Sẵn sàng trước những sứ mệnh mới

Thứ sáu, 21/04/2017 21:12 PM - 0 Trả lời

18 năm qua, Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ Báo chí (TTBDNVBC) đã cùng với Ban Nghiệp vụ góp phần quan trọng đưa công tác nghiệp vụ của Hội Nhà báo Việt Nam ngày càng hiệu quả.

(NB&CL) 18 năm qua, Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ Báo chí (TTBDNVBC) đã cùng với Ban Nghiệp vụ góp phần quan trọng đưa công tác nghiệp vụ của Hội Nhà báo Việt Nam ngày càng hiệu quả. Tuy nhiên, những cơ hội và thách thức của báo chí truyền thông, của công tác bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí hiện nay cũng đang đặt ra cho Trung tâm những sứ mệnh mới, nhiệm vụ mới.

Chất lượng đào tạo luôn được đặt lên hàng đầu

Cùng với sự ra đời của các loại hình báo chí hiện đại, công tác đào tạo, bồi dưỡng báo chí cũng đã có những thay đổi và phát triển hơn rất nhiều. Các khóa học do Trung tâm tổ chức vẫn chủ yếu tập trung vào 3 mảng chính: kỹ năng cho các loại hình báo chí; chuyên đề, chuyên sâu và đào tạo giảng viên.

Vấn đề chất lượng đào tạo cũng luôn được Trung tâm đặt lên hàng đầu. Từ những ý kiến phản hồi của các học viên, Trung tâm luôn rà soát và đánh giá lại công tác tổ chức, chương trình và chất lượng giảng dạy của các giảng viên nhằm đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của học viên. Nhìn chung, các lớp học do Trung tâm tổ chức đều được chuẩn bị chu đáo từ khâu lên chủ đề, mời giảng viên, học viên phù hợp với chủ đề của từng lớp, đạt hiệu quả cao. Trung tâm không ngừng đẩy mạnh việc tổ chức các lớp học ở các địa phương, nhất là các địa phương ở xa trung tâm như Đăk Nông, Đắk Lắk, Cà Mau, Yên Bái, Sơn La… đã góp phần vô cùng quan trọng nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí của các HNB địa phương. Bên cạnh đó, Trung tâm đã tích cực hợp tác, tìm kiếm nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế. Tranh thủ những kiến thức và kinh nghiệm của các chuyên gia nước ngoài để họ có thể mang đến những “luồng gió mới” trong việc nâng cao các kỹ năng làm báo hiện đại cho các nhà báo Việt Nam.

[caption id="attachment_159754" align="aligncenter" width="640"]Báo Công luận Các học viên thực hành tại trường quay Truyền hình của Trung tâm. Ảnh: Ngọc Long.[/caption]

Đầu tư chiến lược cho đội ngũ giảng viên

Nếu so với số lượng 24.000 hội viên của HNBVN thì số hội viên tham dự các lớp do Trung tâm mở hàng năm vẫn còn nhỏ, do đó công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sẽ không bao giờ ngừng phát triển. Đồng thời, hiện nay xu hướng của các cơ quan báo chí là xây dựng tòa soạn báo chí hội tụ, tòa soạn đa phương tiện với nội dung được chuyển tải dưới nhiều hình thức khác nhau, tuy nhiên, họ cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức và quản lý toà soạn hoạt động theo đa loại hình… Tiếp đến, với sự quan tâm của lãnh đạo HNBVN, hiện tại các phòng làm việc, phòng hội thảo, các lớp học và phòng thu phát thanh, truyền hình của Trung tâm đang được phát huy tốt, Trung tâm có thể tổ chức một lúc được nhiều lớp học nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và thực hành của các nhà báo hội viên.

Bên cạnh những cơ hội lớn ấy, cũng cần phải nhìn nhận rằng, công tác bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí trong môi trường hiện nay có rất nhiều khó khăn, thách thức. Do đội ngũ phóng viên, biên tập viên hiện nay nhìn chung còn thiếu tính chuyên nghiệp; trình độ tin học, ngoại ngữ, hiểu biết thông lệ và luật pháp quốc tế còn yếu, giao lưu quốc tế còn hạn chế. Ngoài ra, sự khó khăn về tài chính đã ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động và sự phát triển bền vững của Trung tâm nói riêng và công tác bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ báo chí tại Việt Nam nói chung...

