Rộn ràng không khí Tết Việt trong Lễ hội ẩm thực đường phố Việt Nam lần 3 tại Incentra

Chủ nhật, 11/02/2018 09:02 AM - 0 Trả lời

(CLO) Không chỉ là những món ăn đường phố ngon đến nức lòng, đến với Lễ hội ẩm thực đường phố Việt Nam lần thứ 3 do Tổ hợp đa chức năng Hà Nội – Mátxcơva (Incentra) tổ chức, những người con xa quê và du khách nước ngoài còn có dịp được thưởng thức hương vị truyền thống của các món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ ngày Tết cổ truyền. Nhiều hoạt động trải nghiệm trò chơi dân gian thú vị và chương trình biểu diễn văn hóa nghệ thuật đặc sắc cũng sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ 16/02 - 18/02/2018.

Hòa chung không khí rạo rực của đất trời vào xuân, chuẩn bị đón năm mới Mậu Tuất với phong tục Tết cổ truyền của người Việt, Lễ hội ẩm thực đường phố Việt Nam lần thứ 3 được tổ chức tại Incentra hứa hẹn sẽ vô cùng thú vị bởi không gian ngập tràn đầy “sắc - hương - vị”. Khu chợ quê hiện lên không chỉ đơn giản với ghế, chõng tre, rổ, rá, thúng, mẹt… như những lần trước mà điểm tô còn có sắc mai vàng, đào hồng thắm, bình dị và rất đỗi thân quen đối với mỗi người dân Việt Nam khi Tết đến – Xuân về.

 

Báo Công luận

Nối tiếp thành công của hai lần Lễ hội ẩm thực trước, trong lần 3, Ban tổ chức cũng bố trí đa dạng các mặt hàng bày bán tại cả 2 tầng của Khu trung tâm thương mại Incentra. Ngoài các loại thực phẩm khô chế biến như bún, miến, chè, cà phê, bánh kẹo, các loại hoa quả tươi ngon, các mặt hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ…còn có các món ăn độc đáo, được chế biến bởi các đầu bếp nổi tiếng đến từ 13 nhà hàng ẩm thực Việt tại Nga như: Việt Soul, Việt Đức, Việt Nem, Việt Bếp, Xích Lô, Hạ Long, Cửu Long, Dân tộc quán…

Khung cảnh đoàn viên, quây quần ngày Tết của các gia đình Việt sẽ được tái hiện với không khí tất bật chuẩn bị các loại nguyên liệu, bắt tay vào nghiệm gói bánh chưng, làm nem, gợi lại cảm xúc chất chứa trong lòng bao người con xa quê và sự tò mò, háo hức đối với du khách quốc tế. Sự hòa quyện nồng nàn của gạo nếp, nhân đậu xanh, thịt lợn, hạt tiêu làm nên mùi thơm đặc trưng của món bánh mang hồn dân tộc, thể hiện sự kết tinh của đất trời. Những miếng nem rán vàng, giòn rụm, bên trong có nhân thịt, trứng, mộc nhĩ, rau củ, ăn cùng rau thơm, gia vị đủ khiến nhiều người mê mẩn, nhớ mãi. Hai món ăn đặc trưng luôn có trên mâm cỗ của mọi gia đình Việt trong dịp Tết được các đầu bếp trổ tài chế biến khéo léo, hứa hẹn sẽ là điểm nhấn ấn tượng đối với du khách khi đến Lễ hội ẩm thực lần 3.

Báo Công luận

Bên cạnh sự hấp dẫn về ẩm thực, tại Lễ hội ẩm thực lần 3, nhiều hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật, ca ngợi nét đẹp truyền thống của Việt Nam cũng sẽ được trình diễn, với màn múa trống hội khai xuân, múa lân, múa nón, nhạc dân tộc, trình diễn thời trang, biểu diễn võ thuật, múa rối cạn…

Và nếu như thú chơi tranh tao nhã ngày Tết vốn được dân gian xếp thứ nhì sau tục xin chữ đầu năm (hiện vẫn được truyền giữ qua rất nhiều thế hệ sinh sống ở Việt Nam), thì tại lễ hội ẩm thực lần 3, quầy tranh Đông Hồ chắc chắn sẽ rất thu hút du khách bởi sự độc đáo, “hiếm có khó tìm” trên đất Nga. Những bức tranh nhiều màu sắc hứa hẹn sẽ góp phần tô điểm cho không gian mỗi căn nhà người Việt thêm phần rực rỡ, ấm cúng, chuẩn bị đón chào một năm mới mong may mắn, bình an.

