Saigontel (SGT) doanh thu mảng BĐS lao dốc 92%, lợi nhuận Quý 1 giảm sâu 96,4%

Thứ năm, 04/05/2023 10:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo BCTC Quý 1 năm 2023 của CTCP Công nghệ Viễn Thông Sài Gòn - Saigontel (SGT) thì doanh thu mảng BĐS lao dốc tới 92%, lợi nhuận Quý 1 cũng giảm sâu 96,4%.

Doanh thu giảm tới 81,1% chủ yếu do mảng bất động sản lao dốc, lợi nhuận giảm 96,4%

CTCP Công nghệ Viễn Thông Sài Gòn - Saigontel (Mã SGT) là thành viên thuộc Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (SGI), một tập đoàn tư nhân hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và phát triển quàn thể Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ.

Theo báo cáo tài chính Quý 1 năm 2023, tình hình kinh doanh của Saigontel đang gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng khi mà cả doanh thu và lợi nhuận của công ty đều sụt giảm mạnh.

Theo đó, doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của Saigontel trong Quý 1 chỉ đạt 64,3 tỷ đồng giảm tới 81,1% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó doanh thu đến từ hoạt động thương mại - dịch vụ chiếm 48,4 tỷ đồng, giảm khoảng 67%.

saigontel sgt doanh thu mang bds lao doc 92 loi nhuan quy 1 giam sau 964 hinh 1

Doanh thu Quý 1 của Saigontel (SGT) giảm sâu, đặc biệt là mảng BĐS doanh thu giảm tới gần 92% (Ảnh TL)

Bài liên quan

Đáng chú ý nhất đó là hoạt động kinh doanh bất động sản, cho thuê đất, văn phòng và nhà xưởng, doanh thu đã lao dốc từ 193,4 tỷ đồng xuống chỉ còn 15,8 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm tới 91,8%.

Doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ giảm nhẹ từ 3,4 tỷ đồng xuống chủ còn 3,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng chi phí tài chính, chủ yếu trong đó là chi phí lãi vay vẫn đi ngang ở mức 15 tỷ đồng dù cho quy mô doanh thu và các hoạt động kinh doanh trong Quý 1 thu hẹp khá nhiều. Điều này tương ứng với việc dù giảm quy mô hoạt động nhưng chi phí lãi vay cho các khoản vay trước đó không hề suy giảm mà vẫn đang là gánh nặng cho Saigontel.

Dù doanh thu sụt giảm mạnh nhưng điều kỳ lạ đó là chi phí bán hàng lại tăng gần gấp đôi, từ 850 triệu lên 1,4 tỷ đồng. Thêm vào đó, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng từ 11,4 tỷ đồng lên 19,3 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng tới 69% so với cùng kỳ năm trước. Phần tăng thêm này vẫn chưa được thuyết minh rõ trong báo cáo tài chính Quý 1 của Saigontel.

Doanh thu sụt giảm nhưng các loại chi phí không những không giảm mà còn gia tăng mạnh đã tạo áp lực lên lợi nhuận khiến cho lợi nhuận sau thuế của Saigontel chỉ còn 6,8 tỷ đồng, tương ứng mức giảm tới 96,4%.

Rủi ro tăng mạnh trong cơ cấu tài sản khi tổng nợ vay vượt quá vốn chủ sở hữu, mới phát sinh thêm khoản nợ 187 tỷ trong Quý 1

Tại thời điểm kết thúc Quý 1 năm 2023, tổng tài sản của Saigontel tăng nhẹ từ 2.843 tỷ đồng lên 3.060,8 tỷ đồng. Tuy nhiên cần phải lưu ý đó là phần tăng thêm này chủ yếu ghi nhận từ các chỉ tiêu tài chính về vay nợ.

Nợ vay và thuê tài chính ngắn hạn của Saigontel tính tới hết tháng 3 năm 2023 đã lên tới 1.370,8 tỷ đồng, tăng thêm tới 166,2 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Đáng chú ý trong cơ cấu về nợ ngắn hạn này, đó là các khoản nợ lớn nhất của Saigontel không đến từ các ngân hàng mà từ các tổ chức, cá nhân.