PGS. TS. Giám đốc TTBDNVBC Đinh Thị Thúy Hằng cho biết, tiếp nối thành công của năm 2016 (tổ chức được 108 hoạt động dành cho gần 3.200 lượt hội viên) năm 2017, công tác bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho các hội viên HNBVN sẽ được tăng cường và mang tính chuyên nghiệp hơn nữa với các hướng trọng tâm như: Tiếp tục các mô hình đào tạo ngắn hạn ở các loại hình báo chí và các hoạt động báo chí khác nhau. Ngoài những yếu tố khách quan và chủ quan, có lẽ, vấn đề thách thức lớn nhất hiện nay là làm sao để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của Trung tâm. “Và có lẽ, một sự đầu tư chiến lược cho việc nâng cao chất lượng và số lượng đội ngũ giảng viên, đặc biệt là giảng viên trẻ có tay nghề vững vàng và có nhiệt huyết với công tác đào tạo để phát triển nguồn giảng viên chủ lực cho các lớp học là việc làm cấp bách và vô cùng cần thiết đối với Trung tâm trong thời điểm này”- Giám đốc Trung tâm BDNVBC Đinh Thị Thúy Hằng nhấn mạnh.

Trên cơ sở các điều kiện về trang thiết bị và đội ngũ giảng viên mà Trung tâm có, Trung tâm sẽ đẩy mạnh công tác tổ chức các lớp học có thu phí theo yêu cầu của các cấp Hội, các cơ quan báo chí, các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu làm công tác truyền thông, nhằm xây dựng sự phát triển bền vững của Trung tâm. Trung tâm tiếp tục đẩy mạnh tổ chức các khóa bồi dưỡng về những kỹ năng làm báo đa phương tiện- multimedia, các khóa đào tạo nội dung báo chí trên nền công nghệ Internet, làm báo để cung cấp nội dung cho các phương tiện truyền thông di động; và kỹ năng sử dụng công cụ mạng xã hội trong làm báo. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo báo chí.

Trung tâm sẽ đặc biệt chú trọng tăng cường bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ người làm báo Việt Nam, coi đây là một điểm nhấn trong các mô hình đào tạo báo chí trong thời gian tới. Bằng việc lồng ghép các cuộc trao đổi đạo đức nghiệp vụ trong các chương trình bồi dưỡng mang tính thực tiễn cao; Hướng dẫn kinh nghiệm tác nghiệp trong những điều kiện khắc nghiệt, giới thiệu, tham chiếu, phổ biến cách kiểm chứng các trường hợp mắc sai lầm nghề nghiệp, vi phạm đạo đức nghề nghiệp để nuôi dưỡng môi trường hoạt động lành mạnh trong báo giới.

Ngọc Lành

Tin khác

“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

(CLO) Nói về tác phẩm “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp” nhà báo Trần Thu Hà cho biết: “Bộ phim chỉ 50 phút, nhưng chúng tôi cố gắng chuyển tải được giá trị từ khối lượng thông tin đồ sộ, thành những câu chuyện dễ hiểu, mới mẻ và thu hút được khán giả, nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác của thông tin”.

Nghề báo
Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

(CLO) Chiều 1/5, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Báo Quân đội nhân dân (QĐND) phối hợp với Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam và một số đơn vị tổ chức Lễ khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”.

Nghề báo
Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

(CLO) Theo nhà báo Đinh Quang Thành: “Trưa ngày 30/4/1975, tôi không nghĩ mình có thể vào được Dinh Độc Lập ở giây phút lịch sử đó. Sau bao ngày cùng các đơn vị bộ đội trải qua gian khổ…, có mặt ở thời khắc lịch sử quan trọng ấy, đối với tôi đó là điều vô cùng may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp”.

Nghề báo
Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

(NB&CL) “Đối với chúng tôi, những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi vào lại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại đắm chìm trong nỗi nhớ ngày 30/4/1975”- Nhà báo Đậu Ngọc Đản - người phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập 30/4/1975, sau 50 năm, vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Nghề báo
Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo