý hành vi xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ, đại biểu Tô Văn Tám (đoàn Kon Tum) cho biết, hiện Bộ luật Hình sự đã có quy định về xử lý hành vi xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy. Nhưng đối với những hành vi xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy chưa tới mức độ phải xử lý hình sự thì hiện cũng chưa có quy định nào về xử phạt vi phạm hành chính.

Đại biểu Tô Văn Tám cũng cho biết, về hành vi xúc phạm Đảng kỳ, hiện nay, chúng ta cũng không có quy định xử lý hình sự, cũng như xử phạt vi phạm hành chính.

“Quốc kỳ, Đảng kỳ là biểu tượng thiêng liêng nhưng hiện còn trống quy định xử lý hành vi xúc phạm các biểu tượng này. Tôi đề nghị Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính bổ sung mức xử phạt đối với hành vi trên”, đại biểu Tô Văn Tám nhấn mạnh.

Đại biểu Bùi Quốc Phòng (đoàn Thái Bình).

Đại biểu Bùi Quốc Phòng (đoàn Thái Bình).

Đề nghị tước giấy phép lái xe vĩnh viễn đối với lái xe sử dụng ma tuý

Đây là đề nghị của đại biểu Bùi Quốc Phòng (đoàn Thái Bình). Theo đại biểu Phòng, thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông nhiều nhất với hậu quả nặng nề nhất hiện nay phần lớn là do lái xe sử dụng ma tuý.

“Để xử lý nghiêm minh, có tính răn đe và phòng ngừa hậu quả nghiêm trọng xảy ra đối với người sử dụng ma tuý khi điều khiển phương tiện giao thông, đề nghị ban soạn thảo bổ sung hình thức xử phạt tước vĩnh viễn quyền sử dụng giấy phép lái xe đối với hành vi vi phạm này,  Quy định như vậy cũng phù hợp với điều 14 của Hiến pháp năm 2013”, đại biểu Bùi Quốc Phòng nhấn mạnh.

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe ôtô trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ sẽ bị phạt tiền từ 30-40 triệu đồng. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều kiểm xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22-24 tháng.

Còn đối với xe môtô, xe gắn máy, phạt tiền từ 6-8 triệu đồng, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22-24 tháng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.

Đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy phát biểu đóng góp ý kiến.

Đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy phát biểu đóng góp ý kiến.

Đề xuất bổ sung một số trường hợp được xem xét tạm hoãn xử phạt hành chính

Đóng góp ý kiến vào việc xử phạt đối với đối tượng vi phạm hành chính chưa thành niên, đại biểu Ma Thị Thúy (đoàn Tuyên Quang) nêu quan điểm: Khoản 4 Điều 58 đề nghị Quốc hội xem xét trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản ghi vi phạm hành chính phải có thêm chữ ký của cha mẹ hoặc người giám hộ.

Đối với trường hợp không có cha mẹ hoặc người giám hộ thì phải có chứng kiến của chính quyền địa phương-là nơi phát hiện người có hành vi vi phạm hành chính.

Đại biểu Thúy cũng cho biết, về trường hợp người vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển trong thời hạn không quá 24 giờ làm việc kể từ khi lập biên bản. Bởi vì trên thực tế có một số trường hợp lập biên bản vi phạm hành chính vào cuối giờ làm việc của ngày cuối tuần hoặc các ngày nghỉ lễ, tết sẽ không đảm bảo thời gian chuyển biên bản theo quy định.

Đặc biệt, đại biểu Ma Thị Thúy còn đề xuất bổ sung một số trường hợp được xem xét tạm hoãn xử phạt hành chính như cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo, thất nghiệp hoặc không có thu nhập ổn định. Ví dụ như mức tiền xử lý vi phạm hành chính đối với lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng là khá cao nhưng đối tượng vi phạm lại thuộc diện trên.

Đại biểu Quốc hội Vương Ngọc Hà (đoàn Hà Giang) đề nghị làm rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương về việc xử lý vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức.

Đại biểu Quốc hội Vương Ngọc Hà (đoàn Hà Giang) đề nghị làm rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương về việc xử lý vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức.

Làm rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương về việc xử lý vi phạm hành chính 

Đại biểu Vương Ngọc Hà (đoàn Hà Giang), nêu ý kiến về việc xử lý vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức vi phạm ở cấp huyện này nhưng lại cư trú ở địa bàn khác và thuộc phạm vi ở một tỉnh miền núi, hải đảo, vùng xa xôi hẻo lánh, việc đi lại gặp khó khăn nên các cá nhân, tổ chức không có điều kiện chấp hành xử phạt tại nơi bị xử phạt. Do vậy, việc xử phạt được chuyển đến cơ quan xử phạt cùng cấp – nơi có cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để thực hiện thi hành xử phạt.

Tuy nhiên, theo đại biểu Vương Ngọc Hà, trên thực tế, đối với các tỉnh biên giới, lực lượng biên phòng đã xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh cư trú và đi lại theo Điều 17 của Nghị định 167. Tuy nhiên, người vi phạm hành chính không có điều kiện chấp hành vi phạm tại nơi xử phạt nên các đồn biên phòng đã gửi quyết định xử phạt đến Ủy ban Nhân dân cấp huyện – nơi cư trú của người vi phạm để đề nghị thi hành.

Dù vậy, hiệu quả thi hành chưa cao vì không quy định rõ trách nhiệm cho Ủy ban Nhân dân tại nơi đó nhưng đến nay cũng không có cách giải quyết nào khác. Bởi vì tại địa phương cư trú của cá nhân vi phạm không có cơ quan cùng cấp (tức là không có đồn biên phòng). Vì vậy, Ban soạn thảo dự thảo Luật cần bổ sung tại Khoản 2 Điều 71 của Luật hiện hành thay cụm từ “cơ quan cùng cấp” bằng từ “Ủy ban Nhân dân cấp huyện” để làm rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương.

Quốc Trần

Tin khác

Thủ tướng lập Tổ công tác đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM

Thủ tướng lập Tổ công tác đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải quyết định phân công Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà làm Tổ trưởng Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Tin tức
Đến 2030, quy mô kinh tế vùng trung du và miền núi phía Bắc đạt khoảng 2.100 nghìn tỷ đồng

Đến 2030, quy mô kinh tế vùng trung du và miền núi phía Bắc đạt khoảng 2.100 nghìn tỷ đồng

(CLO) Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phấn đấu trong kỳ quy hoạch đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn vùng (GRDP) bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt 8,5 - 9,0%/năm; quy mô kinh tế vùng đạt khoảng 2.100 nghìn tỷ đồng (giá hiện hành).

Tin tức
Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh được chọn xây dựng các trung tâm dịch vụ lớn

Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh được chọn xây dựng các trung tâm dịch vụ lớn

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đáng chú ý, Quy hoạch xác định hình thành các trung tâm dịch vụ lớn mang tầm khu vực và thế giới về thương mại, du lịch, tài chính, logistics ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.

Tin tức
Thực hiện cải cách tiền lương: Bảo đảm lương khởi điểm của công chức sẽ trên 5 triệu đồng

Thực hiện cải cách tiền lương: Bảo đảm lương khởi điểm của công chức sẽ trên 5 triệu đồng

(CLO) Theo ông Vũ Minh Đăng, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ cho biết, việc thực hiện cải cách tiền lương đảm bảo cán bộ, công chức có thu nhập thấp nhất cũng không thấp hơn 5 triệu đồng. Con số này sẽ phải xin ý kiến của Bộ Chính trị.

Tin tức
Điện mặt trời mái nhà: Khuyến khích tự sản, tự tiêu dùng tại chỗ, không kinh doanh và mua bán

Điện mặt trời mái nhà: Khuyến khích tự sản, tự tiêu dùng tại chỗ, không kinh doanh và mua bán

(CLO) Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, việc phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu tập trung vào tận dụng điện mặt trời mái nhà trên các công trình xây dựng, đồng thời khuyến khích phải tự sản, tự tiêu dùng tại chỗ chứ không phục vụ cho mục đích kinh doanh, mua bán điện.

Tin tức