(CLO) Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ: Từ 01/7/2022 thực hiện cải cách tiền lương, do đó, phải quyết tâm áp dụng cải cách tiền lương và cương quyết bỏ các cơ chế đặc thù. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ Tài chính và Hội đồng cải cách tiền lương tính toán kỹ lưỡng, bảo đảm hợp lý.
Theo đó, chiều nay 17/8, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 2, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến và biểu quyết thông qua Nghị quyết ban hành về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022.
Trình bày Tờ trình của Chính phủ về việc ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, đối với các cơ quan, đơn vị có cơ chế tài chính đặc thù, năm 2022, mức bố trí dự toán chi thường xuyên cho các cơ quan, đơn vị đang áp dụng cơ chế tài chính đặc thù căn cứ quy định về cơ chế tài chính, đánh giá tình hình thực hiện dự toán năm 2021 và yêu cầu tiết kiệm tối thiểu 15% chi thường xuyên
Về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi thường xuyên NSNN năm 2022 đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, tiêu chí phân bổ chính là dân số trung bình năm 2022 của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Phân vùng dân số: Căn cứ Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phân thành 04 vùng: vùng đặc biệt khó khăn, vùng khó khăn, vùng đô thị và vùng khác còn lại.
Định mức dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương (NSĐP) năm 2022 kế thừa quy định tại Nghị quyết số 266/2016/UBTVQH13 của UBTVQH, định mức phân bổ chi thường xuyên NSNN năm 2022 đối với các địa phương tiếp tục được xây dựng theo 13 lĩnh vực.
Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Nguyễn Phú Cường nêu rõ việc cần thiết phải xây dựng các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ chi thường xuyên NSNN mới để xác định tỷ lệ điều tiết giữa NSTW và NSĐP, xây dựng dự toán NSNN giai đoạn 2022-2025.
Đồng thời, qua thẩm tra, đề nghị chú trọng các mục tiêu, yêu cầu: Xây dựng định mức phân bổ chi thường xuyên phải phù hợp với khả năng cân đối NSNN năm 2022 và định hướng cả giai đoạn 2022-2025 theo Kế hoạch tài chính 5 năm (2021-2025). Bảo đảm cơ cấu lại chi NSNN giai đoạn 2022-2025 gắn với nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả. Tiêu chí, định mức phân bổ chi thường xuyên phải rõ ràng, đơn giản, dễ thực hiện; bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch; tăng cường trách nhiệm giải trình của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, theo quy định của Luật NSNN, thời kỳ ổn định ngân sách là "trùng với kỳ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm hoặc theo quyết định của Quốc hội", tuy nhiên đến nay mới xem xét đến vấn đề này là chậm. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề xuất 02 phương án đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội quyết định. Theo đó, phương án thứ nhất là xác định thời kỳ ổn định ngân sách từ 2022-2025 và phương án thứ hai là từ 2022-2026.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ từ 01/7/2022 thực hiện cải cách tiền lương, do đó, phải quyết tâm áp dụng cải cách tiền lương và cương quyết bỏ các cơ chế đặc thù. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ Tài chính và Hội đồng cải cách tiền lương tính toán kỹ lưỡng, bảo đảm hợp lý.
Về tiêu chí phân bổ đối với lĩnh vực chi quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể, Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ mặc dù Chính phủ trình phương án bỏ việc xây dựng định mức phân bổ theo biên chế, theo đó dự toán chi quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể đối với các Bộ, cơ quan trung ương tính theo hiệu quả đầu ra, tuy nhiên trong nội dung cụ thể lại không thấy thể hiện theo kết quả đầu ra. Chính phủ vẫn lấy mức chi thực tế của năm trước làm căn cứ. Cho biết việc dự toán chi theo hiệu quả đầu ra không phải nội dung dễ thực hiện, Chủ tịch Quốc hội đề nghị trước mắt tiếp tục lấy tiêu chí chính là biên chế sau khi xác định theo vị trí việc làm và có tiêu chí phụ điều chỉnh theo khối lượng công việc đặc thù, đột xuất theo từng thời kì như vậy sẽ bảo đảm kết hợp 1 phần với kết quả đầu ra.
Theo Chủ tịch Quốc hội, việc tiếp tục sử dụng tiêu chí dân số làm “tiêu chí chính” trong xây dựng định mức phân bổ NSNN đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là phù hợp, đồng thời nên có các chỉ tiêu bổ sung như về mật độ dân số, di dân tự do, dân cư vãng lai, lao động ngoại tỉnh để phù hợp với tình hình thực tiễn của các địa phương.
Về phân loại vùng, Chủ tịch Quốc hội đề nghị tính thêm các yếu tố miền núi, vùng cao bên cạnh 4 vùng làm căn cứ phân bổ ngân sách theo Nghị quyết số 88/2019/QH14, gồm: vùng đặc biệt khó khăn, vùng khó khăn, đô thị và vùng khác còn lại. Về việc tăng định mức chi cho một số địa phương như Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Chủ tịch Quốc hội cho biết thẩm quyền ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức là của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị xem xét thể hiện ngay trong Nghị quyết này để làm cơ sở để tính toán.
Đối với chi cho lĩnh vực y tế, Chủ tịch Quốc hội cho rằng việc Chính phủ có điều chỉnh tăng 1 lần so với năm 2017 là chưa thực sự phù hợp nhất là trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay cho thấy vai trò của y tế cơ sở và y tế dự phòng là rất quan trọng, nên cần có tính toán thêm.
Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, UBTVQH thống nhất ban hành Nghị quyết để ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên cho năm 2022. Về thời kỳ ổn định ngân sách, đề nghị Chính phủ làm tờ trình báo cáo Quốc hội xem xét quyết định tại Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khóa XV với phương án phù hợp là thời kỳ ổn định ngân sách mới từ 2022-2026.
Tại phiên họp, với 100% thành viên UBTVQH tham gia biểu quyết tán thành, UBTVQH đã biểu quyết thông qua về mặt nguyên tắc định hướng chung và giao Ủy ban Tài chính – Ngân sách chủ trì phối hợp với Ủy ban Pháp luật, các Ủy ban của Quốc hội và Bộ Tài chính rà soát thống nhất các nội dung, hoàn thiện Nghị quyết để gửi xin ý kiến UBTVQH, trình Chủ tịch Quốc hội ký ban hành.
(CLO) Sáng nay (11/10), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp tổ chức Lễ thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản liên tỉnh Đồng Tháp - An Giang – Cần Thơ năm 2024. Đã có khoảng 200.000 con cá giống các loại được thả xuống sông Tiền.
(CLO) Dù báo lãi lớn trong 6 tháng đầu năm 2024, dòng tiền kinh doanh của Phát triển Khu Công nghiệp Tín Nghĩa (TIP) vẫn âm 33 tỷ đồng, lãnh đạo công ty vừa từ nhiệm sau 23 năm gắn bó.
(CLO) Ngày 11/10, phát biểu chỉ đạo tại phiên họp chuyên đề tháng 10, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục phối hợp với các cơ quan hoàn thiện chi tiết nội dung chính sách hỗ trợ để trình HĐND xem xét, thông qua và triển khai trong thời gian sớm nhất tạo nguồn lực cho người dân, doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh.
(CLO) CTCP Tập đoàn Đầu tư I.P.A (Mã: IPA) vừa thực hiện việc mua lại trái phiếu đáo hạn tháng 12/2024. Chi phí tài chính trong Quý 2/2024 đội lên gấp 4 lần so với cùng kỳ.
(CLO) CTCP Dược Lâm Đồng - Ladophar (Mã: LDP) vừa bị Cục thuế tỉnh Lâm Đồng nhắc tên. Trong 6 năm kinh doanh gần nhất, LDP thua lỗ 5 năm. Lỗ lũy kế đã lên tới 59 tỷ đồng.
(CLO) 2 đối tượng bị truy nã về tội “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng và quản lý lâm sản” vừa bị Công an bắt giữ, sau 09 năm lẩn trốn tại Lào.
(CLO) Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hậu Giang đã phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 14 đối tượng trong vụ án đánh bạc và tổ chức đánh bạc xảy ra tại khu vực 4, phường V, TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
(CLO) Ngày 11/10, Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc (MSS) cảnh báo rằng các cơ quan gián điệp nước ngoài đã sử dụng các thiết bị cũ bỏ đi của các công ty Trung Quốc, bao gồm máy chủ và camera, để tiến hành các cuộc tấn công mạng và đánh cắp bí mật quốc gia của Trung Quốc.
(CLO) Ngày 11/10 tại Hà Nội, đã diễn ra lễ công bố Giải futsal sinh viên khu vực Hà Nội 2024. Theo đó, giải thể thao năm nay bắt đầu ra từ ngày 14/10 đến 22/10 tại Nhà tập luyện và thi đấu Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
(CLO) Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã có chuyến công du khắp châu Âu để thúc đẩy "kế hoạch chiến thắng" của mình và nêu chi tiết các đề xuất với các đồng minh châu Âu sau khi hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Joe Biden bị hủy bỏ vì cơn bão Milton.
(CLO) Sau 9 tháng đầu năm, TP HCM mới chỉ giải ngân được 1.085 tỷ đồng vốn vay ODA trên tổng số hơn 5.889 tỷ đồng được giao trong năm 2024, đạt 18,43% kế hoạch.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Australia quan tâm mở rộng hợp tác giáo dục đào tạo, hợp tác lao động và hợp tác thanh niên nhằm tạo những bứt phá mới cho quan hệ kinh tế ASEAN - Australia trong những năm tới, phù hợp với quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện ASEAN - Australia mới xác lập năm 2021.
(CLO) Bộ Công an đã thông báo quyết định về việc điều động Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm (SN 1975, quê quán tỉnh Hà Tĩnh) – Giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông đến nhận công tác và giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình.
(CLO) Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Khiển trách đối với ông Nguyễn Đình Tiến - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh này.
(CLO) Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nam Định khóa XX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 36 đánh giá kết quả công tác 9 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý IV/2024; công bố các quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ và thực hiện một số nội dung quan trọng khác.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính khuyến khích các doanh nghiệp Nhật Bản tăng cường đầu tư hơn nữa vào ASEAN, đề nghị Nhật Bản tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp ASEAN tham gia vào các chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Nhật Bản, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, xây dựng lực lượng lao động tay nghề cao.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị ASEAN và Australia hỗ trợ lẫn nhau thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững, thông qua mở rộng hợp tác, chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh, bảo vệ môi trường, giảm phát thải, ứng phó biến đổi khí hậu.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao vai trò quan trọng của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc trong giữ vững ổn định, hoà bình, hợp tác, phát triển trong khu vực, khẳng định sự phát triển thịnh vượng của ASEAN không thể thiếu sự kết nối, hợp tác và hỗ trợ của các đối tác +3 trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
(CLO) Ngày 10/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre phối hợp với Công an tỉnh Bến Tre tổ chức Hội thảo cung cấp thông tin và lấy ý kiến đóng góp đối với 3 dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo, dự kiến trình Quốc hội khóa XV tại Kỳ họp thứ 8.