Quyết tâm chen chân vào siêu thị ngoại, hàng Việt cần đột phá gì?

Thứ bảy, 12/05/2018 16:03 PM - 0 Trả lời

(CLO) Xuất khẩu trực tiếp vào hệ thống phân phối của nước ngoài là một hướng đi mới đưa hàng Việt từng bước vươn ra thị trường thế giới thông qua hệ thống siêu thị trên toàn cầu của các tập đoàn lớn. Tuy nhiên, hàng Việt gặp khá nhiều lực cản trong cuộc cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài trong các siêu thị ngoại.

Rất nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam háo hức, muốn xuất khẩu hàng hóa thông qua hệ thống kênh phân phối này. Tuy nhiên, sau khi tham gia, số lượng DN và sản phẩm có thể đi vào các kênh phân phối này khá khiêm tốn. 

Từ đầu những năm 2000, thị trường phân phối tại Việt Nam bắt đầu được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm; mở đầu là các nước châu Âu như Đức với Metro, Pháp với Tập đoàn Bourton. 

Từ đó, các DN Việt Nam bắt đầu tiếp cận trực tiếp để bán hàng vào các hệ thống phân phối của nước ngoài tại Việt Nam. Hiện nay rất nhiều tập đoàn, kênh phân phối lớn của thế giới đang hoạt động ở Việt Nam, điển hình như Metro, Segros (Đức); Lotte, Emart (Hàn Quốc); Aeon (Nhật Bản); Auchan, Carrefour (Pháp); Central Group (Thái Lan); Walmart, Target (Mỹ)…. 

Đây chính là những “cửa ngõ” rất tốt để hàng hóa Việt Nam thâm nhập, phân phối đi khắp thế giới. Tuy nhiên, một thực tế hiện hữu là các DN Việt có nhu cầu tham gia vào các kênh phân phối này chủ yếu là DN quy mô vừa và nhỏ. Trong khi muốn đáp ứng được các quy định nghiêm ngặt của họ thì đòi hỏi DN phải đầu tư lớn. DN nhỏ dù chịu chi đậm cũng không “giành” lại các DN lớn. Tại các siêu thị này, hàng hóa phải ra kệ riêng hoặc ra mặt tiền quầy kệ thì mới bán được hàng nhưng siêu thị dành hết vị trí ưu tiên cho DN lớn, doanh số cao. 

Nếu hàng hóa bị đẩy vào vị trí khuất thì khách hàng không để ý, không đạt chỉ tiêu doanh số và bị loại ra. Dù có nhiều kết quả khả quan trong hoạt động xuất khẩu trực tiếp hàng Việt vào hệ thống phân phối nước ngoài nhưng thực tế cho thấy muốn đưa hàng Việt tiếp cận các hệ thống phân phối nước ngoài đòi hỏi DN Việt phải thực hiện đồng bộ các giải pháp từ sản xuất đến phân phối, tiêu thụ. 

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, nhiều năm nay xuất khẩu trực tiếp qua hệ thống phân phối bán lẻ là hình thức xuất khẩu hiệu quả. Thời gian gần đây, Bộ Công Thương đã phối hợp với các nhà phân phối nước ngoài tổ chức các Tuần hàng Việt Nam để giới thiệu các sản phẩm Việt Nam đến các chuỗi phân phối trên thế giới. 

Báo Công luận
 Để hàng Việt thâm nhập vào các siêu thị nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung vào chất lượng và xây dựng niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm Việt. Ảnh Cẩm Tú

Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, rất nhiều DN Việt Nam muốn xuất khẩu thông qua kênh phân phối này. Tuy nhiên, nhiều DN sau khi tiếp cận đã phải tự rút lui do không đáp ứng được các điều kiện để phân phối trong các siêu thị, trung tâm mua sắm của các kênh phân phối lớn. 

Theo các doanh nghiệp trực tiếp cung ứng hàng cho siêu thị nước ngoài, trong mối quan hệ cung - cầu, nhà bán lẻ nắm đằng cán, DN cung ứng nắm đằng lưỡi. Nhà bán lẻ muốn quảng bá thương hiệu, thu hút khách nên cạnh tranh quyết liệt về giá, dịch vụ cộng thêm… và “siết” chiết khấu cao với DN, đẻ ra các hình thức thu khác để bù đắp chi phí. 

Bên cạnh đó, các nhà bán lẻ ngoại đều hướng tới lợi nhuận và gia tăng phân phối hàng hóa của họ về lâu dài. Nhiều doanh nghiệp khi đưa hàng hóa và các siêu thị nước ngoài đều cho biết các siêu thị trong nước áp dụng mức chiết khấu vẫn còn dễ thở, dưới 10% thì các siêu thị ngoại đòi chiết khấu cao ngất ngưởng, có khi lên đến 25% doanh thu. 

DN không đồng ý thì bị dọa cắt hợp đồng. Không những vậy, mỗi năm hệ thống này còn đòi tăng chiết khấu rất cao. Bản thân DN chị bị đòi tăng chiết khấu thêm 5% cho hợp đồng chuẩn bị ký năm 2016. Mức chiết khấu cao đến mức nhiều DN chấp nhận rút hàng về vì chiết khấu cao thì đội giá thành, không cạnh tranh được. 

