Rối ren chuyện hủy tư cách công ty đại chúng của Thép Đà Nẵng

Thứ ba, 29/06/2021 11:29 AM - 0 Trả lời

(CLO) Dù chuẩn bị huỷ tư cách công ty đại chúng, song lợi nhuận quý 1/2021 tại Thép Đà Nẵng khá khả quan và giá cổ phiếu liên tục tăng mạnh. Đáng chú ý, quyết định hủy tư cách đại chúng của Thép Đà Nẵng vấp phải sự phản đối của Tổng công ty Thép Việt Nam (VnSteel – Mã CK: TVN).

VnSteel phản đối tờ trình hủy tư cách công ty đại chúng của Thép Đà Nẵng.

VnSteel phản đối tờ trình hủy tư cách công ty đại chúng của Thép Đà Nẵng.

Thép Đà Nẵng làm ăn ra sao trước khi rời sàn?

Vừa qua, Sở GDCK Hà Nội đã ra thông báo về việc hủy đăng ký giao dịch đối với cổ phiếu của Công ty CP Thép Đà Nẵng (mã chứng khoán DNS). Theo đó toàn bộ 21,6 triệu cổ phiếu DNS sẽ hủy đăng ký giao dịch trên Upcom từ 13/7/2021. Cổ phiếu DNS sẽ giao dịch phiên cuối ngày 12/7/2021.

Nguyên nhân do Công ty CP Thép Đà Nẵng hủy tư cách công ty đại chúng theo thông báo ngày 11/6/2021 của UBCKNN.

Thép Đà Nẵng đưa gần 6 triệu cổ phiếu lên giao dịch trên UpCOM từ ngày 5/4/2010. Trong hơn 11 năm giao dịch trên thị trường chứng khoán, công ty có hai đợt tăng vốn điều lệ lên 216 tỷ đồng thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu (tỷ lệ 10%) và chào báo ưu đãi cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 2:1 với giá 10.000 đồng/cp.

Đáng chú ý, trước khi rời sàn chứng khoán, cổ phiếu DNS có nhịp tăng giá mạnh hơn 5 lần từ 10.000 đồng/cp vào giữa tháng 4 lên mức đỉnh 56.400 đồng/cp tại ngày 7/5. Mặc dù có 11 phiên tăng kịch trần liên tiếp, cổ phiếu DNS chủ giao dịch với khối lượng dưới 30.000 đơn vị mỗi phiên.

Kết thúc năm tài chính 2020, Thép Đà Nẵng ghi nhận lợi nhuận đạt 5,4 tỷ đồng, cải thiện so với số lỗ 46 tỷ đồng năm trước.

Trong quý đầu năm nay, Thép Đà Nẵng ghi nhận lợi nhuận sau thuế gần 40 tỷ đồng. Kết quả là công ty thoát khỏi tình trạng lỗ lũy kế. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến ngày 31/3/2021 là gần 5 triệu đồng.

Tương tự như các doanh nghiệp ngành thép khác, Thép Đà Nẵng cũng hưởng lợi từ việc giá thép tăng phi mã trong thời gian dài. Như vậy, trong 3 tháng đầu năm, thép Đà Nẵng đã đạt được khoảng 24,6% mục tiêu về doanh thu. Tuy nhiên, tình hình tài chính tại doanh nghiệp này vẫn không khả quan.

Thep

Cụ thể, lưu chuyển tiền thuần trong hoạt động kinh doanh trong quý 1/2021 âm tới 123,8 tỷ đồng, lớn hơn nhiều so với mức âm 14 tỷ đồng cách đó một năm. Nguyên nhân chủ yếu do Thép Đà Nẵng phải tập trung tiền vào tích trữ hàng tồn kho, số tiền tăng thêm cho hàng tồn kho lên tới 122,7 tỷ đồng.

Đáng chú ý, tính đến 31/3/2021, nợ phải trả của doanh nghiệp này cao hơn rất nhiều so vốn chủ sở hữu, lần lượt là 340 tỷ và 224 tỷ đồng. Đồng thời, nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng 51% so với đầu năm, từ mức 94,6 tỷ đồng lên 142,9 tỷ đồng.

Thậm chí, khoản phải thu ngắn hạn khách hàng tăng 60%, từ 84,4 tỷ đồng lên 135,4 tỷ đồng. Đây là một trong những yếu tố khiến dòng tiền hoạt động kinh doanh tại Thép Đà Nẵng bị âm nặng.

VnSteel phản đối bất thành

Cơ cấu cổ đông lớn của Thép Đà Nẵng tại thời điểm công ty chốt danh sách cổ đông tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2021 có tỷ lệ sở hữu cổ đông lớn chiếm 97,15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành, nằm trong tay 2 cổ đông lớn là Tổng công ty Thép Việt Nam (VnSteel - mã chứng khoán TVN) và Công ty TNHH Thép An Hưng Tường. Số còn lại do 158 cổ đông khác nắm giữ.

Việc hủy tư cách công ty đại chúng của Thép Đà Nẵng đã được thông qua tại đại hội cổ đông thường niên tổ chức ngày 23/4/2021. Đáng chú ý, tờ trình này vấp phải ý kiến phản đối từ cổ đông lớn thứ hai của công ty là Vnsteel.

Cụ thể, trong số 21,11 triệu cổ phần tham gia biểu quyết có 14,38 triệu cổ phần đưa ý kiến tán thành với tờ trình hủy tư cách công ty đại chúng, chiếm 68,12% cổ phần biểu quyết dự họp. Ngược lại, 31,88% cổ phần biểu quyết không tán thành. Số lượng cổ phần biểu quyết không tán thành đúng bằng lượng cổ phiếu do Vnsteel sở hữu (6,73 triệu cp).

Không chỉ không đồng ý tờ trình về việc hủy tư cách công ty đại chúng, VnSteel cũng đã bỏ phiếu không tán thành Báo cáo kết quả hoạt động đầu tư năm 2020 và Kế hoạch đầu tư năm 2021 của Hội đồng quản trị. Tuy vậy, nhờ 68,12% tổng số cổ phần dự họp tán thành, nên tờ trình này đã được thông qua.

Theo điều lệ, tờ trình được thông qua nếu như đạt tỷ lệ biểu quyết tán thành đạt trên 65% cổ phần biểu quyết dự họp. Trong cơ cấu cổ đông Thép Đà Nẵng, Công ty TNHH Thép An Hưng Tường là cổ đông lớn nhất sở hữu 14,25 triệu cp, tương đương gần 66% vốn điều lệ.

Về lý thuyết, tờ trình hủy tư cách công ty đại chúng là ý chí cổ đông lớn Thép An Hưng Tường. Khi cổ đông lớn này biểu quyết tán thành, chắc chắn tờ trình sẽ được thông qua và tiếng nói của VnSteel không có ý nghĩa.

Trước đó năm 2016 VnSteel từng lên phương án thoái vốn tại Thép Đà Nẵng và loạt công ty con, công ty liên kết khác. Trong đó muốn bán thỏa thuận qua sàn UpCOM toàn bộ hơn 6,73 triệu cổ phần DSN chiếm 31,16% vốn điều lệ Thép Đà Nẵng do TVN sở hữu với giá khởi điểm 8.800 đồng/cổ phần và không thấp hơn mức giá sàn cổ phiếu DSN tại ngày chuyển nhượng. Dự kiến thu về tối thiểu hơn 59 tỷ đồng. Tuy nhiên việc thoái vốn bất thành.

Theo tìm hiểu, TCT Thép Việt Nam từng là cổ đông lớn nhất của Thép Đà Nẵng khi doanh nghiệp này lên sàn. Tỷ lệ sở hữu của Thép Việt Nam tại ngày 31/12/2009 là 30%. Hai cổ đông lớn khác là ông Nguyễn Bảo Giang (sở hữu 22,14%) và bà Huỳnh Thị Quỳnh Thư (vợ ông Giang, sở hữu 10,14%).

Thanh Thư

Bình Luận

Tin khác

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

(CLO) Tuyên bố cuối tuần qua, quan chức an ninh cấp cao Dmitry Medvedev cho biết Nga có thể đáp trả hành động Mỹ tịch thu tài sản bị đóng băng ở phương Tây của nước này bằng cách tịch thu tài sản của công dân và các nhà đầu tư Mỹ ở Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

(CLO) Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm 27/4, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp