Rà soát lại chính sách để tạo môi trường bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp

Thứ sáu, 12/04/2019 08:12 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đã đến lúc Việt Nam cần rà soát lại các chính sách ưu đãi về thuế khóa hay đất đai đối với cả các dự án FDI nói riêng nhằm tạo ra môi trường bình đẳng hơn với các doanh nghiệp trong nước.

Rà soát lại chính sách tạo môi trường bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp (Ảnh Phương Thảo)

Rà soát lại chính sách tạo môi trường bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp (Ảnh Phương Thảo)

"Đã đến lúc Việt Nam cần rà soát lại các chính sách ưu đãi về thuế khóa hay đất đai đối với cả các FDI nói nhằm tạo ra môi trường bình đẳng hơn với các doanh nghiệp trong nước", đây là ý kiến của các chuyên gia tại buổi Toạ đàm “Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý I/2019” do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức

Theo TCTK, tính chung 3 tháng đầu năm nay, cả nước có 28.451 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 375,5 nghìn tỷ đồng, giảm 6,2% về số doanh nghiệp và tăng 34,8% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018. 

Tuy nhiên, VEPR nhận định, tình hình doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh gây nên nhiều quan ngại. Cụ thể, quý 1/2019 chứng kiến 14.761 doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh có thời hạn, cao hơn 20,8% so với năm trước. 58,4% trong số 15.331 doanh nghiệp chờ hoàn thành thủ tục giải thể bị thu hồi giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp theo chương trình rà soát năm 2018. 

Về thị trường xuất khẩu của Việt Nam, 3 nước, khu vực đứng đầu là Mỹ (13 tỷ USD),EU (10,2 tỷ USD), và Trung Quốc (7,6 tỷ USD), rồi tiếp đến lần lượt là ASEAN. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 7,4% một phần do việc xuất khẩu sang thị trường này ngày càng khó hơn.

Đối với nhóm các ngành ưu tiên, xuất khẩu, công nghệ hỗ trợ và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt mức tăng trưởng tín dụng cao lần lượt tại 5,4%, 3,44% và 2,79%. Ngành nông nghiệp, nông thôn mặc dù có tăng trưởng tín dụng nhưng tỷ trọng dư nợ lớn, tăng 2% so với đầunăm.

Các chuyên gia cũng phân tích sự chuyển dịch của dòng FDI vào Việt Nam nhằm tận dụng cơ hội từ Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), hiệp định EVFTA và phòng ngừa rủi ro từ căng thẳngthương mại Mỹ - Trung là một điểm cần chú ý khác trong năm nay. 

Chuyên gia kinh tế Phạm Thế Anh đưa ra lo ngại việc dòng vốn FDI mạnh từ các nước trong đó có Trung Quốc có thể mang lại mặt trái. “Tuy dòng vốn từ Trung Quốc ngoài những tích cực đem lại cho việc làm và tăng trưởng, thì cũng có thể kéo theo những rủi ro về môi trường và quản lý lao động nước ngoài. Đã đến lúc Việt Nam cần rà soát lại các chính sách ưu đãi về thuế khóa hay đất đai đối với cả các FDI nói nhằm tạo ra môi trường bình đẳng hơn với các doanh nghiệp trong nước”, đại diện VEPR lưu ý. 

Cũng nhận định về vấn đề này, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu nhận định, Việt Nam hiện có một lượng dự trự ngoại hối tương đối tốt 65 tỷ USD tương đương với 3 tháng nhập khẩu. Vấn đề dễ tổn thương nhất của Việt Nam là XK dựa vào FDI quá lớn ( 70%), chúng ta dễ bị tổn thương nếu các công ty có chính sách thay đổi, không chỉ cả về vĩ mô mà về cả thương mại.

“Chúng ta cần có một uỷ ban về xử lý khủng hoảng, đưa ra các kịch bản, kể cả xấu nhất đối với đất nước. Không thể lạc quan năm sau tốt hơn năm trước và không nghĩ tới khi chúng ta bị tổn thương khi bị khủng hoảng”, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu lưu ý.

Về dài hạn,VEPR khuyến nghị Việt Nam cần từng bước xây dựng đệm tài khóa, trước tiên thông qua việc tinh giản bộ máy nhà nước và cắt giảm chi tiêu thường xuyên. Đã đến lúc Việt Nam cần rà soát lại các chính sách ưu đãi về thuế khóa hay đất đai đối với FDI nhằm tạo ra môi trường bình đẳng hơn với các doanh nghiệp trong nước.

Phương Thảo

Tin khác

Cú trượt dài của cổ phiếu Thép Pomina (POM), bao giờ thì hết lỗ?

Cú trượt dài của cổ phiếu Thép Pomina (POM), bao giờ thì hết lỗ?

(CLO) Kết quả kinh doanh Quý 1/2024 của CTCP Thép Pomina (POM) tiếp tục ghi nhận thua lỗ. Giá cổ phiếu đã về đáy chưa từng có trong lịch sử.

Tài chính - Bảo hiểm
Đua tăng lãi suất huy động: Tiền sẽ “chảy” nhanh vào các ngân hàng?

Đua tăng lãi suất huy động: Tiền sẽ “chảy” nhanh vào các ngân hàng?

(CLO) Mới đây nhất, kể từ ngày 2/5, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) chính thức điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm và là ngân hàng đầu tiên điều chỉnh tăng lãi suất trong tháng 5/2024 ngay sau kỳ nghỉ lễ. 

Tài chính - Bảo hiểm
BIDV ưu đãi khách hàng sử dụng dịch vụ thu chi hộ trên nền tảng InfoPlus

BIDV ưu đãi khách hàng sử dụng dịch vụ thu chi hộ trên nền tảng InfoPlus

(CLO) Vừa qua, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã hợp tác với đối tác công nghệ InfoPlus để tích hợp toàn diện các dịch vụ thu chi hộ của ngân hàng trên nền tảng của đối tác thông qua kết nối Open API.

Tài chính - Bảo hiểm
Vietcombank tiếp tục là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam

Vietcombank tiếp tục là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam

(CLO) Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vinh dự tiếp tục được đánh giá là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2024, ghi nhận năm thứ hai liên tiếp Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR) bị huỷ niêm yết từ ngày 21/5

Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR) bị huỷ niêm yết từ ngày 21/5

(CLO) Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa ra quyết định huỷ bỏ niêm yết bắt buộc với cổ phiếu của CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR).

Tài chính - Bảo hiểm