“Sân cỏ thanh xuân” gặp lại nhà báo Đình Khải

Chủ nhật, 20/06/2021 08:12 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đã lâu lắm rồi, người hâm mộ mới được thấy nhà báo, bình luận viên bóng đá nổi tiếng Đình Khải xuất hiện trên sóng truyền hình. Chất giọng đặc biệt ấy cùng với kiến thức uyên bác, cách dẫn dắt sinh động, hấp dẫn đã làm mê mẩn hàng triệu con tim người yêu môn thể thao vua mấy chục năm qua.

Nhà báo Đình Khải trong chương trình “Quán Thanh xuân” với chủ đề “Sân cỏ thanh xuân”.

Nhà báo Đình Khải trong chương trình “Quán Thanh xuân” với chủ đề “Sân cỏ thanh xuân”.

Theo dõi trên trang cá nhân nhà báo Đình Khải thì thấy ông thường xuyên cập nhật “trạng thái”. Ngày có đến 3,4, thậm chí hôm nào có bóng đá còn nhiều hơn thế. Những status của ông cũng khá đa dạng, phong phú về nội dung. Khi thì những mẩu ký ức gắn bó với cuộc đời, từ khi sống ở quê nhà Lâm Thao (Phú Thọ) rồi sau này làm ở Viện Nghiên cứu hóa học và cuối cùng là Đài Tiếng nói Việt Nam. Khi lại thấy ông làm những vần thơ bỏng cháy, giàu cảm xúc về quê hương, đất nước, về tình cảm mẹ cha thiêng liêng. Và thường xuyên hơn là thấy ông thông tin, bình luận những trận đấu bóng đá sắp và đang diễn ra. Những status của ông luôn nhận được sự đón nhận của cộng đồng mạng và ông coi đó là cách để mình đến “gần hơn” với khán, thính giả đã bao nhiêu năm động viên, cổ vũ ông trên con đường làm báo, làm bình luận bóng đá.

Hôm nay, gặp ông trước giờ ghi hình Quán Thanh xuân với chủ đề “Sân cỏ thanh xuân”, tôi thấy ông thật giản dị, dễ gần, sức khỏe vẫn khá tốt, tuy trí nhớ có giảm sút đôi chút.

Chẳng thế mà ông bảo: “Mình định đi xe máy đến Đài mà bà xã không cho, bắt phải đi tắc xi”. Thực ra trông ông khỏe khắn vậy thôi nhưng đã ở tuổi 80 rồi, cái tuổi mà người ta thường không biết trước điều gì sẽ xảy ra cả. Ông chia sẻ, để “chống lại” tuổi tác ngày càng cao, ngày nào ông cũng đi bộ qua hai trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Đại học Quốc gia Hà Nội, đồng thời thường xuyên cập nhật kiến thức qua báo mạng cũng như chơi Facebook.

Nhà báo Đình Khải và nhóm Ekip chương trình

Nhà báo Đình Khải và nhóm Ekip chương trình "Quán Thanh Xuân"

Gặp ông có lẽ câu hỏi đầu tiên mà mọi người thường thắc mắc là “bí quyết” gì để ông thành công với nghề bình luận viên bóng đá. Ông bảo điều đầu tiên phải có sức khỏe tốt để thức khuya vì các trận đấu bóng ở nước ngoài thường diễn ra theo giờ Việt Nam là vào đêm. Thứ hai là phải có kiến thức uyên bác trên nhiều lĩnh vực để có thể vận dụng linh hoạt trong các bài tường thuật, bình luận. Thứ ba là cách dẫn dắt phải thật cuốn hút người xem/ nghe. Riêng ở điều thứ ba thì ông chia sẻ, ông may mắn được tích lũy khi còn học ở phổ thông. Ông từng là một trong những học sinh giỏi văn của tỉnh Phú Thọ vì thế trong các bài tường thuật, ông thường dùng ca dao, tục ngữ để người xem nhớ lâu cũng như để buổi tường thuật trở nên mềm mại, thú vị. Ông bảo, ca dao, tục ngữ là vốn quý đã được ông cha ta đúc kết từ bao đời nay và đến hôm nay ca dao, tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị, chỉ có điều ta phải áp dụng nó thế nào cho hợp lý, phù hợp với văn cảnh và cho vừa lòng người nghe.

