Quy hoạch tỉnh Hà Giang: Chú trọng việc tăng cường công tác giữ đất, giữ rừng, giữ dân

Chủ nhật, 18/02/2024 11:06 AM - 0 Trả lời

(CLO) Quy hoạch tỉnh Hà Giang đã cụ thể hóa chủ trương của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 11 về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chú trọng việc tăng cường công tác giữ đất, giữ rừng, giữ dân

Tại Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Hà Giang là một tỉnh miền núi, biên giới có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, là “phên dậu” của quốc gia trong việc bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ, phát triển rừng và an ninh nguồn nước.

Bên cạnh đó, tỉnh là cửa ngõ phía Bắc, kết nối thuận lợi với 2 tỉnh Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc; có tiềm năng du lịch phong phú, nhất là du lịch trải nghiệm, sinh thái, nghỉ dưỡng; có nhiều danh lam, thắng cảnh, di tích, lễ hội truyền thống và địa danh lịch sử.Tuy nhiên, Hà Giang cũng có không ít khó khăn, thách thức như: Địa hình đồi núi, hiểm trở, chia cắt, cách xa các trung tâm kinh tế lớn của đất nước, không gian phát triển hạn chế; Nền kinh tế nhỏ, cơ cấu kinh tế nông nghiệp là chủ đạo, nguồn nhân lực trình độ, năng suất lao động thấp;

quy hoach tinh ha giang chu trong viec tang cuong cong tac giu dat giu rung giu dan hinh 1

Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (Ảnh: MPI)

Đồng thời, hạ tầng giao thông của tỉnh rất khó khăn; Nhiều lĩnh vực như kinh tế biên mậu, du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thiếu bền vững.

Xác định được tầm quan trọng của quy hoạch trong phát triển kinh tế - xã hội, Hà Giang đã tập trung xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hà Giang.

Theo đó, Quy hoạch tỉnh Hà Giang đã thể hiện được tư tưởng đổi mới, với tư duy, tầm nhìn chiến lược và đầy khát vọng hướng tới sự phát triển toàn diện, bền vững.

Hai là, Quy hoạch tỉnh Hà Giang với mục tiêu phát triển hướng tới xanh, bản sắc, bền vững và toàn diện; tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn 2021-2030 đạt trên 8%.

Ba là, Quy hoạch tỉnh Hà Giang đã cụ thể hóa chủ trương của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 11 về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó chú trọng việc tăng cường công tác giữ đất, giữ rừng, giữ dân; củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại; góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.

Bốn là, Quy hoạch tỉnh Hà Giang đã thể hiện sự bứt phá, có tác động lan tỏa đối với tăng trưởng kinh tế của tỉnh, tạo ra tiềm năng mới, không gian mới, động lực mới và các giá trị mới, cụ thể:

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, quy hoạch tỉnh Hà Giang thể hiện rõ định hướng phát triển về kinh tế cửa khẩu, thương mại biên giới, đáp ứng xu hướng mở cửa và hội nhập quốc tế, đầu mối trung chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa, giao lưu phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch và văn hóa.

“Điều này có ý nghĩa không chỉ giúp Hà Giang bứt phá, phát triển mà Hà Giang còn có sứ mệnh kết nối cho các địa phương trong vùng cũng như các địa phương trong cả nước cùng phát triển”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Hà Giang cần chủ động nghiên cứu, xây dựng hoàn thiện cơ chế chính sách đột phá

Ông Nguyễn Chí Dũng cho rằng, quy hoạch tỉnh Hà Giang đã được phê duyệt nhưng chặng đường trước mắt để triển khai thực hiện quy hoạch là vô cùng quan trọng và còn nhiều thách thức, khó khăn; đồng thời đây cũng chính là cơ hội quý để mở đường cho Hà Giang phát triển. Vì vậy, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị một số vấn đề quan trọng.

Trước hết, tỉnh Hà Giang cần bám sát các chỉ đạo, điều hành của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhằm triển khai thực hiện kịp thời, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của tỉnh về phát triển trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh.

quy hoach tinh ha giang chu trong viec tang cuong cong tac giu dat giu rung giu dan hinh 2

Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: MPI)

Tăng cường hợp tác, liên kết phát triển kinh tế với các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc và vùng Đồng bằng sông Hồng.

