Sẽ "thiết kế lại" các khoản vay lại vốn ODA cho địa phương

Thứ tư, 23/03/2016 09:59 AM - 0 Trả lời

Tại buổi Họp báo chuyên đề về chính sách cho vay lại vốn ODA tại trụ sở Bộ Tài chính, đại diện Bộ Tài chinh cho rằng, phải thay đổi điều khoản các khoản vay vốn ODA của Nhà nước dành cho địa phương để tăng "sức mạnh" trả nợ.

(CLO) Tại buổi Họp báo chuyên đề về chính sách cho vay lại vốn ODA tại trụ sở Bộ Tài chính, đại diện Bộ Tài chính cho rằng, phải thay đổi điều khoản các khoản vay vốn ODA của Nhà nước dành cho địa phương để tăng "sức mạnh" trả nợ.

[caption id="attachment_88262" align="aligncenter" width="620"]w620h405f1c1-files-articles-2015-1088087-cau-nhat-tan-doanhnhansaigon "Thiết kế lại" các khoản vay lại vốn ODA là cách tạo động lực vay và trả nợ cho từng địa phương cũng như giảm áp lực lên Ngân sách Nhà nước - Ảnh minh họa[/caption]

Trong vòng 10 năm qua (2005 – 2015), tổng số vốn ODA, vay ưu đãi Việt Nam nhận được là khoảng 45 tỷ USD. Trong đó, 1/3 cho ngân sách Trung ương để cấp phát cho các chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của Ngân sách Trung ương; 1/3 để cho vay lại các dự án trọng điểm của Nhà nước còn lại là dành cho các chương trình, dự án của địa phương.

Nghía là trong khoảng 15 tỷ vốn ODA dành cho địa phương thì 92,2% là cấp phát và chỉ có chỉ 7,8% là khoản cho vay lại. Trong khi đó, điều kiện vay mà các địa phương phải chịu không hề khác so với điều kiện khi Nhà nước đi vay của các nước bạn khác. "Mọi rủi ro về tiền tệ, tỷ giá đều do Nhà nước chịu", ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính chia sẻ buổi họp báo.

Hiện, Việt Nam và Ngân hàng thế giới (WB) đang trong quá trình đàm phán về nguồn viện trợ vốn ODA dành cho Việt Nam. Nhưng theo nhiều chuyên gia đánh giá, nguồn vốn này có thể sẽ bị thu hẹp lại, thậm chí dừng hẳn. Và nếu có cho vay thì sẽ là một nguồn vốn ODA kém ưu đãi hơn hiện nay như thời gian trả nợ nhanh gấp đôi hoặc lãi suất sẽ tăng lên từ 2% - 3,5%.

Lý do là bởi, Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình, đời sống người dân thời gian qua phần nào đã được cải thiện. Việc Việt Nam tiến hành ký kết thành công nhiều hiệp định thương mại tư do (FTAs) cũng đã và đang tạo cơ hội tăng trưởng kinh tế cao....

Các yếu tố này đang khiến WB hạn chế nguồn vốn vay ưu đãi dành cho Việt Nam. Chính vì vậy, việc sử dụng nguồn vốn ODA thế nào cho hiệu quả, đảm bảo không gây nên tỷ lệ nợ công cao ảnh hưởng đến ngân sách Nhà nước đang là một trong những vấn đề được quan tâm của Việt Nam.

Cũng theo ông Long chia sẻ, cơ quan chức năng đang dự kiến sẽ chia các địa phương thành 5 nhóm với tỷ lệ vay lại vốn hỗ trợ phát triển chính thức và được cấp phát rõ ràng. Cụ thể, 3 nhóm là các tỉnh nhận trợ cấp từ ngân sách Trung ương (theo mức độ trợ cấp) và 2 nhóm đối với các tỉnh điều tiết về ngân sách Trung ương.

