Rủi ro biến tướng nguồn tín dụng có thể gây đổ vỡ hàng loạt

Thứ ba, 24/04/2018 10:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Dòng chảy tín dụng tiêu dùng đang gây ra nhiều lo ngại khi thực tế, nhiều đối tượng “dưới chuẩn” không tiếp cận được tín dụng tiêu dùng song lại có không ít người vay tiêu dùng để tiêu thụ các mặt hàng xa xỉ như xe sang, điện thoại cao cấp, mua bất động sản để đầu cơ...

Tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro đã được kiểm soát với tốc độ chậm lại, như tín dụng đối với hoạt động kinh doanh BĐS giảm từ 7,71% năm 2016 xuống 6,53% tổng dư nợ; tín dụng lĩnh vực chứng khoán chỉ chiếm khoảng 0,17% tổng dư nợ. 

Thế nhưng nguồn vốn của NH vẫn chảy vào những lĩnh vực được cảnh báo, nhất là bất động sản (BĐS). Nhiều NH cho rằng cho vay BĐS là vốn đầu tư có kiểm soát. Thực tế có phải như vậy? 

Tại thời điểm này, các NH không chỉ kiểm soát tín dụng vào BĐS, mà cần phải kiểm soát đường đi của dòng tín dụng. Trước nay, NH vẫn không kiểm soát chặt chẽ dòng tiền cho vay nên dòng tín dụng luôn luôn bị biến dạng. 

Thực tế nhiều doanh nghiệp đã vay vốn sản xuất kinh doanh, nhưng dùng để đầu tư vào những lĩnh vực không phải thế mạnh hay những lĩnh vực rủi ro cao, đến khi doanh nghiệp vỡ nợ NH mới phát hiện. việc vay vốn luôn dễ hơn đối với doanh nghiệp lớn và các lĩnh vực hấp dẫn như cho vay tiêu dùng, BĐS, chứng khoán, vì đối tượng vay luôn đầy đủ tài sản thế chấp và chứng minh được nguồn trả nợ cho NH. 

Tháng 1/2018, NHNN có Văn bản 563/NHNN-TTGSNH yêu cầu các TCTD, chi nhánh NH nước ngoài chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng ưu tiên tập trung vốn cho sản xuất, kinh doanh. 

Theo văn bản này, để đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động NH và tăng trưởng tín dụng bền vững theo chủ trương của Chính phủ, định hướng của NHNN, Thống đốc NHNN yêu cầu các TCTD kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng theo đúng chỉ tiêu được NHNN giao, phù hợp với các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, hoạt động NH của NHNN. 

Tín dụng tiêu dùng tiếp tục tăng mạnh theo đà tăng trưởng từ cuối năm 2015. 

Báo Công luận
Theo các chuyên gia tài chính – ngân hàng, đã đến lúc cần giám sát tín dụng tiêu dùng để tránh biến tướng, gây hậu quả xấu.

Năm 2017 tín dụng tiêu dùng ước tăng 65% (năm 2016 tăng 50,2%). Tỷ trọng tín dụng tiêu dùng trong tổng tín dụng tăng từ 12,3% năm 2016 lên 18% trong năm 2017. Đáng chú ý, cho vay với mục đích mua, sửa chữa nhà ở tiếp tục chiếm tỷ trọng chính và là lĩnh vực tăng trưởng mạnh nhất, năm 2017 chiếm 52,9% (năm 2016 chiếm 49,5%), tốc độ tăng trưởng 76,5% (năm 2016 tăng 78,4%). 

Thế nhưng có một thực tế, theo báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, các NH đang lách để cho vay BĐS thông qua cho vay tiêu dùng. Cụ thể, tỷ trọng tín dụng vào hoạt động kinh doanh BĐS và xây dựng năm 2017 giảm nhẹ, đạt 12,2% so với năm 2016, chiếm 15,8% trong tổng tín dụng (năm 2016 là 17,1%). Trong đó, tín dụng vào lĩnh vực xây dựng khoảng 9,9%, kinh doanh BĐS khoảng 5,9%. 

