Quỹ Bảo vệ Môi trường Hà Nội: Đề xuất tăng vốn điều lệ đáp ứng nhu cầu cho doanh nghiệp

Thứ sáu, 03/04/2015 12:35 PM - 0 Trả lời

Quỹ Bảo vệ Môi trường Hà Nội: Đề xuất tăng vốn điều lệ đáp ứng nhu cầu cho doanh nghiệp

Đồng hành với doanh nghiệp bảo vệ môi trường

Môi trường ngày càng trở thành “điểm nóng” trên toàn cầu. Thành phố Hà Nội đang phải đối mặt với nhiều thách thức về ô nhiễm liên quan đến nước thải, rác thải, bụi, khí thải… Mỗi doanh nghiệp đang phải gồng mình trong công cuộc chạy đua gìn giữ môi trường sống và làm việc. Thế nhưng hiện nay, theo thống kê, mỗi ngày trên địa bàn 29 quận, huyện của Thành phố Hà Nội phát sinh khoảng 5.500 đến 6.000 tấn rác thải cần được xử lý. Các làng nghề, trang trại chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ cũng đã và đang phát sinh nhu cầu cấp bách xử lý môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường. Một số khu công nghiệp và nhiều cụm công nghiệp chưa có trạm xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường. Hiện trạng môi trường nước và các sông, đặc biệt sông hồ nội thành đang bị ô nhiễm nghiêm trọng cần phải xử lý cấp bách. Đối với khu vực nông thôn, các huyện ngoại thành chưa có những nhà máy xử lý chất thải tập trung… trong khi lượng rác thải phát sinh hàng ngày là không nhỏ. Tất cả cho thấy cần có những biện pháp kịp thời, đồng bộ nhằm ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường Thành phố. Đây không những là thách thức lớn cho công tác quản lý mà còn đặt gánh nặng lớn lên vai các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải.

Báo Công luận
Dự án đầu tư mua sắm trang thiết bị lọc bụi thuộc dự án xây dựng Nhà máy Xi măng Nam Sơn đã tiếp cận được vốn vay ưu đãi từ Quỹ BVMT Hà Nội.

Là tổ chức tài chính trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, quỹ Bảo vệ Môi trường Hà Nội đã thực sự là nơi chia sẻ, cảm thông và cùng đồng hành với doanh nghiệp trong công cuộc “đánh bật” ô nhiễm nơi sản xuất, trả lại môi trường trong lành cho xã hội. Dưới góc độ này, trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay, được tiếp cận vay vốn với lãi suất ưu đãi từ Quỹ đã giúp doanh nghiệp phần nào giải được bài toán khó khăn về vốn đầu tư.

Trong những năm vừa qua, Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội đã hỗ trợ cho rất nhiều dự án giảm thiểu ô nhiễm môi trường, điển hình là các dự án: Cty cổ phần Thực phẩm Minh Dương, huyện Hoài Đức là một doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm đường glucose và mạch nha; Công ty luôn chú trọng vệ sinh an toàn thực phẩm và đặc biệt coi trọng công tác bảo vệ môi trường. Từ nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi, Doanh nghiệp đã có thêm nguồn lực đầu tư đồng bộ khu xử lý nước thải, thu gom nước sinh hoạt, chất thải rắn, hoàn thiện hơn nữa công tác bảo vệ môi trường, qua đó thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh ổn định. Cũng qua sự hỗ trợ của Quỹ, nhiều doanh nghiệp trong danh sách ô nhiễm nghiêm trọng có nguy cơ đóng cửa hoặc giải thể đã có cơ hội khắc phục ô nhiễm sản xuất bền vững hơn… Đặc biệt, Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội được xem như “cái phao tài chính” của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển xử lý chất thải trong tình hình kinh tế ngày một khó khăn, nhu cầu cần có thiết bị phù hợp, khu xử lý chất thải hiện đại càng cao…

Tăng vốn điều lệ đáp ứng nhu cầu cho doanh nghiệp

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và kinh tế trong nước gặp khó khăn, ảnh hưởng nhiều đến công tác triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô cũng như lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường. Công tác cho vay, tài trợ, hỗ trợ lãi suất vay vốn các Dự án về Bảo vệ môi trường chịu sự tác động rất lớn của quá trình suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, với những nỗ lực không ngừng, Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội vẫn tiếp tục đưa ra nhiều giải pháp khắc phục khó khăn, tìm kiếm và định hướng phát triển trong tương lai. Tính đến thời điểm 30/6/2013 Quỹ Bảo vệ Môi trường Hà Nội đã thực hiện hỗ trợ tài chính cho vay với lãi suất ưu đãi 32 dự án đồng thời tài trợ không hoàn lại 04 dự án và hỗ trợ lãi suất 01 dự án môi trường với tổng số tiền gần 150 tỷ đồng.

