Sẽ có nhiều thay đổi trong quy trình thực nghiệm và thẩm định sách giáo khoa

Thứ năm, 19/08/2021 14:14 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trước đây, các quy định về thực nghiệm sách giáo khoa chưa rõ ràng, dẫn đến nhiều ý kiến tranh cãi. Tới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có quy định rõ hơn, để việc thực nghiệm sách giáo khoa bớt tính hình thức.

Bộ Giáo dục & Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT.

Trong dự thảo thông tư có một số thay đổi liên quan đến công tác thực nghiệm và thẩm định sách giáo khoa. Theo đó, dự thảo yêu cầu các bài dạy thực nghiệm được lựa chọn đối với mỗi bản mẫu sách giáo khoa phải bảo đảm tính đại diện các bài học trong sách giáo khoa, thể hiện rõ điểm mới về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học đối với các mạch nội dung trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục.

Thực nghiệm sách giáo khoa được quy định rõ hơn sẽ góp phần phản ánh khách quan về chất lượng sách giáo khoa trước khi được thẩm định, thông qua (ảnh nguồn internet).

Thực nghiệm sách giáo khoa được quy định rõ hơn sẽ góp phần phản ánh khách quan về chất lượng sách giáo khoa trước khi được thẩm định, thông qua (ảnh nguồn internet).

Trong dự thảo cũng quy định, trường được lựa chọn để tổ chức dạy thực nghiệm bảo đảm tính đại diện vùng, miền. Việc tổ chức thực nghiệm ít nhất 10% tổng số tiết đối với các môn học, hoạt động giáo dục có từ 105 tiết/năm học trở lên, ít nhất 15% tổng số tiết đối với các môn học, hoạt động giáo dục có từ 70 tiết/năm học đến dưới 105 tiết/năm học, ít nhất 20% tổng số tiết đối với các môn học, hoạt động giáo dục còn lại.

Dự thảo nêu: “Mỗi bài học được dạy thực nghiệm ít nhất 2 (hai) lần, sau lần dạy thực nghiệm thứ nhất, tổ chức rút kinh nghiệm, chỉnh sửa bài dạy thực nghiệm và dạy thực nghiệm lần  thứ hai”.

Về đối tượng học sinh được lựa chọn để thực nghiệm, dự thảo quy định: là học sinh thuộc khối lớp có sách giáo khoa được thực nghiệm. Bài dạy thực nghiệm được thực hiện đối với tất cả học sinh của lớp tham gia học tập. Giáo viên dạy học và giáo viên dự giờ bài thực nghiệm là những người đang trực tiếp giảng dạy tại các trường phổ thông. Một bài dạy thực nghiệm bảo đảm có ít nhất 3  giáo viên dự giờ.

Cũng theo thông tư này, bài dạy thực nghiệm được đánh giá về nội dung, phương pháp giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục, ngôn ngữ sử dụng và hình thức trình bày của sách giáo khoa.

Tại dự thảo này cũng quy định, đối với sách giáo khoa biên soạn sử dụng ngân sách nhà nước, thực hiện theo quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa quy định việc lựa chọn tối đa không quá 5 tác giả cho mỗi bản thảo sách giáo khoa của một môn học.

Liên quan đến tiêu chuẩn người biên soạn sách giáo khoa, dự thảo yêu cầu người có trình độ được đào tạo từ đại học trở lên với chuyên môn phù hợp, am  hiểu về khoa học giáo dục, có ít nhất 3 năm trực tiếp giảng dạy, nghiên cứu về chuyên môn phù hợp với sách giáo khoa môn học, hoạt động giáo dục được biên soạn.

“Riêng sách giáo khoa các môn học tiếng dân tộc thiểu số, người biên  soạn sách giáo khoa có trình độ từ trung cấp trở lên, am hiểu về tiếng dân tộc thiểu  số của sách giáo khoa được biên soạn" – dự thảo nêu rõ.

Về thành viên hội đồng thẩm định sách giao khoa, trong dự thảo bổ sung, yêu cầu người đã từng tham gia một trong các công việc sau, xây dựng chương trình giáo  dục phổ thông, thẩm định chương trình giáo dục phổ thông, biên soạn sách giáo khoa, thẩm định sách giáo khoa, có ít nhất 3 năm trực tiếp giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo giáo viên phù hợp với môn học và hoạt động giáo dục có sách giáo khoa được thẩm định hoặc có ít nhất 3 (ba) năm trực tiếp dạy học  môn học có nội dung phù hợp với môn học, hoạt động giáo dục có sách giáo khoa  được thẩm định".

Hiện nay, việc biên soạn và thẩm định sách giáo khoa tồn tại nhiều vấn đề gây tranh cãi. Trong đó, vấn đề thực nghiệm sách giáo khoa được cho còn nhiều điều chưa rõ ràng. Trong khi, việc biên soạn sách giáo khoa đang thực hiện cuốn chiếu, từng năm. Thời gian thực nghiệm không nhiều.

Công tác thực nghiệm do các đơn vị viết sách giáo khoa chủ trì vì thế kết quả có khách quan hay không đang là vấn đề dư luận quan tâm. Chính vì lẽ đó, những quy định trong dự thảo Thông tư sửa đổi lần này hy vọng sẽ góp phần siết chặt các hoạt động trên.

Trinh Phúc

Tin khác

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường học thống kê thiệt hại do bão số 3

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường học thống kê thiệt hại do bão số 3

(CLO) Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu, cương quyết không đưa vào sử dụng các công trình không đảm bảo chất lượng, có nguy cơ đổ sập.

Giáo dục
Cảnh giác với nguy cơ ngộ độc khí CO do sử dụng máy phát điện sau bão số 3

Cảnh giác với nguy cơ ngộ độc khí CO do sử dụng máy phát điện sau bão số 3

(CLO) Mới đây nhất, Bệnh viện Bãi Cháy tiếp nhận cấp cứu 6 trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc khí CO từ máy phát điện, 2 trường hợp nguy kịch.

Giáo dục
Chủ động hỗ trợ sách giáo khoa, vở, bút cho học sinh bị ảnh hưởng do bão

Chủ động hỗ trợ sách giáo khoa, vở, bút cho học sinh bị ảnh hưởng do bão

(CLO) Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở Giáo dục và Đào tạo cần kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ học sinh, gia đình chính sách, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh bị thiệt hại do mưa, bão sớm ổn định học tập.

Giáo dục
Ngành văn học tiếp tục trắng ứng viên giáo sư

Ngành văn học tiếp tục trắng ứng viên giáo sư

(CLO) Năm nay, Hội đồng giáo sư ngành văn học trắng ứng viên giáo sư và phó giáo sư, điều đặc biệt năm ngoái ngành văn học cũng trắng ứng viên giáo sư.

Giáo dục
Hải Phòng cho học sinh tiếp tục nghỉ học để khắc phục hậu quả sau bão

Hải Phòng cho học sinh tiếp tục nghỉ học để khắc phục hậu quả sau bão

(CLO) Ngành giáo dục Hải Phòng vừa phát đi thông báo học sinh toàn thành phố tiếp tục được nghỉ học ngày 9/9 cho đến khi có thông báo mới để các trường khắc phục thiệt hại, sự cố sau bão số 3.

Giáo dục