Rác thải nhựa: Nguồn tài nguyên đang bị lãng phí

Chủ nhật, 24/09/2023 06:25 AM - 0 Trả lời

(CLO) Với nhiều người, túi ni-lon và một số sản phẩm từ nhựa khác khi đã qua sử dụng, chúng sẽ thành chất thải. Tuy nhiên, trên thực tế, rác thải nhựa lại là một nguồn tài nguyên cực kỳ quan trọng nếu biết cách tái chế chúng. 

Rác thải nhựa, vừa là mối nguy, vừa là cơ hội

Hằng năm, Việt Nam đang tạo ra khoảng 3,2 triệu tấn rác thải nhựa. Lượng rác thải nhựa này đang gia tăng chóng mặt, mỗi năm tăng khoảng 10%. Trong đó, 75% số rác thải này chưa được thu gom, tái chế và hiện bị chôn lấp, đốt bỏ hoặc xả thải ra môi trường.

Tuy nhiên, các giải pháp chôn lấp, đốt bỏ rác thải nhựa đều ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, hệ sinh thái và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người dân.

rac thai nhua nguon tai nguyen dang bi lang phi hinh 1

Rác thải nhựa, vừa là mối nguy, vừa là cơ hội. (Ảnh: MT)

Với trường hợp chôn lấp, rác thải nhựa cần tới hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm mới phân hủy hết. Do đó, khi chôn lấp, rác thải nhựa có thể làm ô nhiễm nguồn nước, gây ra cái chết của các vi sinh vật có lợi cho cây ở dưới lòng đất

Với trường hợp đốt, rác thải nhựa sẽ sinh ra chất độc đi-ô-xin, furan gây ô nhiễm không khí, gây ngộ độc, ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, làm giảm khả năng miễn dịch, gây ung thư… 

Trước thực trạng này, trong 2 năm liên tiếp, Chính phủ đã ban hành các Quyết định, Chỉ thị tăng cường quản lý chất thải nhựa tại Việt Nam. 

Cụ thể, năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 33, về việc tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa.

Sang năm 2021, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục có Quyết định 1316, phê duyệt Đề án tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam.

Trong Quyết định này, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục giao Bộ Công Thương vận động các doanh nghiệp sản xuất, các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bán lẻ đăng ký tham gia phong trào chống rác thải nhựa.

Đồng thời, Bộ Công Thương có nhiệm vụ chỉ đạo triển khai xây dựng mô hình trung tâm thương mại, chợ, siêu thị không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy.

Trên thực tế, Bộ Công Thương đã có nhiều chỉ đạo liên quan tới việc quản lý chất thải nhựa riêng trong ngành Công Thương. Đơn cử như trong Chỉ thị 08, ban hành vào năm 2019, tăng cường các biện pháp giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành Công Thương.

Đồng thời, Bộ Công Thương cũng tổ chức nhiều hội thảo, tọa đàm, vận động người dân và doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp trong khối bán lẻ giảm sử dụng rác thải nhựa. Nhờ đó, một số doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam đã chuyển  chuyển sang sử dụng túi cuộn tự hủy, túi ni lông tự hủy sinh học thay thế túi ni lông sử dụng một lần.

Nhiều doanh nghiệp sử dụng các khay, hộp, đĩa và một số vật dụng dùng trong sơ chế, chế biến thực phẩm được làm từ bột ngô, bã mía, xơ dừa... để thay thế một phần các vật dụng có nguồn gốc từ nhựa, hạn chế dần việc bán các sản phẩm nhựa sử dụng một lần. 

Đáng nói, nhiều đơn vị đã sử dụng phương pháp bao gói rau, củ, quả bằng các vật liệu có nguồn gốc tự nhiên từ lá chuối, lá dong, lạt tre nứa, túi giấy thay cho túi nilon; đồng thời, ngừng kinh doanh sản phẩm ống hút bằng nhựa, thay thế bằng các loại ống hút được sản xuất từ tre, cỏ, bột ...

Vẫn đang lãng phí nguồn tài nguyên nhựa

Với nhiều người, túi ni-lon và một số sản phẩm từ nhựa khác khi đã qua sử dụng, chúng sẽ thành chất thải. Tuy nhiên, trên thực tế, rác thải nhựa lại là một nguồn tài nguyên cực kỳ quan trọng trong ngành Công Thương, nếu biết cách tái chế chúng.

rac thai nhua nguon tai nguyen dang bi lang phi hinh 2

Việt Nam đang lãng phí nguồn tài nguyên nhựa. (Ảnh: MT)

Ngay trong Chỉ thị 33 về việc tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa, Thủ tướng Chính phủ giao một số Bộ, ngành nghiên cứu hoàn thiện chế định quản lý chất thải rắn trong dự án Luật Bảo vệ môi trường, theo hướng coi chất thải và chất thải nhựa là tài nguyên. 

Ông Lê Xuân Đồng, Giám đốc Điều hành Khối Dịch vụ Nghiên cứu Thị trường và Tư vấn của FiinGroup cho biết, có khá nhiều thách thức trong việc tái chế rác thải nhựa của Việt Nam, tuy nhiên, thách thức lớn nhất là phần lớn doanh nghiệp trong lĩnh vực tái chế là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trong khi đó, lĩnh vực tái chế nhựa lại có nhiều rủi ro về cả nguyên liệu đầu vào lẫn thị trường, nên các doanh nghiệp trong ngành gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn ngân hàng, đặc biệt là vốn tín dụng xanh ưu đãi.

