Quý II/2017: Kinh tế phục hồi tích cực nhưng vẫn còn nhiều mối lo

Thứ ba, 11/07/2017 09:46 AM - 0 Trả lời

Theo Báo cáo kinh tế vĩ mô quý 2 của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), bước sang Quý 2, kinh tế Việt Nam đã có những dấu hiệu hồi phục tích cực với mức tăng trưởng 6,17%, cao hơn so với cùng kỳ năm trước 5,78%. Tính chung sáu tháng đầu năm, tăng trưởng kinh tế đạt 5,73%, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2016.

(CLO) Theo Báo cáo kinh tế vĩ mô quý 2 của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), bước sang Quý 2, kinh tế Việt Nam đã có những dấu hiệu hồi phục tích cực với mức tăng trưởng 6,17%, cao hơn so với cùng kỳ năm trước 5,78%. Tính chung sáu tháng đầu năm, tăng trưởng kinh tế đạt 5,73%, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2016. [caption id="attachment_172135" align="aligncenter" width="620"]Báo Công luận Việc tăng trưởng của khu vực sản xuất và hoạt động thương mại của Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động của một số ít các doanh nghiệp FDI lớn, trong khi số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tăng đáng kể cùng với sự suy giảm về quy mô lao động. Tất cả những dấu hiệu này cho thấy khu vực kinh tế trong nước đang trở nên khó khăn. (Ảnh minh hoa, nguồn internet)[/caption] Dịch vụ và nông nghiệp là hai động lực chính góp phần tăng trưởng kinh tế
Khu vực dịch vụ tăng trưởng ở mức 6,85% trong hai quý đầu năm, cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Đáng chú ý, lượng du khách quốc tế đến Việt Nam trong sáu tháng đầu năm đã tăng 30,2%, chủ yếu đến từ các nước Trung Quốc (tăng 56,7%), Nga (tăng 53,4%) và Hàn Quốc (tăng 43,9%). Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp cũng cho thấy rõ sự phục hồi sau một năm suy giảm do các yếu tố bất lợi bên ngoài. Tăng trưởng khu vực này trong nửa đầu năm đạt 2,65%, thậm chí cao hơn mức tăng 2,22% của năm 2015. Trong đó, ngành thủy sản tăng trưởng mạnh nhờ những thuận lợi về cả thời tiết và giá cả (tăng 5,08%). Nông nghiệp dù còn gặp nhiều khó khăn vẫn đạt mức tăng 2,01% trong nửa đầu năm 2017,
Trong khi đó, tăng trưởng khu vực công nghiệp và xây dựng tiếp tục suy giảm so với cùng kỳ hai năm trước đó (2015: 9,36%, 2016: 7,36%, 2017: 5,81%). Tuy nhiên, khác với Quý 1, suy giảm công nghiệp trong Quý 2 chỉ đến từ ngành khai khoáng (giảm 8,2%). Đánh giá về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR cho rằng khu vực công nghiệp giảm sâu trong Quý 1 chỉ mang tính thời vụ, không phản ánh xu hướng dài hạn của nền kinh tế.
Về lạm phát, lạm phát toàn phần của Việt Nam giảm sâu trong Quý 2, trái ngược với xu hướng gia tăng kể từ cuối năm 2015. Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng giảm nhanh xuống còn 4,30%, 3,19% và 2,54% trong ba tháng của quý này. Chỉ số giá tiêu dùng các nhóm hàng có sự thay đổi trái ngược nhau. Giá cả nhóm hàng thực phẩm giảm mạnh trong khi các giá hàng hóa dịch vụ công vẫn tiếp tục tăng. Sản xuất công nghiệp trong nước chưa cải thiện
Theo Báo cáo kinh tế vĩ mô quý 2 của VEPR, tình hình hoạt động, số lượng doanh nghiệp thành lập mới tiếp tục tăng trưởng ổn định về cả số lượng cũng như vốn đăng ký. Tuy nhiên, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động cũng tăng cao trong khi quy mô việc làm tạo ra lại có chiều hướng suy giảm.
Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tăng đáng kể (21,8%) lên mức 37.907 doanh nghiệp, cao hơn nhiều so với hai năm liền trước (2015: -5,8%, 2016: 15,0%). Thực trạng này cũng phần nào được phản ánh trên thị trường việc làm. Số việc làm tạo mới trong nửa đầu năm nay giảm 2,8%, xuống còn 627,3 nghìn người. Không chỉ suy giảm trong việc làm mới, số lượng lao động đang làm việc trong các ngành công nghiệp cũng giảm mạnh so với cùng kỳ các năm trước. Tăng trưởng số lượng lao động tại thời điểm 01/06/2017 chỉ đạt 3,5%, thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây (2015: 6,6%, 2016: 5,9%). Trong đó, lao động trong ngành khai khoáng giảm 0,5%, ngành sản xuất và phân phối điện giảm 0,6% và ngành chế biến chế tạo tăng 3,9%. Xét theo thành phần, tăng trưởng lao động giảm đáng kể trong cả khu vực nhà nước và ngoài nhà nước, lần lượt ở mức -0,9% và - 0,5% trong nửa đầu năm 2016, thấp nhất trong các năm trở lại đây.
"Thực tế này cho thấy tình hình sản xuất công nghiệp của khu vực kinh tế trong nước chưa thực sự được cải thiện", ông Thành nhận định. Gia tăng sự phụ thuộc vào FDI?
Theo ông Nguyễn Đức Thành, mặc dù đã có sự phục hồi trong Quý 2, các chỉ báo lại đang cho thấy kinh tế Việt Nam ngày càng trở nên phụ thuộc vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngôài tang nhanh cho thấy Việt Nam ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào sản lượng của khu vực có vốn FDI, đặc biệt một số công ty lớn như Samsung.
"Tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến chế tạo đạt thấp trong Quý 1/2017, thời điểm Samsung sụt giảm sản lượng, và hồi phục tích cực trong Quý 2, khi Samsung tích cực thúc đẩy sản xuất. Nếu như năm 2009, xuất khẩu của khu vực FDI chỉ chiếm 32,9% tổng xuất khẩu thì còn số này đã tăng lên 70,2% năm 2016 và 72,4% trong nửa đầu năm 2017", ông Thành dẫn chứng.
Với dòng FDI lớn, vốn đầu tư toàn xã hội khu vực này liên tục tăng ở mức cao trong những năm gần đây. Dù suy giảm trong nửa cuối năm 2017, dòng vốn từ khu vực FDI đã phục hồi đáng kể trong nửa đầu năm 2017. Trong khi đó, lượng lao động sử dụng tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trông lĩnh vực công nghiệp tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao. Ngược lại, số lao động sử dụng trong khu vực ngoài nhà nước thậm chí đã giảm tuyệt đối trông sáu tháng đầu năm 2017. "Những điều này cho thấy khu vực kinh tế trong nước đang ngày trở nên yếu thế so với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong bối cảnh quá trình hội nhập quốc tế đang được mở rộng", Viện trưởng VEPR đánh giá. Từ thực tế này, ông Thành cho rằng, Việt Nam cần xem xét lại cách thức tăng trưởng khi bối cảnh hội nhập đang thay đổi. Các tư duy ngắn hạn, mang tính đối phó, như nỗ lực tăng vốn, đẩy giải các ngân công trình công, tăng sản lượng khai thác dầu thô,… có thể không còn khả thi đồng thời xóa nhòa những quyết tâm cải cách.