Trong đó, 3 khoản nợ lớn nhất phải kể đến là khoản nợ 329,6 tỷ đồng vay của CTCP Tập đoàn Đầu tư và Phát triển Hưng Yên. Kế đến là khoản vay 284 tỷ đồng của CTCP KCN Sài Gòn Nhơn Hội. Khoản vay 187,5 tỷ đồng của CTCP Đầu tư phát triển Hạ tầng Đức Hòa, khoản vay này mới phát sinh thêm trong Quý 1 năm nay.

Trong khi đó, vay và nợ thuê tài chính dài hạn cũng tăng nhẹ từ 368 tỷ đồng lên 395,2 tỷ đồng. Như vậy, tổng nợ vay tài chính ngắn hạn và dài hạn của Saigontel đã lên tới 1.766 tỷ đồng. Tại thời điểm kết thúc Quý 1, vốn chủ sở hữu của Saigontel mới chỉ đạt 1.659,4 tỷ đồng. Như vậy, có thể thấy rằng tổng tiền các khoản vay của Saigontel đã vượt qua cả vốn chủ sở hữu của công ty.

Hàng tồn kho chiếm 1.131 tỷ đồng, 90% trong số đó đã bị thế chấp trong các khoản nợ

Một điểm đáng chú ý khác trong cơ cấu tài sản của Saigontel đó là ghi nhận về hàng tồn kho cuối kỳ chiếm tới 1.131 tỷ đồng. Tuy không biến động nhiều so với đầu kỳ nhưng chiếm tới 1/3 tổng giá trị tài sản của công ty.

Đây hầu hết đều là chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang tại các dự án xây dựng mà Saigontel đang tham gia, chỉ một phần nhỏ là hàng hóa. Đáng chú ý nhất trong đó là: Chi phí xây dựng dở dang KCN Đại Đồng Hoàn Sơn 2, tồn kho đang lên tới 470,1 tỷ đồng; Chi phí Dự ánCCN Tân Phú 1, tồn kho ghi nhận tới 312,7 tỷ đồng.

Tuy rằng giá trị hàng tồn kho ứ đọng, kém, mất phẩm chất, không có khả năng tiêu thụ trong kỳ là không có nhưng theo ghi nhận trên BCTC thì có đến 1.023,9 tỷ đồng giá trị tồn kho đang được sử dụng để làm tài sản thế chấp cho các khoản vay của Saigontel.

Trong cơ cấu tài sản của Saigontel cũng ghi nhận một phần rất lớn đến từ phải thu ngắn hạn, chiếm 748,6 tỷ đồng. Tuy nhiên trong đó phải thu ngắn hạn từ khách hàng lại chỉ chiếm 78,8 tỷ đồng, tức là chỉ khoảng 10,5%. 

Trong khi đó Phải thu ngắn hạn khác lại chiếm tới 471,8 tỷ đồng. Thuyết minh về phần này, công ty có ghi nhận về 2 khoản phải thu lên tới 115,9 tỷ đồng và 83,1 tỷ đồng của 2 cá nhân là ông Nguyễn Khắc Tài, Nguyễn Duy Phong theo các quyết định của HĐQT năm 2020. Đây là 2 khoản tạm ứng cho 2 cá nhân trên trong việc chi trả bồi thường giải phóng mặt bằng Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn II. Ghi nhận về số tiền này trong mục phải thu tức là vẫn mới nằm trên giấy chứ chưa phát sinh tiền về với Saigontel.

Trong kỳ, Saigontel cũng ghi nhận sự bất ổn đối với dòng tiền khi mà lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm tới 22,7 tỷ đồng, cho thấy công ty đang thiếu hụt nguồn tiền để bù đắp cho hoạt động kinh doanh của mình.

Trang Thu

Bình Luận

Tin khác

Giảm mạnh ngày lễ, giá vàng SJC vẫn “nóng bỏng tay” so với vàng thế giới

Giảm mạnh ngày lễ, giá vàng SJC vẫn “nóng bỏng tay” so với vàng thế giới

(CLO) Dù giảm mạnh trong ngày nghỉ lễ nhưng giá vàng SJC vẫn cao vượt trội so với giá vàng thế giới.

Tài chính - Bảo hiểm
Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm
Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

(CLO) Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng tích cực triển khai các chương trình gói tín dụng với lãi suất hấp dẫn giúp khách hàng doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm