Sẽ có Nghị định quy định về "Sản xuất tại Việt Nam"

Chủ nhật, 11/10/2020 10:03 AM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ Công Thương đang hoàn thiện Đề án xây dựng Nghị định “Sản xuất tại Việt Nam”, dự kiến trình Chính phủ phê duyệt trong quý IV năm 2020.

Nghị định “Sản xuất tại Việt Nam” được cho là sẽ không tạo thêm thủ tục hành chính mới cho doanh nghiệp

Nghị định “Sản xuất tại Việt Nam” được cho là sẽ không tạo thêm thủ tục hành chính mới cho doanh nghiệp

Thời gian gần đây, liên tục xuất hiện tình trạng lạm dụng xuất xứ “Made in Việt Nam” để hưởng lợi miễn phí hoặc lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại.

Chính vì vậy, để tránh những ảnh hưởng xấu đến thương hiệu hàng hoá Việt Nam cũng như tác động không tốt đến xuất khẩu, Bộ Công Thương đang xin ý kiến xây dựng Nghị định "Sản xuất tại Việt Nam".

Hiện nay, việc ghi nhãn cho hàng hóa thực hiện theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, theo đó, nhãn hàng hóa phải thể hiện một số nội dung bắt buộc, bao gồm: tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ hàng hóa và các nội dung khác tùy theo theo tính chất của mỗi loại hàng hóa…

Tuy nhiên, nguyên tắc tự xác định và tự chịu trách nhiệm về ghi nước xuất xứ trên nhãn hàng hóa cũng đã làm phát sinh một số bất cập.

Thực tiễn cho thấy, hiện nay nhiều doanh nghiệp gặp lúng túng và khó khăn trong xác định nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, hàng hóa lưu thông trong nước phục vụ mục đích ghi nhãn hàng hoá theo quy định tại Nghị định 43 hoặc khi có yêu cầu kiểm tra, chứng minh xuất xứ hàng hóa của các cơ quan quản lý nhà nước.

Hơn nữa, việc thiếu vắng quy định về bộ tiêu chí để xác định nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá cũng gây khó khăn cho chính các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, xác định nguồn gốc cũng như việc tuân thủ quy định của các thương nhân.

Chính vì vậy, dự thảo Nghị định Sản xuất tại Việt Nam dự kiến quy định các tiêu chí giúp doanh nghiệp cũng như các cơ quan chức năng có thể làm căn cứ xác định và phương thức thể hiện một hàng hoá nào đó là “Sản phẩm của Việt Nam” hoặc “Sản xuất tại Việt Nam” khi lưu thông trên thị trường nội địa.

Bên cạnh đó, dự thảo Nghị định cũng dự kiến quy định phương thức thể hiện nguồn gốc hàng hóa trong trường hợp cá nhân, tổ chức không chắc chắn về xuất xứ Việt Nam.

Theo đại diện Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), hiện nay, các văn bản quy định về quy tắc xuất xứ cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện các FTA của Việt Nam đều ở cấp Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Nếu xây dựng và ban hành văn bản “Sản xuất tại Việt Nam” ở cấp Thông tư thì sẽ gặp một số bất cập khi thực hiện.

Lý do, phạm vi điều chỉnh của văn bản không phù hợp ở cấp Thông tư do liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhiều Bộ ngành. Ngoài ra, một số quy định là những nội dung chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật ở cấp cao hơn, đồng thời liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhiều Bộ ngành khác nhau. Hơn nữa, việc ban hành văn bản ở cấp Thông tư sẽ làm yếu đi giá trị pháp lý của văn bản, gây khó khăn cho công tác triển khai trong thực tế.

Do đó, Bộ Công Thương đang hoàn thiện Đề án xây dựng Nghị định “Sản xuất tại Việt Nam”, dự kiến trình Chính phủ phê duyệt trong quý IV năm 2020.

Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, Nghị định sẽ không làm phát sinh thêm chi phí cho doanh nghiệp bởi ghi nhãn hàng hóa và công bố nước xuất xứ trên nhãn hàng hóa đã từ lâu là yêu cầu bắt buộc theo quy định của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP.

Dự thảo Nghị định “Sản xuất tại Việt Nam” sẽ không tạo thêm thủ tục hành chính mới cho doanh nghiệp. Nguyên tắc quản lý việc xác định và thể hiện sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, chứng từ thương mại liên quan... theo nguyên tắc tự nguyện, tự kê khai và tự chịu trách nhiệm.

Trong trường hợp các cá nhân, tổ chức muốn thể hiện hàng hóa “Sản xuất tại Việt Nam” hoặc là “Sản phẩm của Việt Nam” trên hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc các chứng từ liên quan khác thì hàng hóa đó bắt buộc phải đáp ứng tiêu chí và phải chứng minh việc đáp ứng tiêu chí đó khi được yêu cầu.

Đáng lưu ý, với những trường hợp không chắc chắn về xuất xứ Việt Nam, cá nhân, tổ chức có thể lựa chọn thể hiện nguồn gốc hàng hóa theo cách khác trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa và các chứng từ liên quan khác.

Thế Vũ

Tin khác

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

(CLO) Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm 27/4, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

(CLO) Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Mykola Solskyi đã bị bắt giữ sau khi bị coi là nghi phạm chính thức trong cuộc điều tra tham nhũng khu đất trị giá hơn 7 triệu USD khi ông còn là người đứng đầu một công ty nông nghiệp lớn và là thành viên Quốc hội.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

(CLO) Dữ liệu kinh tế vĩ mô mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố chỉ ra rằng nền kinh tế nước này có thể đang tiến tới tình trạng lạm phát đình trệ, Business Insider đưa tin. Tờ báo cho biết thêm, những dấu hiệu ảm đạm cho thấy những thách thức khó khăn phía trước.

Thị trường - Doanh nghiệp