Rộng thêm cửa cho nông sản Việt vào thị trường Trung Quốc

Thứ hai, 26/11/2018 08:48 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), hiện nay Trung Quốc đang có những thay đổi lớn về bộ máy quản lý nông nghiệp. Động thái này được đánh giá cao và được coi là có thêm cơ hội cho việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường này.

Sự kiện: nông sản

Báo Công luận
 Gạo xuất khẩu của Việt Nam đã chiếm tới tỷ trọng hơn 50% tổng nhập khẩu gạo của Trung Quốc trên toàn thế giới (Ảnh TL)

 

Thời gian qua, bằng sự quan tâm và phối hợp giữa Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, hợp tác nông nghiệp nằm trong tổng thể quan hệ chung giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc đã có nhiều cải thiện đáng kể, nhất là trong giai đoạn trong 3 - 4 năm gần đây. Trong lĩnh vực nông nghiệp, xuất khẩu gạo luôn là vấn đề được quan tâm nhất đối với các cuộc gặp cấp cao giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc đã chiếm tới tỷ trọng hơn 50% tổng nhập khẩu gạo của Trung Quốc trên toàn thế giới. Đặc biệt trong giai đoạn qua, nhất là từ năm 2017 đến nay, bộ máy quản lý của Trung Quốc về nông nghiệp đã có những thay đổi lớn. Cụ thể là Trung Quốc đã chuyển Tổng cục kiểm dịch vào Bộ Nông nghiệp Nông thôn Trung Quốc, trong đó Tổng cục Quản lý Giám sát thị trường Quốc gia (trước kia là cơ quan cấp bộ trực thuộc Quốc vụ viện) cũng được chuyển cho Tổng cục Hải quan. Việc thay đổi về quản lý này đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các mặt hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam khi xuất sang thị trường này.

Bên cạnh mặt hàng nông sản, một thông tin quan trọng cũng đến với thị trường sữa Việt khi đến thời gian này, Trung Quốc đã hoàn tất báo cáo đánh giá rủi ro và mở cửa thị trường sữa cho Việt Nam. Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc cũng cho biết, phía Trung Quốc đã soạn thảo xong Nghị định thư để Việt Nam xuất khẩu sữa sang Trung Quốc, sau khi Bộ NN&PTNT cho ý kiến sẽ đưa sang Bộ Công Thương, tiến tới ký kết nhân chuyến thăm của đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sang Trung Quốc vào tháng 4/2019 tới.

Cũng theo Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của nước này với nhiều mặt hàng đã đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD. Tuy nhiên cũng theo khuyến cáo, gần đây Trung Quốc thặt chặt thương mại biên giới nên ngoài việc duy trì xuất khẩu tiểu ngạch chúng ta cần phải đẩy mạnh, mở rộng xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này. Về cơ chế xuất nhập khẩu biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, tại các cửa khẩu sẽ tiến tới thực hiện chính sách 1 cửa 1 điểm dừng. Nếu chính sách này được thực thi thì hàng hóa của Việt Nam sẽ lưu thông được nhanh hơn.

Tuy nhiên, theo Bộ NN&PTNT, các hoạt động xúc tiến thương mại đối với thị trường Trung Quốc hiện nay đã được quan tâm, đầu tư song vẫn chưa xứng tầm với quy mô xuất khẩu của Việt Nam. Hiện khối lượng hàng xuất khẩu đã gấp đôi GDP nhưng việc đầu tư cho xúc tiến thương mại còn khiêm tốn, cách làm không có thay đổi theo hướng hiện đại. Do vậy, trong thời gian tới chúng ta cần phải làm tốt công tác tuyên truyền và phải định hướng tốt cho các hoạt động này.

Hiện với dân số 1,4 tỷ người cùng thu nhập bình quân đầu người 10.000 USD/năm nên Trung Quốc đang được coi là một thị trường khổng lồ của nhiều nước trong đó có Việt Nam. Với tốc độ đô thị hóa 60% và thói quen ăn đồ tươi (so với hàng đông lạnh) nên tỷ lệ nhập khẩu nông sản của thị trường Trung Quốc đang có những hấp dẫn dành cho nông lâm thủy sản của Việt Nam.

Đối với mặt hàng gạo, hiện tại đã có 22 doanh nghiệp chính thức được Trung Quốc chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường này. Chất lượng gạo Việt Nam ngày càng được nâng cao, giá xuất khẩu đã ngang bằng, thậm chí cao hơn cả gạo Thái Lan nhờ chương trình tái cơ cấu từ khâu sản xuất, giống lúa đã theo đúng yêu cầu thị trường. Đối với mặt hàng trái cây đặc biệt quan trọng, thời gian tới, theo Bộ NN&PTNT cần tăng cường xuất khẩu các loại  như khoai lang, chanh leo, dừa, sầu riêng, na, roi, bưởi, măng cụt (sắp xếp theo thứ tự ưu tiên) để sang với thị trường này.

Ngọc Hà

Tin khác

Ngân hàng dồn dập tăng lãi suất huy động, mặt bằng mới được thiết lập

Ngân hàng dồn dập tăng lãi suất huy động, mặt bằng mới được thiết lập

Từ đầu tháng 5 tới nay đã có 6 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm. Trước đó, trong tháng 4, thị trường đón nhận thông tin 16 ngân hàng tăng lãi suất huy động. 

Tài chính - Bảo hiểm
Lần thứ 4 đề xuất giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng cuối năm 2024

Lần thứ 4 đề xuất giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng cuối năm 2024

(CLO) Bộ Tài chính vừa đề xuất giảm 2% thuế suất Thuế Giá trị gia tăng (VAT) cho nửa cuối năm 2024 để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Đây là lần thứ 4, Bộ Tài chính giảm loại thuế này.

Tài chính - Bảo hiểm
Càng Sài Gòn (SGP) tăng lãi Quý 1 nhờ công ty liên kết và hoạt động tài chính

Càng Sài Gòn (SGP) tăng lãi Quý 1 nhờ công ty liên kết và hoạt động tài chính

(CLO) Nhờ doanh thu hoạt động tài chính và lợi nhuận từ công ty liên kết, CTCP Cảng Sài Gòn (SGP) báo lãi Quý 1/2024 tăng trưởng mạnh.

Tài chính - Bảo hiểm
Thu hàng trăm nghìn tỷ mỗi năm từ bán điện, nhưng lợi nhuận của Điện lực miền Nam (EVNSPC) mỏng, đóng thuế cả năm chỉ tương đương khoảng 2 giờ bán điện

Thu hàng trăm nghìn tỷ mỗi năm từ bán điện, nhưng lợi nhuận của Điện lực miền Nam (EVNSPC) mỏng, đóng thuế cả năm chỉ tương đương khoảng 2 giờ bán điện

(CLO) Năm 2023, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) có doanh thu 162.647 tỷ đồng, ước tính mỗi ngày thu về hơn 445 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh nghiệp này có biên lãi ròng rất mỏng chỉ 0,3%, tức là 1.000 đồng doanh thu mới đổi được 3 đồng lãi. Vì vậy, EVNSPC chỉ ghi nhận lãi mỏng và nộp thuế "bèo". Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022 chỉ vỏn vẹn hơn 32 tỷ đồng, tức là tương đương khoảng 2 giờ bán điện.

Tài chính - Bảo hiểm
Đầu tư I.P.A (IPA) doanh thu tăng trở lại, dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ

Đầu tư I.P.A (IPA) doanh thu tăng trở lại, dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ

(CLO) CTCP Tập đoàn Đầu tư I.P.A (IPA) đã thông qua kế hoạch tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào cuối tháng 5.

Tài chính - Bảo hiểm