Ra mắt Khu trải nghiệm cùng di sản tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Thứ bảy, 16/11/2019 09:29 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chiều 15/11, Trung tâm Hoạt động Văn hóa, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã cho mắt Khu trải nghiệm cùng di sản để phục vụ thực hiện “Chương trình giáo dục di sản theo phương pháp mới” tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội).

Sự kiện: di sản

“Khu trải nghiệm cùng di sản” là nơi diễn ra các hoạt động, trải nghiệm dành cho khách tham quan, nhất là các em học sinh có dịp tìm hiểu chuyên sâu về di sản. Không gian này được trang bị đầy điều kiện phù hợp cho các hoạt động giáo dục di sản: bàn, ghế cho các hoạt động của học sinh như vẽ, nặn... và các thiết bị hiện đại: máy tính, máy chiếu, máy tính bảng.. phục vụ cho các hoạt động chiếu phim, clip về Văn Miếu - Quốc Tử Giám, về lịch sử khoa cử Việt Nam. Tại đây cũng có các phương tiện để phục vụ việc trình chiếu, thuyết trình của khách tham quan.

Hiện vật do các em học sinh làm trưng bày tại khu trải nghiệm. Ảnh: tamnhin.net.vn

Hiện vật do các em học sinh làm trưng bày tại khu trải nghiệm. Ảnh: tamnhin.net.vn

“Chương trình giáo dục di sản theo phương pháp mới” đã được Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám triển khai từ năm 2016. Chương trình có nội dung định hướng cho học sinh hiểu về di sản và nhận thức được các giá trị đa dạng của Văn Miếu - Quốc Tử Giám, gắn kết lịch sử với đời sống đương đại bằng những phương pháp giáo dục mới, hiện đại. Học sinh đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám có thể học nhiều khía cạnh về lịch sử, truyền thống hiếu học, kiến trúc, mỹ thuật, phong tục tập quán.

Đến nay, Chương trình đã xây dựng được gần 20 chủ đề giáo dục theo lứa tuổi, cấp học, tích hợp với kiến thức trên lớp như: Mãnh hổ hạ sơn, Lớp học xưa, Khám phá kiến trúc cổ, Đánh giá môi trường di tích, Vinh quy bái tổ, Khám phá bia Tiến sĩ, Sách và mộc bản, Ơ kìa con nghê... Tham gia chương trình, học sinh được tham gia các hoạt động trải nghiệm mang tính chủ động, tích cực, sáng tạo. Sau khi tham quan, học sinh sẽ được hướng dẫn, sáng tạo ra những sản phẩm của mình thông qua kiến thức thu được từ tham quan di tích. Với việc ra mắt Khu trải nghiệm, khách tham quan nói chung, các em học sinh nói riêng có điều kiện tìm hiểu sâu hơn về các giá trị lịch sử, văn hoá, kiến trúc của Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

TS. Lê Thị Minh Lý, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát huy giá trị di sản văn hóa, một trong những chuyên gia tư vấn cho chương trình ngay từ những ngày đầu tiên xây dựng, cho biết: “UNESCO khuyến nghị các cơ quan di sản văn hóa phải trở thành nơi cung cấp các cơ hội học tập suốt đời cho công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ, tập trung vào ba trụ cột chính: kiến thức, kỹ năng và năng lực. Các chương trình giáo dục di sản văn hóa tạo ra các kênh kết nối giá trị, ý nghĩa và nội dung của di sản văn hóa với công chúng, thu hút sự quan tâm của họ”.

Các hoạt động giáo dục di sản theo phương pháp mới tại di tích chú trọng tăng cường các hoạt động trải nghiệm, tương tác. Học sinh được tham gia các hoạt động trải nghiệm mang tính chủ động, tích cực, sáng tạo thông qua một khung chương trình do cán bộ di tích thiết kế theo 3 bước: Trước tham quan là hoạt động do giáo viên tổ chức tại lớp học; Trong tham quan là hoạt động tại di tích; và Sau tham quan học sinh sẽ tự sáng tạo những sản phẩm của mình từ những kiến thức đã thu nhận được tại di tích.

Ra mắt cùng với Khu trải nghiệm cùng di sản là Phòng trưng bày các sản phẩm lưu niệm đặc trưng của Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám giới thiệu những quà lưu niệm được thiết kế công phu và chế tác bởi các nghệ nhân của các làng nghề của Thủ đô Hà Nội.

BV

Tin khác

Đại tá, nhà văn Nguyễn Khắc Nguyệt: Viết để trả nợ những người nằm xuống

Đại tá, nhà văn Nguyễn Khắc Nguyệt: Viết để trả nợ những người nằm xuống

(NB&CL) Ngày 30/4/1975, những chiếc xe tăng của quân giải phóng hùng dũng tiến vào Dinh Độc Lập, kết thúc thắng lợi chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Trong số những người chứng kiến thời khắc lịch sử đó, có người thanh niên trẻ 21 tuổi Nguyễn Khắc Nguyệt - chiến sĩ lái xe tăng số 380…

Đời sống văn hóa
“Đất nước trọn niềm vui”: Hạnh phúc vô biên ngày non sông anh hùng hoàn toàn giải phóng

“Đất nước trọn niềm vui”: Hạnh phúc vô biên ngày non sông anh hùng hoàn toàn giải phóng

(CLO) "Ta đi trong muôn ánh sao vàng, rừng cờ tung bay! Ta nghe như vang tiếng Bác Hồ dậy từ non sông... Ôi, hạnh phúc vô biên, hát nữa đi em những lời yêu thương!"- Cảm xúc dào dạt lên tới cao trào, bỗng bật ra giọng Hò Đồng Tháp của chị văn công Giải phóng năm nào, hình tượng tiêu biểu của con người miền Nam tôi vẫn hằng ấp ủ trong tim, cứ vút cao đưa tâm hồn tôi bay lên, say trong không gian của non sông anh hùng ngày hoàn toàn giải phóng!”.

Đời sống văn hóa
TP Điện Biên Phủ miễn phí tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa dịp 30/4 - 1/5

TP Điện Biên Phủ miễn phí tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa dịp 30/4 - 1/5

(CLO) TP Điện Biên Phủ miễn phí tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa tại các bảo tàng và điểm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Đời sống văn hóa
Ấn tượng chương trình nghệ thuật đặc biệt 'Bản hùng ca vang mãi'

Ấn tượng chương trình nghệ thuật đặc biệt 'Bản hùng ca vang mãi'

(CLO) Chương trình nghệ thuật “Bản hùng ca vang mãi” được dàn dựng công phu, hoành tráng, âm thanh, ánh sáng hiện đại, cùng những câu chuyện lay động cảm xúc khán giả...

Đời sống văn hóa
Khai mạc Lễ hội du lịch biển 'Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca'

Khai mạc Lễ hội du lịch biển "Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca"

(CLO) Tối 29/4, UBND huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đã tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024 với chủ đề “Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca”.

Đời sống văn hóa