Sẵn sàng nhân lực, vật tư y tế để điều trị cho bệnh nhân COVID-19, giảm tối đa số ca tử vong

Chủ nhật, 15/08/2021 16:55 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đây là yêu cầu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại hội nghị trực tuyến sơ kết về công tác phòng, chống dịch với các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 và triển khai thực hiện Nghị quyết số 86/NQ-CP của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, ngày 15/8.

Sự kiện: COVID-19

Bài liên quan

Dự hội nghị với Thủ tướng tại đầu cầu trụ sở Chính phủ có các Phó Thủ tướng; các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan liên quan; tại đầu cầu 36 tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg có Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố; các thành viên Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 dự họp tại đầu cầu TP Hồ Chí Minh.

Thủ tướng yêu cầu các địa phương, trong công tác điều trị sẵn sàng đầy đủ nhân lực, vật tư, hậu cần đầy đủ để điều trị cho bệnh nhân, giảm tối đa số ca tử vong; nghiên cứu, thí điểm điều trị F0 ngay tại cộng đồng, đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Thủ tướng yêu cầu các địa phương, trong công tác điều trị sẵn sàng đầy đủ nhân lực, vật tư, hậu cần đầy đủ để điều trị cho bệnh nhân, giảm tối đa số ca tử vong; nghiên cứu, thí điểm điều trị F0 ngay tại cộng đồng, đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Không để lây lan dịch bệnh trong quá trình thực hiện xét nghiệm

Sau khi nghe các Phó Thủ tướng, các Bộ, ngành liên quan báo cáo kết quả công tác thực hiện Chỉ thị số 16 tại các tỉnh, thành phố. Thủ tướng Phạm Minh Chính kết luận, Thủ tướng biểu dương sự cố gắng, nỗ lực của các ngành, địa phương, đặc biệt là tại các tỉnh có các ổ dịch lớn như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và một số tỉnh, thành phố đã thực hiện Chỉ thị 16 đã đạt được một số kết quả tích cực.

Điều đó cho thấy để có kết quả cao trong phòng, chống dịch thì công tác lãnh đạo, chỉ đạo phải thống nhất, chuyên sâu, mạnh mẽ, dứt khoát, quyết đoán; có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội; sự tham gia, ủng hộ và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch của toàn nhân dân và doanh nghiệp; sự phối hợp chặt chẽ, hài hòa, nhịp nhàng, có hiệu quả giữa các lực lượng, cơ quan, đơn vị, địa phương, với tinh thần tất cả vì sức khỏe, lợi ích quốc gia dân tộc; sự chủ động trong công tác chuẩn bị hậu cần ở mức cao nhất, có phương án phù hợp, thực chất, khả thi.

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, có nơi nghiêm trọng. Do đó nhiệm vụ cao nhất lúc này vẫn là phòng, chống dịch, song những nơi an toàn thì tổ chức sản xuất, với phương châm “an toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn”.

Tại các địa phương đang có dịch và thực hiện giãn cách xã hội, Thủ tướng chỉ đạo Bí thư cấp ủy phải trực tiếp làm Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch; các đồng chí Phó Bí thư phụ trách từng mảng công việc cụ thể. Các địa phương phải thành lập ngay Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch, trong đó, Chủ tịch UBND cùng cấp làm Chỉ huy trưởng và có bộ phận thường trực hoạt động 24/7.

Phòng dịch, chính là chống lây nhiễm từ người này sang người khác, do đó phải thực hiện nghiêm giãn cách xã hội, mà cụ thể là thực hiện “ai ở đâu ở yên đó”, tổ chức thần tốc xét nghiệm, phân loại, cách ly nhanh chóng F0 ra khởi cộng đồng, tranh thủ thời gian vàng giãn cách để kiểm soát dịch bệnh, không để lây lan và dập dịch. Tránh tình trạng “chặt ngoài, lỏng trong”. Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh công tác xét nghiệm, trả kết quả, đồng thời có biện pháp không để lây lan dịch bệnh trong quá trình thực hiện xét nghiệm; nghiên cứu hướng dẫn cho doanh nghiệp, người dân tự xét nghiệm. Tại một số địa phương nếu không xét nghiệm diện rộng được thì xét nghiệm có trọng tâm, trọng điểm.

Đối với công tác cách ly, các địa phương căn cứ tình hình thực tế có thể tổ chức cách ly tập trung F0, F1 song không được để lây chéo và thí điểm tổ chức cách ly tại nhà nhưng không để dịch lây sang người thân và lây ra cộng đồng; địa bàn ít ca mắc vẫn tổ chức cách ly tập trung.

Thủ tướng yêu cầu các địa phương, trong công tác điều trị sẵn sàng đầy đủ nhân lực, vật tư, hậu cần đầy đủ để điều trị cho bệnh nhân, giảm tối đa số ca tử vong; nghiên cứu, thí điểm điều trị F0 ngay tại cộng đồng, đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Các địa phương ưu tiên dành nguồn lực, tiết kiệm chi tiêu, nhất là chi cho sự nghiệp để dồn lực cho phòng, chống dịch; các địa phương chủ động để thực hiện việc mua sắm thiết bị vật tư y tế theo quy định tại Nghị quyết 86/NQ-CP của Chính phủ mới ban hành, trong đó những vấn đề vượt thẩm quyền, khả năng thì đề xuất Trung ương xem xét.

Không để bất cứ người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc

Thủ tướng đề nghị đẩy nhanh tiêm vaccine cho các đối tượng theo thứ tự ưu tiên, trong đó có nhóm đối tượng từ 50 tuổi trở lên; nghiên cứu tổ chức điểm tiêm riêng cho người cao tuổi; nghiên cứu mua vaccine tiêm cho trẻ em; điều tra, xử lý nghiêm người tổ chức dịch vụ tiêm vaccine.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý từ nay đến hết tháng 9/2021 chúng ta phải tranh thủ từng ngày, từng giờ để có nhiều vaccine nhất, tiêm nhanh nhất có thể cho người dân.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý từ nay đến hết tháng 9/2021 chúng ta phải tranh thủ từng ngày, từng giờ để có nhiều vaccine nhất, tiêm nhanh nhất có thể cho người dân.

Thủ tướng khẳng định, Nhà nước lo tiêm vaccine miễn phí cho toàn dân. Cho phép các địa phương, doanh nghiệp chủ động nguồn nhập vaccine, song Bộ Y tế chịu trách nhiệm quản lý chất lượng, cấp phép, bảo quản và tổ chức tiêm miễn phí cho toàn dân. Bên cạnh đó tiếp tục đẩy mạnh ngoại giao vaccine, thuốc chữa bệnh COVID-19, sản xuất vaccine trong nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc lại yêu cầu “không để bất cứ người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc; đáp ứng mọi yêu cầu y tế của người dân”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu tổ chức túi an sinh xã hội tới tận tay người dân; các địa phương chủ động hỗ trợ tối đa theo quy định việc tổ chức mai tang cho bệnh nhân COVID-19 tử vong. Bên cạnh đó, hệ thống chính trị, các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở, nhất là lực lượng công an, quân đội tăng cường nắm bắt tình hình, tâm tư nguyện vọng của người dân để xử lý, giải quyết, đảm bảo an ninh, an toàn, an dân.

Thủ tướng yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thông tin, tuyên truyền đầy đủ, kịp thời về tình hình dịch bệnh; phổ biến, hướng dẫn kiến thức cho người dân trong phòng, chống dịch; biểu dương, nhân rộng các mô hình hay, việc làm tốt trong cộng đồng. Củng cố niềm tin chiến thắng dịch bệnh cho người dân, doanh nghiệp. Đẩy mạnh đấu tranh, xử lý trước các hành vi sai trái, thông tin bịa đặt, sai sự thật về dịch COVID-19.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Nhà nước lo tiêm vaccine miễn phí cho toàn dân. Cho phép các địa phương, doanh nghiệp chủ động nguồn nhập vaccine ngừa COVID-19.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Nhà nước lo tiêm vaccine miễn phí cho toàn dân. Cho phép các địa phương, doanh nghiệp chủ động nguồn nhập vaccine ngừa COVID-19.

Các ngành, địa phương phối hợp bãi bỏ mọi quy định gây phiền hà, đảm bảo giao thông thông suốt, tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa, nhất là hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân, nguyên vật liệu sản xuất, xuất nhập khẩu. Các bộ, ngành, địa phương lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, điều chỉnh các giải pháp, có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp duy trì, tổ chức sản xuất, trên nguyên tắc “an toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn”. Tiếp tục rút kinh nghiệm “3 cùng”, “một cung đường hai điểm đến” để áp dụng phù hợp đối với những địa phương, doanh nghiệp. Cố gắng giữ vững chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng, lao động không bị đứt gẫy. Thủ tướng yêu cầu.

Thủ tướng đề nghị, việc thực hiện giãn cách xã hội theo Nghị quyết 86 của Chính phủ trong thời gian tới  các địa phương căn cứ tình hình thực tế có thể áp dụng các mức độ khác khau theo nguyên tắc đối với những vùng dịch có nguy cơ cao thì áp dụng biện pháp cao hơn.

