Báo giấy: AI còn nhớ?

Sài Gòn - da diết những tiếng… rao

Thứ năm, 20/06/2019 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Với bất cứ ai sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Sài Gòn, tiếng rao đã trở thành một phần kí ức bình dị và đẹp đẽ. Trong đó, dĩ nhiên không thể thiếu tiếng rao lanh lảnh của những cậu bé bán báo.

Một thời, những tiếng rao ấy, âm thanh ấy đã chiếm lĩnh đời sống tinh thần của người Sài Gòn và giờ đây, giữa Sài Gòn đô hội, náo nhiệt, giữa thời smart phone lên ngôi, âm thanh ấy còn đâu.

Đón nhận đề tài “Sài Gòn - da diết những tiếng… rao báo” từ Ban Biên tập cho số báo đặc biệt nhằm kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam năm nay (21/6/2019), chúng tôi lên kế hoạch “săn tìm những tiếng rao” trên khắp các con phố của Sài Gòn. Điểm đến của chúng tôi phần lớn những con phố khu trung tâm thành phố Sài Gòn, nơi tấp nập dòng người qua cũng là những nơi dễ tìm gặp lại những người bán báo dạo với những tiếng rao báo lanh lảnh đầy xúc cảm. 

Desktop3

Nhưng dường như âm thanh “Báo đây! Báo mới đây!” của một thời từng chiếm lĩnh đời sống tinh thần của người dân Sài Gòn nay gần như đang lùi vào trong dĩ vãng giữa Sài Gòn đô hội, náo nhiệt, giữa thời smart phone lên ngôi.

“Còn đâu nữa chú. Giờ đâu còn ai bán báo dạo như ngày xưa nữa. Báo giờ người ta bán sạp, hay có người giao cho nhà nào đặt hàng tháng, hàng năm. Chứ có ai bán báo dạo nữa đâu mà chú tìm” – Biết mấy ngày nay chúng tôi ghé quán cà phê đá vỉa hè này là để tìm gặp một người bán báo dạo nên bác Nguyễn Văn Công (78 tuổi) chủ một quán cà phê đá nhỏ trên dường Đồng Khởi (Q. 1) cho biết: “Năm trước, còn thấy thằng nhóc bán báo đi qua đây. Ngày nào tôi cũng mua ủng hộ nó một tờ, nhưng cả năm nay thì không thấy nữa. Chắc nó không bán được nên cũng đã chuyển nghề. Tôi thấy, ngày nay, hàng quán nào cũng có một quầy báo trước cửa, khách hàng tự lấy đọc miễn phí, mặt khác phần lớn người ta dùng điện thoại smart để lướt xem thông tin cho nhanh”.

Trước đây, bán báo dạo được xem như một nghề kiếm thu nhập của những người nghèo, những đứa trẻ kiếm thêm tiền học khi mà báo giấy đang ở thời hoàng kim, thời công nghệ thông tin chưa lên ngôi. Hình ảnh những người tay ôm chồng báo đi rao bán qua các khu phố, báo giấy xuất bản mỗi ngày đã trở nên quen thuộc trên các con phố…

banbao_e732a

Cụ Nguyễn Hai nhà ở gần chợ Bến Thành, công việc trước đây làm ở một nhà xuất bản nhớ lại: “Những năm sau giải phóng, cứ khoảng 15 giờ chiều mỗi ngày, những người phát hành, những người bán báo dạo, đứng chờ giờ báo ra đông nghẹt trước cổng nhà in. Sắp đến giờ phát hành, cửa mở cho mọi người cùng vào để nhận báo. Sau đó đóng cửa lại, để bảo đảm sự công bằng, không ai được mang báo ra trước. Đây là thời điểm vui nhất, các nhà phát hành tranh thủ… điểm báo: tin bài nào nóng, hấp dẫn, đánh giá báo hôm nay bán được hay không. Mọi người náo nức chờ mở cửa để đưa báo đi sớm. Cửa vừa mở, y như bầy ong vỡ tổ, người ôm, kẻ vác báo ùa chạy ra rồi nhanh chóng chất lên xe chở về giao cho sạp báo. Còn những người bán báo dạo cất lên tiếng rao “báo đây” vang lên khắp nẻo đường”.