Cuối tháng 3 vừa qua, đại diện NHNN chi nhánh TPHCM cho biết tín dụng BĐS chiếm khoảng 10,8% tổng dư nợ cho vay trên địa bàn, tương đương 198.000 tỷ đồng. Đồng thời, trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng khoảng 220.000 tỷ đồng, cho vay liên quan đến BĐS chiếm khoảng 28,7%, tương đương 63.140 tỷ đồng. 

Theo đó, tổng tín dụng vào lĩnh vực BĐS tại TPHCM ước đạt 261.140 tỷ đồng, tăng khoảng 15.140 tỷ đồng về con số tuyệt đối so với năm trước. Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia dự báo trong năm 2018, tín dụng tiêu dùng có thể tiếp tục tăng trưởng cao và là một trong những mảng hoạt động chiến lược, nhiều tiềm năng của các tổ chức tín dụng (TCTD). 

Theo đó, rủi ro dòng tín dụng vào tiêu dùng chảy ra BĐS vẫn đang hiện hữu. NHNN cần có các biện pháp giám sát dòng tiền vào các lĩnh vực rủi ro cao như chứng khoán, BĐS. Bởi tổng dư nợ cho vay BĐS chiếm tỷ trọng thấp trong tổng tín dụng, nhưng cho vay tiêu dùng thực chất phần lớn vào BĐS, nếu cộng cả con số đó vào, cho vay BĐS đang ở mức cao.

Mặc dù tăng trưởng kinh tế với hàm lượng tín dụng cao có thể thúc đẩy đầu tư, song điều này cũng gây ra những lo ngại về hiệu quả của dòng tín dụng và vấn đề kiểm soát rủi ro của các TCTD. Trong bối cảnh thị trường BĐS giao dịch sôi động hơn, dòng tín dụng có khả năng chảy vào các lĩnh vực phi sản xuất, gia tăng các hoạt động cho vay rủi ro quá mức, qua đó tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu cho hệ thống. 

Từ hệ quả nợ xấu của giai đoạn trước cùng hàng loạt chỉ số an toàn trong hoạt động, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, NHNN bắt buộc phải thực hiện việc khống chế cho vay quá đà đối với các lĩnh vực rủi ro.

Bản thân các NH cũng hướng đến tăng trưởng an toàn bền vững, không hướng đến tăng trưởng bằng mọi giá. Tuy nhiên, nhắc nhở của NHNN là rất cần thiết vì tâm lý của nhiều NH, nhất là các NH nhỏ khó tăng trưởng tín dụng vẫn rất chuộng cho BĐS.

Mặc dù NH giảm giá trị tài sản đảm bảo, tăng lãi suất đối với vay đầu tư BĐS, nhưng nếu trong tương lai cơn sốt đất hạ nhiệt nhanh, người vay gặp khó khăn trong việc trả nợ và giá trị tài sản xuống thấp, bản thân NH cũng sẽ gánh chịu thiệt hại. 

Nhiệm vụ tập trung vốn vào sản xuất kinh doanh, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro đã được Chính phủ chỉ đạo cho ngành ngân hàng và các NH đều cho biết đang bám sát mục tiêu này để cho vay. 

Các dự án hiệu quả hay nhu cầu vay để xây nhà ở xã hội, vay tiêu dùng mua nhà để ở, kể cả những món vay đúng nhu cầu không có yếu tố đầu cơ, vẫn có thể cho vay bình thường. 

Còn với nhu cầu vay để mua bán kinh doanh đầu cơ BĐS hay đất nền đang nóng ở các khu vực có yếu tố không bền vững, các NH phải thận trọng xem xét. Theo các chuyên gia tài chính – ngân hàng, đã đến lúc cần giám sát tín dụng tiêu dùng để tránh biến tướng, đảm bảo loại hình tín dụng này phát triển một cách bền vững mà không phải là tăng trưởng nóng, dẫn đến nguy cơ đổ vỡ. 

Bảo Anh

Tin khác

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm
Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

(CLO) Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng tích cực triển khai các chương trình gói tín dụng với lãi suất hấp dẫn giúp khách hàng doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

(CLO) Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đưa ý kiến về việc đưa hệ thống KRX vào vận hành ngày 2/5 theo kế hoạch trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm