Rà soát các dự án thua lỗ của Vinachem

Thứ hai, 09/01/2017 11:18 AM - 0 Trả lời

Thủ tướng giao Bộ Công Thương chỉ đạo Vinachem rà soát, đánh giá nghiêm túc các nguyên nhân chủ quan, khách quan gây ra thua lỗ của các dự án sản xuất phân bón; khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

(CLO) Thủ tướng giao Bộ Công Thương chỉ đạo Vinachem rà soát, đánh giá nghiêm túc các nguyên nhân chủ quan, khách quan gây ra thua lỗ của các dự án sản xuất phân bón; khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Văn phòng Chính phủ vừa ra Thông báo Kết luận Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về một số dự án lớn của Tập đoàn Công nghiệp Hoá chất Việt Nam (Vinachem).

[caption id="attachment_143864" align="alignnone" width="1011"]damhabac Dù có lãi trở lại từ năm 2017 nhưng phải đến năm 2019 công ty Đạm Hà Bắc mới hết lỗ lũy kế. Nợ vay của Đạm Hà Bắc hiện đã lên tới trên 7.000 tỷ đồng. (Ảnh Internet)[/caption]

Theo kết luận, Thủ tướng đánh giá Vinachem là Tập đoàn kinh tế Nhà nước được giao nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh nhiều lĩnh vực như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, sản phẩm lốp cao su, khí công nghiệp và các sản phẩm thiết yếu khác. Tập đoàn này đã có nhiều cố gắng, phát huy nguồn lực để đầu tư dự án, nhà máy sản xuất phân đạm, các dự án sản xuất DAP và dự án khai thác, chế biến muối mỏ tại Lào…

Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác dự báo đánh giá thị trường của Tập đoàn còn hạn chế, công nghệ sản xuất còn nhiều vấn đề. Ngoài ra, có nhiều nguyên nhân chủ quan dẫn đến giá thành sản xuất cao, lỗ lớn đã xảy ra và còn tiếp tục lỗ trong thời gian tới.

Lý giải về điều này, Thủ tướng cho rằng, những khó khăn chung của kinh tế thế giới, khu vực và trong nước làm cho nhu cầu phân bón bị thu hẹp, tính cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Do đó, cần bình tĩnh nhìn nhận, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn hiện nay một cách khách quan, toàn diện để từ đó có những giải pháp phù hợp nhằm phát triển Tập đoàn một cách bền vững theo đúng chủ trương tái cơ cấu của Thủ tướng Chính phủ.

Về nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng giao Bộ Công Thương chỉ đạo Vinachem rà soát, đánh giá nghiêm túc các nguyên nhân chủ quan, khách quan gây ra thua lỗ của các dự án sản xuất phân bón; khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, thực hiện quyết toán các dự án và các kết luận của Kiểm toán Nhà nước, lập phương án tiết giảm tối đa chi phí sản xuất của các dự án này.

“Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, ngành liên quan chỉ đạo Tập đoàn nghiên cứu, so sánh các phương án dừng, cổ phần hoá, liên doanh hay bán… các dự án này. Trên cơ sở đó, đề xuất phương án tốt nhất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định”, thông báo nêu rõ.

Trước đó, tại cuộc họp chiều 20/12, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý những tồn tại, yếu kém của một số nhà máy, dự án thua lỗ thuộc ngành Công Thương do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm Trưởng ban chỉ đạo.

Ban chỉ đạo đã chỉ ra 12 dự án, nhà máy thua lỗ cần xử lý, trong đó có tới 4 dự án thuộc Vinachem, bao gồm: dự án đạm Hà Bắc, dự án DAP Hải Phòng, DAP Lào Cai, dự án đạm Ninh Bình.

Theo báo cáo của công ty đạm Hà Bắc, hiện nay, do dự án mở rộng Nhà máy mới đi vào hoạt động nên áp lực về chi phí lãi vay bị phân bổ và trích khấu hao khá cao. Năm 2015 công ty lỗ 585 tỷ đồng, năm 2016 lỗ 124,69 tỷ đồng, năm 2017 công ty dự kiến sẽ lãi khoảng 88,3 tỷ đồng. Dù có lãi trở lại từ năm 2017 nhưng phải đến năm 2019 công ty mới hết lỗ lũy kế. Nợ vay của Đạm Hà Bắc hiện đã lên tới trên 7.000 tỷ đồng.

Lãnh đạo công ty này cho biết, nguyên nhân dẫn tới tình cảnh thua lỗ như trên là do nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các ngành sản xuất công nghiệp, dẫn đến tiêu thụ khí công nghiệp gặp khó khăn.

Trong khi đó, thị trường urê cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà sản xuất trong nước, giữa urê trong nước với urê nhập khẩu, đặc biệt là hàng nhập tiểu ngạch từ Trung Quốc.

Về dự án Đạm Lào Cai trước đó đã bị phanh phui nhiều sai phạm. Cụ thể, vào cuối năm 2014, CTCP DAP số 2-VINACHEM thuộc Công ty TNHH MTV Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) tổ chức lễ xuất xưởng lô sản phẩm phân bón Điamôn Phốtphát (DAP) đầu tiên từ dây chuyền sản xuất DAP công suất 330.000 tấn/năm. Báo cáo đến hết tháng 6/2016, Đạm Lào Cai đã lỗ 281 tỷ đồng.

Ngoài việc thua lỗ lớn, mới đây, Thanh tra Bộ Xây dựng đã chỉ ra nhiều sai phạm trong công tác quản lý đầu tư xây dựng tại dự án này. Cụ thể như điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình còn sai sót, làm tăng tổng mức đầu tư gần 79,9 tỷ đồng.

Giang Phan

Tin khác

Lần thứ ba Ngân hàng Nhà nước huỷ đấu thầu vàng miếng SJC

Lần thứ ba Ngân hàng Nhà nước huỷ đấu thầu vàng miếng SJC

(CLO) Phiên đấu thầu vàng miếng SJC sáng nay (3/5) đã được Ngân hàng Nhà nước huỷ, do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu nhờ kinh tế Mỹ

OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu nhờ kinh tế Mỹ

(CLO) Nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng nhanh hơn dự kiến chỉ vài tháng trước nhờ hoạt động kinh tế kiên cường của Mỹ trong khi lạm phát đang hội tụ nhanh hơn dự kiến của các ngân hàng trung ương, theo OECD.

Thị trường - Doanh nghiệp
Cú trượt dài của cổ phiếu Thép Pomina (POM), bao giờ thì hết lỗ?

Cú trượt dài của cổ phiếu Thép Pomina (POM), bao giờ thì hết lỗ?

(CLO) Kết quả kinh doanh Quý 1/2024 của CTCP Thép Pomina (POM) tiếp tục ghi nhận thua lỗ. Giá cổ phiếu đã về đáy chưa từng có trong lịch sử.

Tài chính - Bảo hiểm
Đấu thầu vàng SJC phiên thứ tư, giá tham chiếu để cọc cao chót vót

Đấu thầu vàng SJC phiên thứ tư, giá tham chiếu để cọc cao chót vót

(CLO) 9h sáng nay (3/5), Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng phiên thứ tư với 16.800 lượng vàng miếng SJC. Tuy nhiên, giá tham chiếu để cọc 82,9 triệu đồng/lượng, tương đương giá vàng giao dịch trên thị trường được đánh giá là quá cao. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhiều nông dân Trung Quốc trở thành triệu phú nhờ bán hàng livestream

Nhiều nông dân Trung Quốc trở thành triệu phú nhờ bán hàng livestream

(CLO) Năm 2023 có hơn 15 triệu người phát trực tiếp chuyên nghiệp ở Trung Quốc sản xuất nội dung từ giải trí đến rao bán các sản phẩm như son môi, đồ ăn, ôtô thậm chí là nhà đất. Hưởng lợi từ điều đó, nhiều nông dân đã giàu lên nhờ bán mặt hàng nông sản, nhưng vẫn còn nhiều người loay hoay trong “cuộc chiến” công nghệ số.

Thị trường - Doanh nghiệp