Bảo Quyên

Tin khác

Phú Quốc: Tiềm năng tăng trưởng lớn từ bất động sản nhà ở sở hữu lâu dài

Phú Quốc: Tiềm năng tăng trưởng lớn từ bất động sản nhà ở sở hữu lâu dài

(CLO) Nền kinh tế Phú Quốc trong năm 2023 đã có những bứt phá ấn tượng. Tổng thu ngân sách toàn tỉnh Kiên Giang năm 2023 đạt 15.120 tỉ đồng, trong đó Phú Quốc đóng góp 51,7%, doanh thu từ du lịch Phú Quốc chiếm 85% toàn tỉnh. Trên đà tăng trưởng của kinh tế, thị trường bất động sản Phú Quốc có sự khởi sắc. Đáng chú ý, bất động sản đảo ngọc ghi nhận sức hút lớn của bất động sản nhà ở sở hữu lâu dài.

Thị trường - Doanh nghiệp
Fed giữ nguyên lãi suất, tỷ giá “lao dốc”

Fed giữ nguyên lãi suất, tỷ giá “lao dốc”

(CLO) Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC, cơ quan hoạch định chính sách của Fed) tuyên bố giữ nguyên lãi suất trong phạm vi 5,25 - 5,5% khi kết thúc cuộc họp ngày 1/5, đồng USD đã giảm mạnh. Trong nước, giá USD thị trường tự do “lao dốc”. 

Tài chính - Bảo hiểm
Vàng nhẫn đảo chiều đi lên, vàng SJC giảm giá sâu

Vàng nhẫn đảo chiều đi lên, vàng SJC giảm giá sâu

(CLO) Trong khi giá vàng nhẫn đảo chiều đi lên theo sức nóng của vàng thế giới, vàng SJC giảm giá sâu khi kỳ nghỉ lễ vừa kết thúc.

Tài chính - Bảo hiểm
Cơ Điện Lạnh (REE) lợi nhuận sụt giảm 48%, chậm trễ kế hoạch năm

Cơ Điện Lạnh (REE) lợi nhuận sụt giảm 48%, chậm trễ kế hoạch năm

(CLO) CTCP Cơ Điện Lạnh (Mã REE) công bố BCTC quý 1/2024 với lợi nhuận chỉ đạt 548,9 tỷ đồng, giảm 48% so với cùng kỳ.

Tài chính - Bảo hiểm
Saigontel (SGT) của Chủ tịch Đặng Thành Tâm lấy đâu tiền để đầu tư 7 dự án bất động sản công nghiệp?

Saigontel (SGT) của Chủ tịch Đặng Thành Tâm lấy đâu tiền để đầu tư 7 dự án bất động sản công nghiệp?

(CLO) Lượng tiền mặt ít ỏi, Saigontel (SGT) của Chủ tịch Đặng Thành Tâm đang phải ‘xoay sở’ nguồn vốn bằng phương án phát hành 75 triệu cổ phiếu để lấy tiền đầu tư 7 dự án bất động sản công nghiệp.

Tài chính - Bảo hiểm