Quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công để tránh "đầu năm đủng đỉnh, cuối năm gấp rút"

Thứ ba, 22/03/2022 07:54 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chuyên gia kinh tế cho rằng, giải ngân vốn đầu tư công là rất quan trọng, nhất là trong giai đoạn đất nước đang phục hồi sau đại dịch COVID-19. Do đó, các bộ ngành, địa phương cần thực hiện quyết liệt, nghiêm túc theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để tránh "đầu năm đủng đỉnh, cuối năm gấp rút".

Đẩy mạnh giải ngân là nhiệm vụ chính trị trọng tâm

Ngay từ đầu năm 2022, việc thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm, xác định là nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong các năm 2022 - 2023 của từng bộ, ngành, địa phương. Việc giải ngân tốt chính là "mắc xích" quan trọng để nhanh chóng phục hồi nền kinh tế, thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.

quyet liet giai ngan von dau tu cong de tranh dau nam dung dinh cuoi nam gap rut hinh 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra tiến độ hầm Núi Vung thuộc thành phần dự án cao tốc đoạn Cam Lâm-Vĩnh Hảo thuộc Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Đây là một địa điểm kiểm tra trong chuyến công tác xuyên Việt ngay sau Tết Nhâm Dần của Thủ tướng để thúc đẩy phát triển hạ tầng.

Để tránh tình trạng "đầu năm đủng đỉnh, cuối năm gấp rút", ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 126/CĐ-TTg (ngày 12/2/2022) về việc đôn đốc triển khai quyết liệt, hiệu quả chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

Trong Công điện, ngoài việc yêu cầu các bộ ngành, địa phương phải đặt mục tiêu đảm bảo hoàn thành giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2022, Thủ tướng nhấn mạnh, phải có chế tài xử lý nghiêm, kịp thời đối với các hành vi tham nhũng, tiêu cực, nhũng nhiễu, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.

Mới đây, tại Nghị quyết số 25/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2022 (ngày 7/3/2022), Chính phủ tiếp tục yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 2021 - 2025, vốn đầu tư thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia.

Chính phủ cũng nhấn mạnh đến yêu cầu phát huy vai trò của Tổ công tác đặc biệt về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư tại các bộ, ngành và địa phương và phấn đấu phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công và giải ngân các Chương trình mục tiêu quốc gia ngay trong tháng 3 năm 2022.

Phân giao gói đầu tư công phải đúng, trúng đối tượng

Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 2 tháng đầu năm 2022, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt 46.300 tỷ đồng, bằng 8,8% kế hoạch năm và tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, vốn đầu tư thực hiện do trung ương quản lý đạt 6.400 tỷ đồng, bằng 6,4% kế hoạch năm và tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư thực hiện do địa phương quản lý đạt 39.900 tỷ đồng, bằng 9,3% kế hoạch năm và tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước.

Từ kết quả nêu trên, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết: “Về cơ bản, tiến độ giải ngân 2 tháng đầu năm đã có dấu hiệu tích cực, khả quan, cho thấy các giải pháp các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đang triển khai theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là phù hợp, cần tiếp tục phát huy trong những tháng tới, phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch vốn được Quốc hội quyết định”.

quyet liet giai ngan von dau tu cong de tranh dau nam dung dinh cuoi nam gap rut hinh 2

Chuyên gia kinh tế cho rằng, với việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng sẽ góp phần làm cho hoạt động của nền kinh tế bật lên.

Trao đổi với phóng viên báo Nhà báo và Công luận, chuyên gia kinh tế, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh – Giảng viên cao cấp tại Học viện Tài chính cho biết, giải ngân vốn đầu tư công là rất quan trọng, nhất là hiện nay đất nước đang trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch COVID-19. “Bản thân giải ngân đầu tư công là chi một khoản chi rất lớn của Nhà nước, từ đó kích cầu tiêu dùng. Thực tế, với việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng sẽ góp phần làm cho hoạt động của nền kinh tế bật lên. Bởi các ngành nghề liên quan đến cung cấp máy móc, thiết bị, vật tư, trang thiết bị kĩ thuật.. phục vụ các dự án đầu tư công đều sẽ được chuyển động một cách mạnh mẽ”, ông Thịnh nói.

Cũng theo PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, giải ngân vốn đầu tư công nhanh chóng, kịp thời vào các dự án không những tạo ra công ăn việc làm, tạo ra các sản phẩm hàng hóa mà còn tạo ra thu nhập cho người dân, từ đó thúc đẩy tiêu dùng của xã hội, đẩy GPD tăng lên. “Tiêu dùng của xã hội có ý nghĩa rất lớn đối với tăng trưởng GDP”, ông Thịnh nhấn mạnh.

Liên quan đến việc giải ngân khoảng 113.000 tỷ đồng trong số 350.000 tỷ đồng đầu tư hạ tầng trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (theo Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình), PGS. TS Đinh Trọng Thịnh cho biết, việc phân giao số vốn như thế nào đối với từng địa phương, từng dự án, từng hạng mục và xem xét thực hiện ra sao cho tốt nhất là vấn đề rất quan trọng trong việc giải ngân số vốn này.

“Đây là một gói bên ngoài gói đầu tư công đã có, mà lại vừa xuất hiện từ đầu năm 2022 trở lại đây; Do đó, việc phân giao gói đầu tư công này cần thực hiện một cách nhanh nhất nhưng cũng phải đúng, trúng đối tượng. Cùng với đó, cũng phải đảm bảo khả năng thực hiện các dự án đó, không chồng chéo với các dự án theo kế hoạch năm. Đồng thời phải đảm bảo đầu vào, năng lực của từng bộ ngành, địa phương trong triển khai.”, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh cho biết.

Cũng theo chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh, việc phân giao vốn cho các dự án, chuẩn bị vốn đưa đến các dự án để nhanh chóng đưa các dự án vào đầu tư xây dựng là việc cần thúc đẩy mạnh mẽ, quyết liệt. Trong đó, người đứng đầu các bộ ngành, địa phương cần thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm trong việc này. “Hiện nay đã là tháng 3 rồi, nếu không làm nhanh, kéo dài thì sẽ chậm, hết thời gian, từ đó sẽ chậm nhịp phục hồi”, ông Thịnh nêu rõ.

Tại Nghị quyết số 25/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2022, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương tổng hợp danh mục nhiệm vụ, dự án và phương án bố trí vốn trong 02 năm 2022 - 2023 và từng năm 2022, 2023 của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo đề xuất của các bộ, cơ quan, địa phương, bảo đảm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong tháng 3 năm 2022.

Xây dựng phương án điều chỉnh linh hoạt nguồn vốn đầu tư công trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và nguồn vốn đầu tư công của Chương trình trong năm 2022 - 2023, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong tháng 3 năm 2022.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2024

Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2024

(CLO) Chính phủ đề xuất Quốc hội tiếp tục giảm thuế VAT trong 6 tháng cuối năm 2024. Nếu được thông qua, dự kiến cả năm 2024 giảm thu khoảng 47.488 tỉ đồng.

Tin tức
Xử lý trách nhiệm người đứng đầu thờ ơ, vô cảm trong xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo

Xử lý trách nhiệm người đứng đầu thờ ơ, vô cảm trong xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo

(CLO) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thiếu trách nhiệm, buông lỏng, thờ ơ, vô cảm trong xử lý đơn thư, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người dân.

Tin tức
Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

(CLO) Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.

Tin tức
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

(CLO) Tại Kỳ họp bất thường thứ 7, Quốc hội khóa XV đã miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026, phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh đối với ông Vương Đình Huệ.

Tin tức
Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo

Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo

CLO) Sáng 2/5, tại Hội nghị lần thứ 17, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố (khóa XVII), Trưởng ban Nội chính Thành ủy Nguyễn Quang Đức đã trình bày Dự thảo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Tin tức