Ngoài ra, Quỹ đã thực hiện hiệu quả chương trình “Hạn chế sử dụng túi Nylon vì môi trường”; hoàn thành việc khảo sát, lập phương án thí điểm hạn chế ô nhiễm môi trường làng nghề nông thôn bằng chế phẩm sinh học tại xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai, xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai và một số làng nghề của huyện Hoài Đức để giảm thiểu ô nhiễm... Hầu hết các dự án đã được Quỹ hỗ trợ với hình thức cho vay ưu đãi tập trung chủ yếu cho các hoạt động góp phần bảo vệ môi trường như: Cty Cổ phần rau sạch Sông Hồng, HTX Thành Công, Đầu tư cải tạo nâng cao năng lực xử lý nước thải tại nhà máy Kỹ nghệ Thực phẩm của Cty Cổ phần Thực phẩm Minh Dương; Thu gom và xử lý chất thải trang trại của Cty Yên Bài; Đầu tư dây chuyền thiết bị cho nhà máy sản xuất gạch không nung block của Cty CP vật liệu xây dựng Toàn Cầu… Các dự án vay vốn với lãi suất ưu đãi hiện đang vận hành tốt, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần rất lớn trong công tác bảo vệ môi trường thành phố. Các đơn vị vay vốn đã trả nợ gốc và lãi đúng hạn, không phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu…

Trong 6 tháng đầu năm 2013, Quỹ đã nhận được 15 hồ sơ dự án ước tính số vốn cần thiết để chuẩn bị giải ngân cuối năm 2013 là 360 tỷ đồng. Kế hoạch sử dụng vốn giai đoạn năm 2014 – 2015 cũng tương đối lớn, Quỹ đang tiếp nhận các hồ sơ đăng kí đề xuất được vay vốn với lãi suất ưu đãi cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn Thành phố với tổng số tiền là 457 tỷ đồng. Để đáp tốt hơn ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Quỹ năm 2013 và những năm tiếp theo, Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội đang đề nghị UBND Thành phố Hà Nội tăng vốn điều lệ từ 300 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng.

Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Kim Thanh- Giám đốc Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội cho biết: Năm 2013, chúng tôi liên tục cố gắng phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi từ Quỹ, đồng thời vận động các doanh nghiệp, đơn vị tài trợ cho Quỹ để đáp ứng cho các dự án bảo vệ môi trường; mở rộng các hình thức, mô hình hoạt động đa dạng để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tiếp cận với nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội. Để hoạt động tốt hơn, góp phần vào nhiệm vụ bảo vệ môi trường Thủ đô, những năm tiếp theo nguồn vốn của Quỹ sẽ phải dồi dào hơn, vì thế việc đề xuất tăng vốn điều lệ là một trong những giải pháp “cứu cánh” trong giai đoạn các doanh nghiệp đều gặp khó khăn như hiện nay.

Chí Cảnh – Hà Vân





 

Tin khác

Xuất nhập khẩu Đông Dương (DDG) kinh doanh thua lỗ, lãi nhờ bán tài sản

Xuất nhập khẩu Đông Dương (DDG) kinh doanh thua lỗ, lãi nhờ bán tài sản

(CLO) Xuất nhập khẩu Đông Dương ghi nhận thua lỗ trong hoạt động kinh doanh nhưng vẫn báo lãi nhờ bán tài sản trong Quý 1/2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: 'Chính phủ đang rất quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công'

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: "Chính phủ đang rất quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công"

(CLO) Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa có một số chia sẻ về tình hình giải ngân vốn đầu tư công những tháng đầu năm 2024.

Kinh tế vĩ mô
Áp lực nợ vẫn bủa vây doanh nghiệp bất động sản

Áp lực nợ vẫn bủa vây doanh nghiệp bất động sản

(CLO) FiinRatings cho biết, áp lực trả nợ đối với nhóm các doanh nghiệp bất động sản trong năm 2024 và sau vẫn còn nặng nề.

Tài chính - Bảo hiểm
Quản lý rủi ro tuân thủ ngành Thuế đang đối mặt với nhiều bất cập

Quản lý rủi ro tuân thủ ngành Thuế đang đối mặt với nhiều bất cập

(CLO) Việc triển khai áp dụng quản lý rủi ro tuân thủ trong quản lý thuế của cơ quan thuế đang ở giai đoạn phát triển. Bởi vậy, quá trình áp dụng này còn gặp nhiều khó khăn, bất cập.

Tài chính - Bảo hiểm
Hai cổ đông liên quan lãnh đạo Thủy Điện Hương Sơn (GSM) sang tay 3 triệu cổ phiếu thấp hơn giá thị trường

Hai cổ đông liên quan lãnh đạo Thủy Điện Hương Sơn (GSM) sang tay 3 triệu cổ phiếu thấp hơn giá thị trường

(CLO) 2 cá nhân liên quan đến Ủy viên HĐQT của CTCP Thủy điện Hương Sơn (GSM) vừa giao dịch gần 3 triệu cổ phiếu với giá thấp hơn 14% so với thị trường.

Tài chính - Bảo hiểm