Sáu nhóm giải pháp trọng tâm thực hiện Chỉ thị 23-CT/TW về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

Thứ năm, 06/07/2023 13:33 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tại Hội nghị quán triệt, triển khai Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã nêu rõ 6 nhóm giải pháp trọng tâm thực hiện Chỉ thị 23-CT/TW.

Tại Hội nghị quán triệt, triển khai Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) trong tình hình mới (ngày 6/7), Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã phổ biến, quán triệt những nội dung chính của Chỉ thị số 23.

sau nhom giai phap trong tam thuc hien chi thi 23 ct tw ve bao dam trat tu an toan giao thong hinh 1

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia phổ biến, quán triệt những nội dung chính của Chỉ thị số 23 -CT/TW.

Theo đó, Chỉ thị số 23-CT/TW được ban hành trên cơ sở kết quả tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI và tình hình thực tiễn công tác bảo đảm TTATGT hiện nay. Chỉ thị số 23 là sự kế thừa, bổ sung và phát triển những quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT trong các giai đoạn trước đây cho phù hợp với tình hình mới; quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo về bảo đảm TTATGT trong cả 5 lĩnh vực giao thông: Đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, hàng hải và hàng không, trong khi Chỉ thị 18 ban hành năm 2012 chỉ giới hạn trong 3 lĩnh vực: Đường bộ, đường sắt và đường thuỷ nội địa.

Chỉ thị số 23 đặt mục tiêu kéo giảm tai nạn giao thông (TNGT) một cách bền vững và  hạn chế cơ bản ùn tắc giao thông, hướng tới hệ thống giao thông vận tải an toàn, thuận tiện và thân thiện với môi trường.

Đồng thời Chỉ thị số 23 xác định 4 yêu cầu trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện. Đó là: (1) Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác bảo đảm TTATGT; (2) nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội đối với công tác bảo đảm TTATGT; (3) hoàn thiện thể chế, chính sách, đẩy mạnh phân cấp phân quyền, phân định rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân, nâng cao đạo đức công vụ, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý nhà nước về TTATGT;  (4) huy động mọi nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số trong bảo đảm TTATGT.

sau nhom giai phap trong tam thuc hien chi thi 23 ct tw ve bao dam trat tu an toan giao thong hinh 2

Chỉ thị số 23, Ban Bí thư thống nhất đánh giá Chỉ thị số 18-CT/TW sau 10 năm thực hiện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Để đạt được những mục tiêu và yêu cầu nêu trên, Chỉ thị số 23-CT/TW xác định rõ 6 nhóm giải pháp trọng tâm.

Thứ nhất, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo đảm TTATGT.

Trong đó, mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu phải gương mẫu và tích cực vận động người thân, gia đình và nhân dân thực hiện nghiêm quy định về bảo đảm TTATGT. Nghiêm cấm mọi hành vi can thiệp, tác động vào quá trình xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông của các cơ quan chức năng.

Thứ hai, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân định rõ trách nhiệm trong quản lý nhà nước về giao thông. Trong đó, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xác định rõ phạm vi quản lý nhà nước giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương, giữa trách nhiệm tập thể với trách nhiệm cá nhân trong công tác bảo đảm TTATGT, khắc phục tình trạng chồng chéo, buông lỏng.

Thể chế hoá các cơ chế, chính sách huy động, sử dụng các nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng và bảo đảm TTATGT; phải đánh giá tác động về trật tự, an toàn giao thông đối với các chủ trương đầu tư làm phát sinh gia tăng nhu cầu giao thông lớn, coi đây là giải pháp rất hiệu quả để phòng ngừa từ sớm, từ xa các nguy cơ gây mất TTATGT trong quá trình quy hoạch, đầu tư, phát triển kinh tế, xã hội, nhất là tại các đô thị lớn.

Thứ ba, tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân về bảo đảm TTATGT.

Thứ tư, tập trung nguồn lực xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giao thông.