Đối với cho vay lại vốn ODA, nếu các dự án thuộc Danh mục ngành, lĩnh vực hưởng mức lãi suất ưu đãi khi vay lại nguồn vốn vay ODA của Chính phủ thì tỷ lệ chịu rủi ro tín dụng của cơ quan cho vay lại tối đa 30%. Nếu dự án không thuộc Danh mục nói trên thì tỷ lệ tối thiểu 30%. Đối với cho vay lại vốn ưu đãi, tỷ lệ tối thiểu sẽ là 50%. Mức chênh lệch lãi suất mà các cơ quan cho vay lại hưởng tương ứng các tỉ lệ chịu rủi ro tín dụng nêu trên là tối đa 0,3%/năm, 0,5%/năm, 1%/năm tùy theo đối tượng.

Việc cho vay lại vốn ODA theo kiểu "bao cấp" của Nhà nước dành cho các địa phương trong suốt thời gian qua đã tạo nên hàng loạt những tinh trạng như vốn đầu tư dàn trải, hiệu quả đầu tư không cao, chậm tiến độ, tăng vốn, bất cập trong phân bổ nguồn vốn giữa các địa bàn, đại đa số cơ quan chính quyền địa phương có tâm lý ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước, chưa thực sự khuyến khích các chủ đầu sử dụng vốn tiết kiệm, có hiệu quả… Đây là những dấu hiệu mà ông Long cũng thẳng thắn thừa nhận.

Chính vì vậy, trong bối cảnh nguồn vốn ODA không còn được "dồi dào" với nhiều ưu đãi thiện chí như trước đây cùng với đó là áp lực lớn lên thu chi ngân sách Nhà nước trong thời kỳ hội nhập thì việc xác lập lại những điều kiện cho vay lại ODA cho từng địa phương là cần thiết.

Tách bạch các khoản cho vay cũng như phân chia lại rõ ràng quyền vay và trả nợ của từng địa phương không chỉ có vai trò trong công cuộc giảm áp lực trả nợ của Chính phủ mà còn là động lực thúc đẩy các địa phương nâng cao chất lượng thẩm định, quản lý khoản vay của cơ quan cho vay lại một cách hiệu quả hơn.

Đại diện Bộ Tài chính cũng bày tỏ hy vọng, việc thực hiện cơ chế cho vay lại chính quyền địa phương và cơ chế cho vay lại chịu rủi ro tín dụng thông qua cơ quan cho vay lại đối với nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ có thể sẽ giải quyết cơ bản những vấn đề mà Việt Nam đang phải chịu khi vay và trả nợ vốn ODA.

Quỳnh Liên

Tin khác

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải đường Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải đường Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ

(CLO) Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án đường Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua thành phố có khó khăn về thiếu nguồn cát san lấp nên phần đường đang chậm tiến độ.

Kinh tế vĩ mô
Căn hộ chung cư liên tục tăng giá, đã qua thời điểm nhà đầu tư chờ đợi thị trường

Căn hộ chung cư liên tục tăng giá, đã qua thời điểm nhà đầu tư chờ đợi thị trường

(CLO) Giá chung cư tại các thị trường lớn đã ghi nhận dấu hiệu đi ngang và tiếp tục tăng trong thời gian qua. Cho thấy thị trường đã bước qua giai đoạn vùng đáy và khó có cơ hội cho những nhà đầu tư vẫn còn đang tiếp tục chờ đợi.

Bất động sản
Nam Định: Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Nam Định: Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

(CLO) UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành công văn gửi các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố về việc tăng cường các biện pháp quản lý mặt hàng xăng dầu, thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Dòng kiều hối sẽ 'chảy' vào phân khúc nào trong thị trường bất động sản?

Dòng kiều hối sẽ 'chảy' vào phân khúc nào trong thị trường bất động sản?

(CLO) Thị trường bất động sản hồi phục kéo theo các dòng vốn lớn bắt đầu quay trở lại. Trong đó, dòng vốn từ kiều hối được kỳ vọng sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thị trường trong thời gian tới.

Bất động sản
Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

(CLO) Mặc dù chưa thể hồi phục về quy mô bình thường nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh trong tháng 4/2024 đã tăng 6,25% so với cùng kỳ.

Kinh tế vĩ mô