Sau mưa lũ, bệnh 'vi khuẩn ăn thịt người' Whitmore ở Đà Nẵng gia tăng đột biến

Thứ tư, 25/11/2020 13:50 PM - 0 Trả lời

(CLO) Khoảng thời gian từ đầu năm đến tháng 9/2020, Bệnh viện Đà Nẵng chỉ điều trị cho 4 ca bệnh Whitmore. Nhưng sau mưa lũ, số ca bệnh Whitmore đã gia tăng đột biến.

Thông tin trên được bệnh viện Đà Nẵng cho hay sáng ngày 25/11. Khoảng thời gian từ 1/10 - 24/11, bệnh viện tiếp nhận điều trị cho 28 ca bệnh Whitmore.

Bệnh này do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei sống trong môi trường tự nhiên gây ra. Bệnh gây áp xe, hoại tử nhiều cơ quan trong đó có da. Người và động vật có thể nhiễm bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với đất và nước bị nhiễm vi khuẩn, do hít phải các hạt nước hoặc bụi li ti có nhiễm vi khuẩn, uống phải nguồn nước có vi khuẩn. Nguy cơ gây bệnh qua tiếp xúc trực tiếp với vết xây xước nhỏ ngoài da.

Bệnh Whitmore ở Đà Nẵng gia tăng đột biến. Ảnh: thanhnien.vn

Bệnh Whitmore ở Đà Nẵng gia tăng đột biến. Ảnh: thanhnien.vn

Bệnh viện Đà Nẵng nhấn mạnh, bệnh thường gặp vào mùa mưa, tập trung từ tháng 7 – 11 hàng năm. Đặc biệt, mùa mưa lũ là điều kiện thuận lợi cho bệnh Whitmore phát triển.

Tại bệnh viện, ghi nhận nhiều ca mắc bệnh sau khi tiếp xúc với nước lũ, bùn non. Trường hợp của bệnh nhân Dương V.T. (46 tuổi, Đại Lộc, Quảng Nam) có vết bầm tím ở đùi.

Sau lũ, anh T. dọn dẹp nhà cửa, lội nước lũ và bùn non khiến vết bầm bị sưng, nhức. Bệnh nhân được đưa tới Bệnh viện Đa khoa miền núi phía Bắc Quảng Nam rồi chuyển ra Bệnh viện Đà Nẵng và điều trị bệnh Whitmore tại đây.

Bên cạnh đó, một trường hợp khác là anh Lê.H.S (43 tuổi, quê Đại Thắng, Đại Lộc, Quảng Nam) cũng nhập viện sau khi dọn lũ với ngón chân sưng mủ, bị tiêu chảy và sốt.

Hình ảnh bàn chân một bệnh nhân Whitemore bị hoại tử nghiêm trọng. Ảnh: tienphong.vn

Hình ảnh bàn chân một bệnh nhân Whitemore bị hoại tử nghiêm trọng. Ảnh: tienphong.vn

Do đó, bệnh viện Đà Nẵng lưu ý người dân cần hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây bệnh như đất, nước, bùn lầy, đặc biệt những nơi có ô nhiễm nặng. Khi có vết thương hở trên da, vết loét hoặc bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có nguy cơ bị ô nhiễm và chứa vi khuẩn.

Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì phải sử dụng băng chống thấm, găng tay cao su, ủng cao su… và cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, rửa sạch sẽ trước và ngay sau khi tiếp xúc.

Bộ Y tế khuyến cáo:

Hạn chế tiếp xúc với đất hoặc nước bùn, đặc biệt là những nơi bị ô nhiễm nặng.

Sử dụng giày, dép và găng tay đối với những người thường xuyên việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao.

Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.

Những người có bệnh mãn tính như tiểu đường, suy giảm miễn dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện, xét nghiệm xác định nhiễm vi khuẩn B. pseudomallei và điều trị kịp thời.

PV

Tin khác

Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

(CLO) Sản phụ 34 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc mất máu, đau bụng nhiều, huyết áp giảm do thai ngoài tử cung bị vỡ và được chỉ định phẫu thuật cấp cứu và truyền 6 đơn vị máu.

Sức khỏe
Dịch bệnh thế giới diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo phòng chống dịch từ xa

Dịch bệnh thế giới diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo phòng chống dịch từ xa

(CLO) Dịp nghỉ lễ nhu cầu đi lại người dân nhiều nên tăng nguy cơ lây lan dịch, trong bối cảnh Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên thế giới.

Sức khỏe
Giả mạo chữ ký lãnh đạo Bệnh viện Nhi trung ương để huy động tiền từ thiện

Giả mạo chữ ký lãnh đạo Bệnh viện Nhi trung ương để huy động tiền từ thiện

(CLO) Một tài khoản mạng xã hội đã đăng thông tin sai sự thật trên các hội, nhóm và các trang mạng xã hội mạo danh Bệnh viện nhi Trung ương để huy động tiền từ thiện.

Sức khỏe
Nâng cao hơn chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của Hưng Yên

Nâng cao hơn chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của Hưng Yên

(CLO) Ngày 25/4, Đoàn công tác của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương do Phó Trưởng ban Thường trực điều hành Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương Trần Huy Dụng làm trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh Hưng Yên về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của tỉnh.

Sức khỏe
Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, bé 3 tuổi nhập viện

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, bé 3 tuổi nhập viện

(CLO) Trẻ nhập viện Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng co giật, nôn nhiều, rối loạn ý thức, da xanh tái.

Sức khỏe