Bên cạnh đó, những cơ chế, chính sách liên quan tới việc tái chế chất thải nhựa vẫn chưa thực sự hoàn thiện, đơn cử như tỷ lệ nhựa tái chế buộc trong các sản phẩm nhựa nói chung, bao bì nhựa nói riêng chưa có. Điều này, cũng khiến nhiều doanh nghiệp đầu tư vào mảng tái chế nhựa e ngại.

Do đó, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào tái chế rác thải nhựa, coi loại rác thải này là một tài nguyên, trước hết phải hoàn thiện và sớm triển khai các quy định kỹ thuật về tái chế nhựa. Đặc biệt, thực hiện tốt Chỉ thị 33 và Quyết định 1316 của Chính phủ.

Cụ thể, trong Chỉ thị 33, Chính phủ giao Bộ Công thương nghiên cứu, ban hành quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chất lượng, thiết kế sản phẩm nhựa bảo đảm phục vụ cho tái chế, tái sử dụng.

Bộ Công Thương cũng có trách nhiệm nghiên cứu các quy định tỷ lệ tối thiểu về hàm lượng nhựa tái sinh trong sản phẩm nhựa, độ bền và công khai thông tin về độ bền của các sản phẩm nhựa; xây dựng hướng dẫn về sản xuất, tiêu dùng sản phẩm nhựa bền vững.

Ông Lê Xuân Đồng cho rằng, Việt Nam cũng cần xem xét, nghiên cứu để đưa ra các cơ chế khuyến khích, ví dụ như ưu đãi thuế VAT cho sản phẩm có hàm lượng nhựa tái chế cao, hoặc các sản phẩm nhựa được tái chế tại Việt Nam,...

“Các điều này góp phần tạo ra nhu cầu bền vững hơn từ nhu cầu nội địa cho các sản phẩm nhựa”, ông Đồng cho biết.

Bà Đỗ Phương Dung, Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường Công nghiệp, Bộ Công Thương cho biết: Tại Việt Nam, ngành nhựa là một trong những ngành công nghiệp có mức tăng trưởng cao nhất, bình quân 16 - 18%/năm.

Thống kê cũng cho thấy trong năm 2022 sản lượng nhựa đạt 9,54 triệu tấn, với 3.300 doanh nghiệp nhựa và 250.000 người lao động. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nhựa ở Việt Nam liên tục tăng, mức tiêu thụ nhựa bình quân đầu người gia tăng nhanh chóng ở mức 10,6% mỗi năm.

Tuy nhiên, kéo theo đó là sự gia tăng, phát sinh của rác thải nhựa.

Theo báo cáo hiện trạng chất thải nhựa năm 2022, tổng khối lượng chất thải nhựa phát sinh là 2,9 triệu tấn và có tốc độ gia tăng khoảng 5%/năm. Tổng lượng rác thải nhựa được thu gom là 2,4 triệu tấn nhưng chỉ có 0,9 triệu tấn rác thải nhựa được phân loại cho tái chế và 0,77 triệu tấn rác được tái chế. Tổng thất thoát chất thải nhựa vào môi trường là 0,42 triệu tấn, trong đó một phần lớn đến từ sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học. 

Để giải quyết vấn đề này, theo bà Dung, cần có sự chung tay của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp và từng người dân Việt Nam trong nỗ lực chung của khu vực và toàn cầu.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Nam Định: Vượt kế hoạch thu hút đầu tư cả năm 2024

Nam Định: Vượt kế hoạch thu hút đầu tư cả năm 2024

(CLO) Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Nam Định đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 11 dự án đầu tư mới tương đương khoảng 240 triệu USD; vượt kế hoạch thu hút đầu tư cả năm 2024 (kế hoạch đề ra 200 triệu USD).

Kinh tế vĩ mô
Quy mô kinh tế Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đạt hơn 1.570 nghìn tỷ đồng

Quy mô kinh tế Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đạt hơn 1.570 nghìn tỷ đồng

(CLO) Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ tiếp tục ghi nhận tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao với tổng vốn đầu tư trên 100 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao với tổng vốn đầu tư trên 100 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định vừa cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao từ nguyên liệu giấy phế liệu tái chế và bột giấy tại KCN Bảo Minh mở rộng (huyện Vụ Bản).

Kinh tế vĩ mô
Nghịch lý: Doanh nghiệp “chết yểu” tăng liên tục, ngân hàng vẫn 'sống khỏe'

Nghịch lý: Doanh nghiệp “chết yểu” tăng liên tục, ngân hàng vẫn "sống khỏe"

(CLO) Theo báo cáo của VEPR, có một nghịch lý là trong khi cần để san sẻ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, thì các ngân hàng vẫn duy trì mức sinh lời cao từ hoạt động cho vay.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng

(CLO) 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tỉnh Nam Định tăng 13,27% so với cùng kỳ năm trước - mức tăng cao nhất từ 2019 đến nay; trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,57%.

Kinh tế vĩ mô