Tại hội nghị, các Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Lê Văn Thành đề nghị các địa phương phải có giao ban hàng ngày, tháo gỡ kịp thời các vướng mắc; chú ý thu hoạch, tiêu thụ hàng hoá, nông sản ở miền Tây Nam Bộ; có sự điều phối, hỗ trợ thống nhất, nhịp nhàng về nhân lực chống dịch cho các tỉnh có dịch; bám sát Nghị quyết 86/NQ-CP để chủ động kiểm soát, khống chế dịch bệnh tại các địa phương đang có dịch cũng như những địa phương đang làm tốt công tác phòng chống dịch…

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh nhiều tỉnh đang phải đối mặt với thực tiễn hằng ngày số người nhiễm rất nhiều, ca bệnh tăng liên tục, trong khi năng lực điều trị tại chỗ rất hạn chế cả về người và trang thiết bị dù có sự chi viện của Trung ương cũng như các tỉnh thành khác.

Đối với 19 tỉnh, thành phố phía Nam, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị kiểm soát chặt người, phương tiện ra, vào tại một số địa phương sau khi đã kiểm soát được dịch bệnh, được coi là vùng xanh an toàn gồm 8 tỉnh Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh; ở khu vực Tây Nguyên là các tỉnh Bình Phước, Bình Thuận, Lâm Đồng. Kiểm soát chặt chẽ người, phương tiện di chuyển qua hầm đèo Hải Vân. Tất cả lái xe, người đi trên xe khi ra, vào những địa phương này đều phải xét nghiệm nhanh.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý Bộ Y tế khi phân bổ vaccine cho các tỉnh phải tính toán có đủ để tiêm cả 2 mũi đối với một số loại vaccine không thể tiêm kết hợp với nhau. Từ nay đến hết tháng 9/2021 chúng ta phải tranh thủ từng ngày, từng giờ để có nhiều vaccine nhất, tiêm nhanh nhất có thể cho người dân.

Theo Báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia, sau 26 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 tại 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, 21 ngày giãn cách tại TP. Hà Nội; 22 ngày giãn cách tại tỉnh Phú Yên; 7 ngày giãn cách tại tỉnh Khánh Hòa và 13 ngày giãn cách tại TP. Đà Nẵng, các địa phương này ghi nhận 216.719 ca mắc, trong đó số ca mắc ghi nhận qua sàng lọc tại cộng đồng là 39.918, chiếm 18,4% tổng số ca mắc trong thời gian thực hiện giãn cách; số ca mắc mới sàng lọc cộng đồng đã bắt đầu xu hướng giảm tại một số địa phương. 

Ban Chỉ đạo nhận định qua hơn 26 ngày triển khai giãn cách xã hội, tình hình dịch bệnh đã từng bước được kiểm soát tại một số địa phương, khu vực. Tuy nhiên dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, nhất là tại TP. Hồ Chí Minh và một số địa phương lân cận (Bình Dương, Long An, Đồng Nai). Một số địa phương thuộc khu vực miền Trung (Đà Nẵng, Khánh Hòa, Phú Yên) dịch chưa được kiểm soát triệt để, vẫn còn khả năng bùng phát và nguy cơ xuất hiện các ổ dịch lớn, do dịch đã lây lan rộng ra cộng đồng, trong các nhà máy, xí nghiệp và khu vực đông dân cư.

Thành Nhân

Bình Luận

Tin khác

Hà Nội phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 5% GRDP

Hà Nội phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 5% GRDP

(CLO) UBND Thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 129/KH-UBND thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/02/2022 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tin tức
Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới

Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới

(CLO) Tối ngày 26/4/2024, UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được Tổ chức, Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. 

Tin tức
Sẽ trình UBTVQH, Quốc hội dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng

Sẽ trình UBTVQH, Quốc hội dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng

(CLO) Chính phủ thống nhất thông qua dự thảo Nghị quyết và dự thảo Tờ trình của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội về dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Tin tức
Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa ký Quyết định số 1279/QĐ-BGDĐT về việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Tin tức
Khởi công 7 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp

Khởi công 7 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp

(CLO) Giai đoạn 2021 - 2025 sẽ khởi công 07 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp gồm: Thủy điện Hòa Bình MR, thủy điện Ialy MR, nhiệt điện Quảng Trạch I, thủy điện Trị An MR, thủy điện tích năng Bác Ái và điện mặt trời Phước Thái 2, 3.

Tin tức