Ra mắt Truyện ngắn "Của để dành"

Thứ bảy, 31/03/2018 21:05 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong khuôn khổ Hội sách Mùa Xuân, chiều nay 31/3, nữ nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ đã ra mắt tuyển tập truyện ngắn "Của để dành".

Tập truyện 450 trang, tập hợp gần 50 truyện ngắn, bao gồm những tác phẩm đã tạo nên dấu ấn của Nguyễn Thị Thu Huệ trong làng văn nước nhà với "Biển ấm", "Cát đợi", "Cầu thang", "Coi như không biết", "Tình yêu ơi, ở đâu", "Đêm dịu dàng", "Của để dành"...

Người ta đọc Nguyễn Thị Thu Huệ không như một tác giả của những truyện cụ thể nữa, mà đọc một giọng văn đặc biệt. Dù viết về những cảnh huống nghịch lý của đời sống hay những khát khao kiếm tìm cái gọi là hạnh phúc ở đời, các truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ đảm bảo một giọng sắc cạnh nhưng cũng trễ nải rất đàn bà. Người đọc gặp lại sự biến đổi của xã hội Việt Nam suốt hai thập niên qua những truyện ngắn đặc sắc trong tập sách này, và cũng ghi nhận một phong cách Nguyễn Thị Thu Huệ trong văn đàn Việt.

Báo Công luận
 

Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ khi xuất hiện vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, đã mau chóng chiếm được sự chú ý của công chúng. Điều này có nhiều nguyên nhân. Trước hết là không khí văn học thời kỳ Đổi mới kích thích các xu hướng sáng tác. Các câu chuyện riêng tư, nhìn sâu vào thân phận và những thay đổi tinh vi của tâm lý con người được tìm kiếm. Giọng của các nhân vật đa thanh, dòng ý thức, các câu văn bất thường, những thứ đã có lúc trở thành yêu cầu bắt buộc nếu như muốn là một tác giả được đón nhận. Thứ hai là sự thành công của một lứa tác giả nữ. Nhiều cây bút nữ cũng đóng góp sự cách tân trong nghệ thuật truyện ngắn giai đoạn này, làm thành hiện tượng truyền thông sôi động trên văn đàn lẫn ngoài xã hội. Thứ ba, các tác giả không còn giữ dáng vẻ mũ cao áo dài, ngay ngắn hoặc bị dấu vết công chức nữa. Họ trở thành con người xã hội, thành những người hoạt động ở nhiều lĩnh vực đa dạng. 

Báo Công luận
 

Nguyễn Thị Thu Huệ chính là một trong vài gương mặt văn chương ở trung tâm hội tụ các thành tố đó. Trong những truyện ngắn, Nguyễn Thị Thu Huệ gọi ra một không khí đô thị ngột ngạt vì sự biến động về không gian lẫn sự quẫy đạp của dục vọng. Các nhân vật phụ nữ thường có nhan sắc và ý thức mạnh về bản thân. Một mặt môi trường xã hội đổi mới tạo cơ hội cho tính nữ được giải phóng, được bộc lộ tự do hơn, nhưng mặt khác, Nguyễn Thị Thu Huệ cũng thấy khả năng hủy hoại tính nữ của môi trường ấy. Những nhát màu mạnh, những tông giọng riết róng, khiến cho các truyện trong tập Của để dành có cái vẻ của một sản phẩm đa phương tiện mới mẻ.

Báo Công luận
 

Điểm lại một con đường văn học của nhà văn, những câu chuyện trong "Của để dành" vẫn gắn với những vấn đề của xã hội Việt Nam thời Đổi mới và cả thập niên tiếp sau đó. Dưới con mắt của một người nữ, những truyện ngắn vẫn tập trung đối diện những băn khoăn, khắc khoải về thân phận của giới. Thực ra họ cần được giải phóng không chỉ về vai trò thiên chức mà chính về nội tâm và định kiến của chính họ về bản thân. "Của để dành" của chúng ta trong cuộc đời là gì, hay chính là câu hỏi muôn thuở về mục đích sống. Trên tất cả những vật chất phù du, những hạt mầm thiện vẫn được dành để gieo những mùa sau.

Với giọng văn sắc cạnh nhưng nữ tính về những cảnh huống nghịch lý của đời sống, những khát khao kiếm tìm hạnh phúc, khả năng nhìn sâu vào thân phận và những thay đổi tinh vi của tâm lý con người từ những câu chuyện rất riêng tư..., có thể coi "Của để dành" đã phần nào điểm lại con đường văn học của Nguyễn Thị Thu Huệ qua những tác phẩm tập trung đối diện những băn khoăn, khắc khoải về thân phận của giới, gieo những hạt mầm thiện trong cuộc đời qua từng trang viết...

P.V

Tin khác

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

(CLO) Việc trao tặng những kỷ vật của Anh hùng Núp cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai với mong muốn lan tỏa những câu chuyện vô cùng thú vị về một người con ưu tú của các dân tộc Tây Nguyên.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Bức tranh panorama được vẽ bằng chất liệu sơn dầu với chiều dài 132m, cao 20,5 m, đường kính 42 m (tổng diện tích 3.225 m2) đã tái hiện hoàn toàn chiến dịch Điện Biên Phủ hào hùng, đầy máu xương mà ông cha đã hi sinh để giành lại độc lập dân tộc.

Đời sống văn hóa
Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

(CLO) Ngày 28/4, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Hoạt động Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức Hội thảo “Giáo sư Đào Duy Anh: Từ chiến sĩ cách mạng đến học giả uyên bác” nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Giáo sư Đào Duy Anh (1904 - 2024).

Đời sống văn hóa
Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

( CLO) Khi Chiến dịch Điện Biên Phủ bước vào giai đoạn then chốt, Trung ương Đảng quyết tâm giành toàn thắng, đã động viên quân dân toàn quốc cùng nỗ lực hết sức để hỗ trợ cho các chiến sĩ, đảm bảo cung cấp đầy đủ cho đồng đội trên tiền tuyến và phối hợp chiến đấu với chiến trường Điện Biên Phủ.

Đời sống văn hóa
Du khách mãn nhãn với màn pháo hoa khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

Du khách mãn nhãn với màn pháo hoa khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

(CLO) Tối ngày 27/4, chương trình bắn pháo hoa tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã diễn ra khiến nhiều người dân hò reo, dùng điện thoại ghi lại những khoảnh khắc đẹp của màn pháo hoa nghệ thuật.

Đời sống văn hóa