Ông nổi tiếng là cây bình luận viên bóng đá trên sóng phát thanh – một loại hình báo chí mà người tường thuật đem được không khí trong sân đến với thính giả là điều không dễ một chút nào. Các tình tiết trên sân phải cập nhật liên tục đến thính giả, đòi hỏi người bình luận phải căng tai, căng mắt phán đoán nhanh tình huống sự việc kịp thời cung cấp cho người nghe. Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng chia sẻ, nếu người xem bật ti vi đang chiếu trận đấu bóng đá nhưng tắt tiếng và để một chiếc đài nghe Đình Khải tường thuật trận đấu ấy thì đó là buổi xem bóng đá tuyệt vời nhất, thú vị nhất.

Bao nhiêu năm bình luận bóng đá trên đài, cùng với nhà báo Hoài Sơn, nhà báo Đình Khải đã “làm mưa, làm gió” trên sóng phát thanh. Tất nhiên giờ đây truyền hình phát triển thì người hâm mộ đã có thể chọn cho mình cách xem là bật ti vi chứ không phải bật đài nhưng nhiều người vẫn còn rất nhớ đến cách tường thuật của ông- một cách tường thuật đặc biệt mà hiếm ai có được. Sau khi ông rời công việc bình luận bóng đá (hay ông thường gọi là “tắt tiếng” trên đài) thì nhiều người đã viết thư, gọi điện cho ông, có người còn làm thơ tặng ông rất cảm động. Ví dụ có người làm những câu thơ về “Người bình luận già đáng kính” Đình Khải: “Chắc phải lâu lắm chúng ta mới được nghe/ Một giọng vang vang trên mỗi sân vận động/ Lôi cuốn biết bao nhiêu những chiều gió lộng/ Thổi hồn vào những nhiệt huyết say mê…”.

Khi chia sẻ lại với tôi câu chuyện này, nhà báo Đình Khải bảo coi như ông đã thành công với nghề, không còn điều gì hối tiếc với nghề nữa. Điều mà ông mong mỏi các bình luận viên bóng đá nói riêng và những nhà báo nói chung là hãy làm việc bằng cả trái tim, sự nhiệt huyết, đam mê của mình rồi cuối cùng không sớm thì muộn công chúng sẽ ghi nhận.

“Tôi mong muốn các nhà báo hãy nâng mình lên, tạo cho mình những giá trị đặc biệt mà chỉ riêng mình mới có được”, nhà báo Đình Khải nhấn mạnh.

Duy Hưng

Tin khác

Báo Phụ nữ TP HCM công bố Cuộc thi viết “Vẻ đẹp của nước”

Báo Phụ nữ TP HCM công bố Cuộc thi viết “Vẻ đẹp của nước”

(CLO) Ngày 2/5, Báo Phụ nữ TP HCM phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức họp báo công bố Cuộc thi viết với chủ đề “Vẻ đẹp của nước”.

Nghề báo
Toạ đàm về xu hướng truyền thông mới: Biến khó khăn thách thức thành cơ hội phát triển

Toạ đàm về xu hướng truyền thông mới: Biến khó khăn thách thức thành cơ hội phát triển

(CLO) Nhằm đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động Đoàn gắn với công tác chuyên môn nghiệp vụ, chiều 2/5, Ban chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức chương trình tọa đàm “Xu hướng truyền thông mới – Cơ hội và thách thức”.

Nghề báo
Bổ nhiệm ông Trần Văn Biên làm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp

Bổ nhiệm ông Trần Văn Biên làm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp

(CLO) Sáng 2/5, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu Lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp.

Nghề báo
“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

(CLO) Nói về tác phẩm “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp” nhà báo Trần Thu Hà cho biết: “Bộ phim chỉ 50 phút, nhưng chúng tôi cố gắng chuyển tải được giá trị từ khối lượng thông tin đồ sộ, thành những câu chuyện dễ hiểu, mới mẻ và thu hút được khán giả, nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác của thông tin”.

Nghề báo
Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

(CLO) Chiều 1/5, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Báo Quân đội nhân dân (QĐND) phối hợp với Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam và một số đơn vị tổ chức Lễ khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”.

Nghề báo