Ngoài chiết khấu, DN còn phải chi thêm vài chục triệu đồng (nếu mở mã hàng mới) để đóng góp hỗ trợ các chương trình sinh nhật siêu thị, khuyến mãi giảm giá… của siêu thị. 

Không chỉ đau đầu vì chiết khấu khủng, thời gian gần đây, nhiều DN còn bị một số siêu thị “hành” tơi tả. Một số siêu thị ngoại đang trong giai đoạn mới chuyển giao sau mua bán, sáp nhập (M&A) hoặc chuẩn bị M&A, đang trong quá trình tái cơ cấu nên thiếu ổn định về nhân sự, chính sách… cả trong khâu bán lẫn khâu mua. Hậu quả là mỗi bộ phận làm một kiểu, DN đưa hàng vào bị “quần” tơi tả, hàng hóa không được chăm sóc nên doanh thu giảm. 

Các DN Việt Nam khi đưa hàng vào kênh phân phối nước ngoài cần gia tăng giá trị sản phẩm; nếu chỉ chú ý vào giá rẻ hoặc nhân công rẻ sẽ không mang lại lợi ích bền vững cho sản phẩm và DN. Để hàng Việt thâm nhập vào các siêu thị nước ngoài, các DN Việt Nam cần tập trung vào chất lượng và xây dựng niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm Việt. 

Ngoài ra, DN Việt Nam cần khảo sát xu hướng thị trường tiềm năng là như thế nào và cân nhắc có nên xây dựng thương hiệu riêng không hay chỉ đưa hàng hóa vào siêu thị. 

Một vấn đề quan trọng nữa khi đưa hàng vào hệ thống ngoại chính là chất lượng phải ổn định và bền vững, sau đó mới là giá cả. Thực tế cho thấy, sản phẩm Việt Nam mặc dù đã có thương hiệu lâu năm nhưng trong quá trình tiêu thụ vẫn còn nhiều hạn chế trong việc quảng bá, đảm bảo chất lượng. 

Các nhà cung cấp Việt Nam cần chú trọng đến chất lượng hàng hóa, bởi đây là yếu tố quan trọng nhất để có chỗ đứng trên thị trường, sau đó mới là giá cả. Riêng đối với các mặt hàng như lương thực, thực phẩm thì yếu tố VSATTP phải rất được coi trọng. 

Đồng thời, DN cần đầu tư nhiều hơn cho bao bì, mẫu mã, nhãn mác và dịch vụ sau bán hàng./.

Cẩm Tú

Tin khác

Lần thứ ba Ngân hàng Nhà nước huỷ đấu thầu vàng miếng SJC

Lần thứ ba Ngân hàng Nhà nước huỷ đấu thầu vàng miếng SJC

(CLO) Phiên đấu thầu vàng miếng SJC sáng nay (3/5) đã được Ngân hàng Nhà nước huỷ, do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu nhờ kinh tế Mỹ

OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu nhờ kinh tế Mỹ

(CLO) Nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng nhanh hơn dự kiến chỉ vài tháng trước nhờ hoạt động kinh tế kiên cường của Mỹ trong khi lạm phát đang hội tụ nhanh hơn dự kiến của các ngân hàng trung ương, theo OECD.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đấu thầu vàng SJC phiên thứ tư, giá tham chiếu để cọc cao chót vót

Đấu thầu vàng SJC phiên thứ tư, giá tham chiếu để cọc cao chót vót

(CLO) 9h sáng nay (3/5), Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng phiên thứ tư với 16.800 lượng vàng miếng SJC. Tuy nhiên, giá tham chiếu để cọc 82,9 triệu đồng/lượng, tương đương giá vàng giao dịch trên thị trường được đánh giá là quá cao. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhiều nông dân Trung Quốc trở thành triệu phú nhờ bán hàng livestream

Nhiều nông dân Trung Quốc trở thành triệu phú nhờ bán hàng livestream

(CLO) Năm 2023 có hơn 15 triệu người phát trực tiếp chuyên nghiệp ở Trung Quốc sản xuất nội dung từ giải trí đến rao bán các sản phẩm như son môi, đồ ăn, ôtô thậm chí là nhà đất. Hưởng lợi từ điều đó, nhiều nông dân đã giàu lên nhờ bán mặt hàng nông sản, nhưng vẫn còn nhiều người loay hoay trong “cuộc chiến” công nghệ số.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sản lượng dầu khí của Mỹ tăng khi thời tiết ấm lên

Sản lượng dầu khí của Mỹ tăng khi thời tiết ấm lên

(CLO) Sau mùa đông khắc nghiệt trong tháng 1 khiến sản lượng dầu và khí đốt giảm, các công ty khoan dầu của Mỹ đang lấy lại phong độ, với sản lượng trung bình hàng ngày trong tháng 2 đạt 600.000 thùng/ngày so với tháng 1, theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ.

Thị trường - Doanh nghiệp