Báo Công luận

Hình ảnh ông Đồ cho chữ ngày xuân cũng được tái hiện trong không gian Lễ hội ẩm thực Việt Nam lần 3, với khăn xếp áo the chỉnh tề, chăm chú đưa từng nét chữ thư pháp. Viết đôi câu đối trên giấy điệp hay xin chữ “Phúc”, “Lộc”, “Thọ”, “Hiếu”, “Nhẫn”, “An Khang”, “Cát Tường”…không chỉ là nét đẹp truyền thống thể hiện tinh thần hiếu học, hiếu nghĩa của đông đảo người Việt mà qua đó còn gửi gắm những tâm tư,  nguyện vọng về một năm mới an bình, hạnh phúc, mọi việc thuận buồm xuôi gió…Một hình ảnh rất mới, lạ và ý nghĩa trên đất nước Nga xa xôi.

Các em nhỏ đến với không gian lễ hội cũng sẽ rất hào hứng khi được trải nghiệm cuộc thi nấu ăn hay mê mẩn tại khu vui chơi với đủ trò: ô ăn quan, vẽ tranh trên cát. leo dây mạo hiểm, đệm nhảy, bắn súng có thưởng, mô hình trái đất, bi sắt, bàn khúc côn cầu …

PV

Tin khác

Hà Nội muốn xây dựng hồ sơ đưa 'Phở' trở thành di sản văn hoá của nhân loại

Hà Nội muốn xây dựng hồ sơ đưa 'Phở' trở thành di sản văn hoá của nhân loại

(CLO) Hà Nội sẽ đề xuất, xây dựng hồ sơ trình UNESCO để “Phở” là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đời sống văn hóa
Hơn 10 vạn lượt khách hành hương về Lễ hội Tháp Bà Ponagar

Hơn 10 vạn lượt khách hành hương về Lễ hội Tháp Bà Ponagar

(CLO) Lễ hội Tháp Bà Ponagar là một trong những lễ hội dân gian truyền thống có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, thể hiện những nét giao thoa độc đáo giữa hai nền văn hóa Chăm - Việt.

Đời sống văn hóa
Hải Phòng đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia Đền thờ Lê Khắc Cẩn

Hải Phòng đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia Đền thờ Lê Khắc Cẩn

(CLO) Tối 1/5, UBND huyện An Lão, thành phố Hải Phòng, tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia Đền thờ Lê Khắc Cẩn. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ thành phố Hải Phòng năm 2024 với chủ đề “Hải Phòng - Bừng sáng miền Di sản”.

Đời sống văn hóa
Du khách thích thú khám phá 'thủy cung không nước' tại Hà Nội

Du khách thích thú khám phá 'thủy cung không nước' tại Hà Nội

(CLO) Thủy cung không nước - Waterless Aquarium (Trung tâm thương mại Aeon Mall Hà Đông, Hà Nội) ứng dụng công nghệ để mô phỏng sinh vật biển, mang đến cho du khách trải nghiệm thú vị về một thế giới đại dương đầy màu sắc.

Đời sống văn hóa
Thừa Thiên Huế: 4 ngày nghỉ lễ tổng doanh thu ngành du lịch ước đạt 170 tỷ đồng

Thừa Thiên Huế: 4 ngày nghỉ lễ tổng doanh thu ngành du lịch ước đạt 170 tỷ đồng

(CLO) Thừa Thiên Huế đón khoảng 110.000 khách du lịch đến địa phương, tổng lượng khách đã đặt phòng lưu trú ước đạt 58.000 lượt (trong đó có khoảng 43.000 khách nội địa và 15.000 khách quốc tế), tổng doanh thu ước đạt 170 tỷ đồng.

Đời sống văn hóa