Dù biết ở Sài Gòn tiếng rao của người bán báo đã lùi vào dĩ vãng, nhưng 5 giờ sáng ngày Chủ nhật, chúng tôi vẫn rong ruổi khắp nhiều nẻo đường như mong từ tiềm thức “Báo đây! Báo mới đây!...” bất chợt quay về. Tiếc rằng, chúng tôi không được gặp những người bán báo dạo với những tiếng rao mà chỉ gặp những người giao báo đến các quán cà phê, nhà riêng, công ty, ... họ âm thầm, lặng lẽ không một tiếng… rao.

Từ chợ Bến Thành đến công viên 23/9, hiếm hoi lắm chúng tôi mới bắt gặp cảnh một cụ ông ngồi đọc báo, uống cà phê sáng. Nhìn cảnh người đàn ông đeo kính dõi mắt theo từng con chữ trên mặt báo, chốc chốc lại nhấm nháp ngụm cà phê và đưa mắt nhìn về phía công viên - nơi những người đứng tuổi đang tập thể dục dưỡng sinh, chúng tôi đến bắt chuyện.

Người đàn ông tên Hùng với làn da “mặn mà” màu nắng gió, in hằng vết khói bụi thời gian ấy cho biết, ông không chỉ đọc báo giấy mà còn đọc báo bằng điện thoại. Nhưng theo bác Hùng, báo giấy vẫn rất cần thiết, vì có thể mang theo đến bất kỳ đâu, lấy ra đọc bất cứ lúc nào. Với những chuyến đi xa, báo giấy có thể là người bạn đồng hành trên mỗi chuyến xe giúp ông bổ sung thông tin một cách đủ đầy mà lại tiết kiệm được pin điện thoại, lại vừa đỡ tốn tiền đăng ký sử dụng mạng internet qua điện thoại. 

“Tôi vẫn thường xuyên đọc báo giấy. Vì đọc báo trên điện thoại chữ nhỏ người lớn tuổi không nhìn thấy rõ được, thậm chí nhìn lâu còn bị mỏi mắt. Mỗi khi có thời gian rảnh hay đi đâu xa, tôi thường mang theo vài tờ báo làm bạn đồng hành. Nhiều người lớn tuổi như chú mà bây giờ không có báo giấy thì xem như là “mù” thông tin luôn. Vì đọc qua điện thoại thì không đọc lâu được, còn xem thời sự thì toàn là những tin vắn, khó có thể tìm hiểu sâu để nắm bắt thông tin được”, bác Hùng tâm sự.

Bao 2

Đang trò chuyện với bác Hùng, chợt nghe qua tiếng loa phóng thanh cà rọt, cà rẹt từ ngoài công viên của đủ loại hàng rong. Cái thời hiện đại, họ không còn rao bán bằng miệng mà dùng kỹ thuật thu âm rồi phát qua loa. Không dùng sức người nên họ cứ mở máy liên tục làm cho người nghe thấy rất mệt. Những tiếng rao bán hàng chồng lấn nhau chát chúa, vô tình, lặp đi lặp lại bên tai. Chúng tôi nhìn nhau, rồi tự hỏi: “Không lẽ, tiếng rao hàng bây giờ nó vô hồn như vậy sao?”.

Bao 1

Nhớ lại những đêm khuya vắng trước đây, nghe tiếng rao của anh bán mì gõ kèm theo tiếng lốc cốc hay tiếng rao của chị bán chè: “Ai ăn chè đậu xanh, bún tàu, nước dừa… Ai ăn hột vịt lộn không...” là lòng người cảm thấy đói muốn ăn. Mỗi lần rao, dù câu chữ  giống nhau nhưng âm điệu lại khác nhau. Người nghe có thể cảm thụ tâm trạng của người rao, vui buồn vì chưa bán được. Ai sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Sài Gòn, thì tiếng rao được xem là một phần ký ức bình dị và đẹp đẽ.

Trong đó, dĩ nhiên không thể thiếu tiếng rao lanh lảnh của những cậu bé bán báo. Một thời, những tiếng rao ấy, âm thanh ấy đã chiếm lĩnh đời sống tinh thần của người Sài Gòn và giờ đây, giữa Sài Gòn đô hội, náo nhiệt, giữa thời smart phone lên ngôi, âm thanh ấy có còn đâu.

Thái Sơn – Thanh Vĩnh

Tin khác

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo
Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo
Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

(CLO) Sáng 26/4, tại TP. Sơn La, tỉnh Sơn La, Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt đã tổ chức Lễ tri ân kỷ niệm 40 năm Báo Nông thôn Ngày Nay xuất bản số báo đầu tiên (7/5/1984 - 7/5/2024).

Nghề báo