Thứ hai, vấn đề quan trọng là phải huy động tốt các nguồn lực để thực hiện. Tỉnh phải tranh thủ tối đa sự hỗ trợ nguồn lực của Trung ương, kết hợp với sự huy động các nguồn lực từ nội sinh; đồng thời tăng cường huy động các nguồn lực từ bên ngoài, từ các tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp và người dân thông qua việc quảng bá, xúc tiến và thu hút đầu tư để thực hiện quy hoạch.

Thứ ba, trong quá trình triển khai cần đặc biệt chú ý đến việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực, các tài nguyên, nhất là đất đai.

Hà Giang cần chủ động nghiên cứu, xây dựng hoàn thiện cơ chế chính sách đột phá; xác định có trọng tâm, trọng điểm và ưu tiên đầu tư các công trình có tính chất chiến lược, các dự án động lực, có tính lan tỏa lớn và có tác động trực tiếp đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội như:

Các dự án tạo không gian phát triển mới và những động lực, năng lực mới, thúc đẩy sự phát triển của tỉnh theo hướng văn minh, hiện đại và bền vững; trước hết tập trung đẩy nhanh tiến độ dự án đường bộ cao tốc giai đoạn 1 từ Tuyên Quang – Tân Quang (Bắc Quang); đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép tỉnh được nghiên cứu chuẩn bị dự án giai đoạn 2 từ Tân Quang – TP Hà Giang và cửa khẩu quốc tế Thanh Thuỷ.

Thứ tư, khẩn trương xây dựng Kế hoạch thực hiện quy hoạch, xác định nội dung trọng tâm, tiến độ và nguồn lực thực hiện các chương trình, dự án trong quy hoạch.

Rà soát, lập, điều chỉnh, triển khai các quy hoạch chi tiết, các quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành theo quy định, bảo đảm thống nhất, đồng bộ với Quy hoạch tỉnh.

Thứ năm, Hà Giang cần tập trung đào tạo phát triển nguồn nhân lực, thu hút nhân tài, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển.

Thứ sáu, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp tập trung cải cách hành chính; đổi mới tác phong lề lối làm việc, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính.

Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế, trong đó đặc biệt quan tâm thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển nhanh và bền vững.

Cuối cùng, ông Nguyễn Chí Dũng tin tưởng rằng, với tinh thần “Đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, đổi mới, phát triển” cùng với khát vọng vươn lên, tỉnh Hà Giang sẽ ngày càng phát triển, hoàn thành tốt các nhiệm vụ đã đề ra, hướng tới mục tiêu đến năm 2030, tỉnh Hà Giang phát triển xanh, bản sắc, bền vững và toàn diện; góp phần tạo nên cuộc sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Nhà đầu tư nước ngoài vẫn 'đổ tiền' vào thị trường bất động sản Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài vẫn "đổ tiền" vào thị trường bất động sản Việt Nam

(CLO) Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 tổng vốn đầu tư FDI, với hơn 1,73 tỷ USD, chiếm gần 18,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 78,2% so với cùng kỳ. 

Kinh tế vĩ mô
Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

(CLO) Bộ Công Thương vừa có Quyết định số 1003 Ban hành Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024.

Kinh tế vĩ mô
Không khuyến khích phát điện mặt trời mái nhà vào hệ thống điện quốc gia

Không khuyến khích phát điện mặt trời mái nhà vào hệ thống điện quốc gia

(CLO) Cục Điều tiết điện lực cho rằng, chỉ nên khuyến khích điện mặt trời mái nhà tự sản - tự tiêu, không nên khuyến khích (thậm chí nên hạn chế) phát loại điện này vào hệ thống.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

(NB&CL) Trái ngược với sự bi quan đối với nền kinh tế toàn cầu, các tổ chức nghiên cứu quốc tế lại lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

(NB&CL) Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2024, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng 5,66%, đây là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay. Nhiều chỉ số tăng trưởng kinh tế như công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu và thu hút vốn FDI đều ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô