Rà soát, hoàn thiện Hồ sơ sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2015

Chủ nhật, 15/07/2018 14:12 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chiều 13/7, tại Hà Nội, các thành viên Ban Chỉ đạo sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã thảo luận, góp ý vào Đề cương Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KTNN năm 2015.

Thực tiễn, trong 3 năm thi hành luật Luật KTNN năm 2015 phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết, một số quy định của Luật bộc lộ những bất hợp lý cần phải được xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn hoạt động của KTNN như: nhiệm vụ, quyền hạn của KTNN chưa tương xứng với vị trí, chức năng được giao; phạm vi, đối tượng kiểm toán và đơn vị được kiểm toán chưa đồng bộ, thống nhất; quy định về đơn vị được kiểm toán chưa bao quát hết các cơ quan, tổ chức có quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; thiếu chế tài xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về KTNN. 

Báo Công luận
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh IT 

Một số quy định của Luật cần phải được quy định chi tiết, cụ thể hơn như: nghĩa vụ của đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của KTNN, Kiểm toán viên nhà nước… Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, chưa đảm bảo sự tương thích giữa Luật KTNN với các luật có liên quan như: Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật Giám định tư pháp, Luật Tố cáo… 

Trong tổ chức thực hiện pháp luật, tình trạng nhận thức và áp dụng chưa thống nhất vẫn còn nên không tránh khỏi khó khăn khi tiến hành các hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị nói chung, của KTNN nói riêng. 

Chính vì thế, việc sửa đổi, bổ sung Luật KTNN năm 2015 sẽ góp phần hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của KTNN, Tổng Kiểm toán Nhà nước; làm rõ và đầy đủ phạm vi, đơn vị được kiểm toán phù hợp với đối tượng kiểm toán theo quy định của Hiến pháp; nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của KTNN, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. 

Trên cơ sở Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật, tại Hội nghị, các thành viên trong Ban Chỉ đạo đã tập trung thảo luận, góp ý vào Đề cương Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KTNN năm 2015. Đa số các ý kiến cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung Luật KTNN năm 2015 cần kế thừa và phát huy những mặt tích cực của Luật KTNN hiện hành, chỉ tập trung sửa đổi, bổ sung những vấn đề cần thiết, bức xúc phát sinh trong thực tiễn như: bổ sung, làm rõ phạm vi, đối tượng, nhiệm vụ của KTNN; quy định đầy đủ đơn vị được kiểm toán bảo đảm bao quát hết nhiệm vụ của KTNN đối với việc kiểm tra, kiểm soát mọi nguồn lực tài chính công, tài sản công; khắc phục sự chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán; nghĩa vụ của đơn vị được kiểm toán và tổ chức cá nhân có liên quan trong việc cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện kiểm toán theo yêu cầu của KTNN và Kiểm toán viên nhà nước… 

Tại Hội nghị, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc đồng tình với việc sửa đổi, bổ sung những vấn đề cần thiết, bức xúc hiện nay, Tổng Kiểm toán Nhà nước đã nhấn mạnh những nội dung cần tập trung sửa đổi, bổ sung. 

Theo đó, về đối tượng kiểm toán và đơn vị được kiểm toán, cần bổ sung vào Luật việc kiểm toán thuế, đất đai, khoáng sản. Trong đó, cần nêu rõ cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn để KTNN kiểm toán các vấn đề này, đảm bảo thuận lợi cho hoạt động kiểm toán; bổ sung quy định về trách nhiệm cung cấp dữ liệu điện tử, quyền truy cập dữ liệu điện tử phục vụ công tác kiểm toán. 

Về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính, Tổng Kiểm toán Nhà nước đề nghị sửa Luật theo hướng giao Chính phủ ban hành nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KTNN. 

Để giải quyết tình trạng chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động của KTNN với cơ quan thanh tra, kiểm tra khác, Luật cần sửa theo hướng bổ sung quy định KTNN chủ động phối hợp với các cơ quan thanh tra, kiểm tra khi lập kế hoạch kiểm toán báo cáo Quốc hội. Đối với quy định về thời hạn kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán, kế thừa quy định của Luật hiện hành song cần sửa đổi quy định theo hướng thời hạn đó là ngày thực tế làm việc. 

Tổng Kiểm toán Nhà nước cũng tán thành với đề xuất sửa đổi tên gọi KTNN chuyên ngành thành Vụ Kiểm toán chuyên ngành, KTNN khu vực thành Cục Kiểm toán khu vực; giữ nguyên chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị. 

Cùng với đó, Tổng Kiểm toán Nhà nước cũng yêu cầu, sửa đổi Luật lần này cần bổ sung các quy định về nhiệm vụ giám định tư pháp của KTNN; kiểm soát chất lượng kiểm toán; quy định về quyền hạn của Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kiểm toán; ban hành thông tư liên tịch với bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao để quy định việc phối hợp thực hiện những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của mình.  Đồng thời yêu cầu Vụ Pháp chế tiếp tục rà soát, hoàn thiện Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KTNN năm 2015, gửi lãnh đạo KTNN và các thành viên Ban Chỉ đạo nghiên cứu, góp ý để hoàn thiện trước khi gửi xin ý kiến Chính phủ.

PV (T/h).


Tin khác

Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2024

Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2024

(CLO) Chính phủ đề xuất Quốc hội tiếp tục giảm thuế VAT trong 6 tháng cuối năm 2024. Nếu được thông qua, dự kiến cả năm 2024 giảm thu khoảng 47.488 tỉ đồng.

Tin tức
Xử lý trách nhiệm người đứng đầu thờ ơ, vô cảm trong xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo

Xử lý trách nhiệm người đứng đầu thờ ơ, vô cảm trong xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo

(CLO) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thiếu trách nhiệm, buông lỏng, thờ ơ, vô cảm trong xử lý đơn thư, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người dân.

Tin tức
Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

(CLO) Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.

Tin tức
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

(CLO) Tại Kỳ họp bất thường thứ 7, Quốc hội khóa XV đã miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026, phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh đối với ông Vương Đình Huệ.

Tin tức
Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo

Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo

CLO) Sáng 2/5, tại Hội nghị lần thứ 17, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố (khóa XVII), Trưởng ban Nội chính Thành ủy Nguyễn Quang Đức đã trình bày Dự thảo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Tin tức