Trong đó, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, đẩy mạnh chuyển đối số trong lĩnh vực giao thông; xây dựng hệ cơ sở dữ liệu, đảm bảo kết nối, chia sẻ, sử dụng chung dữ liệu về giao thông để cải cách thủ tục hành chính; hiện đại hóa trung tâm giám sát, điều hành giao thông, công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông vận tải.

Thứ năm, nâng cao năng lực quản lý, điều hành, phối hợp các lực lượng trong bảo đảm TTATGT thông qua việc nâng cao năng lực quản lý, điều hành, nâng cao chất lượng công tác đăng ký, đăng kiểm phương tiện giao thông, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép điều khiển phương tiện giao thông; bảo đảm an toàn kỹ thuật phương tiện và kiến thức kỹ năng của người điều khiển phương tiện;

Nâng cao hiệu quả và siết chặt kỷ cương trong quản lý ATGT của hoạt động kinh doanh vận tải; ưu tiên đầu tư phát triển và khuyến khích sử dụng vận tải hành khách công cộng, các phương tiện giao thông xanh, sạch an toàn gắn với lộ trình hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân; quản lý hành lang ATGT và xử lý kịp thời các "điểm đen" về TNGT...

Thứ sáu, khắc phục cơ bản ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn trọng điểm là Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thông qua phát triển đồng bộ cả công trình giao thông động và giao thông tĩnh, cả trên mặt đất, trên cao và ngầm; tập trung nguồn lực phát triển vận tải công cộng gắn với tổ chức giao thông khoa học, siết chặt kỷ cương trật tự đô thị và hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị các bộ, ngành và UBND các địa phương căn cứ nội dung của Chỉ thị số 23 và kết luận chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư tại Hội nghị này để tham mưu cho Ban cán sự Đảng Chính phủ, Ban Cán sự Đảng các bộ, ngành, Thành ủy, Tỉnh ủy các địa phương tổ chức thực hiện nghiêm túc.

Cùng với đó, xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp với đặc điểm tình hình của từng bộ, ngành, địa phương; trong đó, phân công rõ trách nhiệm và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện, góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm TTATGT trong tình hình hiện nay, Phó Thủ tướng yêu cầu.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Bổ nhiệm ông Phạm Ngọc Cảnh giữ chức vụ Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Bình

Bổ nhiệm ông Phạm Ngọc Cảnh giữ chức vụ Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Bình

(CLO) Ông Phạm Ngọc Cảnh cũng được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình cũng chỉ định giữ chức Bí thư Ban cán sự đảng Viện Viện Kiểm sát nhân tỉnh Ninh Bình từ ngày 16/5/2024.

Tin tức
Sự lan tỏa sâu rộng của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong mọi mặt của đời sống xã hội

Sự lan tỏa sâu rộng của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong mọi mặt của đời sống xã hội

(CLO) Ngày 15/5, Thành ủy Hải Phòng tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII "về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" năm 2023 - 2024; biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2023.

Tin tức
Cụ thể hóa “Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân” thành các chuẩn mực đạo đức

Cụ thể hóa “Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân” thành các chuẩn mực đạo đức

(CLO) Ngày 15/5, Đảng ủy Công an Trung ương đã tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01 của Bộ Chính trị và 1 năm thực hiện Quy định số 09 của Đảng ủy Công an Trung ương về đẩy mạnh học tập, thực hiện và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân.

Tin tức
Đề nghị thành lập các tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt

Đề nghị thành lập các tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt

(CLO) Góp ý dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), các ý kiến đồng tình lựa chọn phương án thành lập các tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt vì một mặt, như vậy sẽ khách quan hơn trong quá trình xét xử, mặt khác, quyền lợi tổ chức, cá nhân được đảm bảo hơn...

Tin tức
Huawei mong muốn tham gia phát triển mạng 5G, trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam

Huawei mong muốn tham gia phát triển mạng 5G, trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam

(CLO) Trong cuộc gặp với Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Phó Chủ tịch Tập đoàn Huawei phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương Zhengjun Zhang bày tỏ mong muốn Huawei tham gia phát triển mạng 5G, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi xanh… tại Việt Nam.

Tin tức