Số hóa ngân hàng và cơ hội đột phá

Thứ năm, 01/11/2018 15:38 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong Hội thảo quốc tế thường niên ngành ngân hàng - tài chính lần thứ 7 diễn ra hôm nay (1/1) tại Hà Nội, chủ đề “Số hóa” đã đem lại những hứa hẹn cho ngành ngân hàng những đột phá trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0).

Nhiều ngân hàng chuyển đổi mô hình hoạt động

Báo Công luận
 

Kết nối và số hóa là một yêu cầu hết sức thực tế của ngành ngân hàng (Ảnh Phương Thảo)

 

Ứng dụng số hóa trong ngân hàng đang đi kèm với những công nghệ tiên tiến nhằm cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính sáng tạo như: Trí tuệ nhân tạo (AI), máy học thông minh (ML), phân tích dữ liệu nâng cao, công nghệ sổ cái phân tán (DLT), điện toán đám mây và các giao diện lập trình ứng dụng (APIs).

Theo các chuyên gia, với chi phí thấp hơn và phạm vi bao phủ rộng hơn, công nghệ số đang khiến các ngân hàng thay đổi mô hình kinh doanh truyền thống trên toàn cầu, từng bước khẳng định vai trò của công nghệ trong thời đại mới. Từ đó gia tăng đáng kể doanh thu và lợi nhuận, giảm dần sự tập trung vào nguồn thu nhập từ hoạt động tín dụng truyền thống, góp phần quan trọng cho sự phát triển bền vững trong dài hạn.

Hiện, nhiều ngân hàng bước đầu đã chuyển đổi mô hình hoạt động, kinh doanh và sản phẩm, dịch vụ theo hướng số hóa thực thụ như: Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng với ứng dụng ngân hàng số Timo; Ngân hàng Phương Đông với chiến lược chuyển đổi ngân hàng số; Ngân hàng Ngoại thương với không gian ngân hàng số Digital Lab; Ngân hàng Công thương với corebank…

Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh, nhận biết được tầm quan trọng và sự tác động mạnh mẽ công nghệ số hóa trong bối cảnh CMCN 4.0, bên cạnh việc hoàn thiện môi trường thể chế chính sách thì cơ sở hạ tầng công nghệ chung của toàn ngành ngân hàng cũng không ngừng được cải thiện. Ngành cũng đang tận dụng cơ hội để khai thác tiềm năng, ứng dụng công nghệ số để tăng cường hiệu quả hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ, qua đó tạo bước phát triển đột phá của hệ thống ngân hàng.

“Trên thực tế, chúng ta đã tạo được một số nền tảng, yếu tố quan trọng về mặt hạ tầng kỹ thuật, cơ chế chính sách, tạo thuận lợi cho thúc đẩy triển khai, ứng dụng công nghệ số trong hoạt động ngân hàng để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ, giải pháp hữu ích, thiết thực, đem lại giá trị cho người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội” – bà  Nguyễn Kim Anh nhấn mạnh.

Thúc đẩy kết nối liên thông

Báo Công luận
 

Ứng dụng liên thông trong lĩnh vực thanh toán đang là xu hướng của ngân hàng (Ảnh TL)

 

Cũng theo lãnh đạo ngành ngân hàng, việc tăng cường năng lực tiếp cận và bảo đảm an ninh bảo mật ngân hàng trong thời kỳ số hóa được ngân hàng rất quan tâm. Ngành đã thúc đẩy việc kết nối liên thông và tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực thanh toán; áp dụng các thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế tốt nhất cho một số phương tiện và hệ thống thanh toán; nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật thanh toán mới, hiện đại như triển khai tiêu chuẩn quốc tế về an toàn dữ liệu thẻ PCI/DSS, công nghệ mã hóa số thẻ (tokenization)…

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sự phát triển và ứng dụng công nghệ số trong ngành ngân hàng cũng đi kèm không ít thách thức như đòi hỏi nguồn lực tài chính, nhân lực có trình độ cao, kiểm soát rủi ro, khả năng xử lý… Để khắc phục những hạn chế này, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành bộ tiêu chuẩn thẻ chip nội địa, đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán thẻ và khuyến nghị các tiêu chuẩn cho thanh toán QR code, tăng cường khả năng kết nối liên thông khi thanh toán bằng QR code, giảm thiểu chi phí cho việc lắp đặt, sử dụng các thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán.

Tại Hội thảo, nhóm giải pháp về tăng cường hợp tác quốc tế đã chia sẻ những kinh nghiệm từ ngân hàng các nước cũng như các quy chế tài chính quốc tế hàng đầu để giúp hệ thống ngân hàng Việt Nam có bước chuyển đổi thành công trong các hoat động số hóa của mình.

Phương Thảo

Tin khác

Bộ Y tế nhất quán cấm nhập khẩu, kinh doanh thuốc lá điện tử, Bộ Công Thương nói gì?

Bộ Y tế nhất quán cấm nhập khẩu, kinh doanh thuốc lá điện tử, Bộ Công Thương nói gì?

(CLO) Trường hợp các sản phẩm thuốc lá điện tử thế hệ mới tới mức phải cấm lưu hành và sử dụng thì Bộ Công Thương ủng hộ quan điểm này của Bộ Y tế trên cơ sở bảo vệ sức khỏe toàn dân.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sân chơi English Beat 2024 mùa 2 của MobiFone tiếp tục gặt hái thành công

Sân chơi English Beat 2024 mùa 2 của MobiFone tiếp tục gặt hái thành công

(CLO) Sau hơn 2 tháng tổ chức, English Beat 2024 mùa 2 do mobiEdu phối hợp cùng các Sở Giáo dục tổ chức đã chính thức thành công tốt đẹp tại 6 tỉnh trải dài trên toàn quốc.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tăng trưởng bền vững: Khai phá cơ hội từ Chuyển đổi Số và Xanh

Tăng trưởng bền vững: Khai phá cơ hội từ Chuyển đổi Số và Xanh

(CLO) Trên con đường đến một tương lai bền vững, việc khai phá cơ hội từ chuyển đổi số và xanh đang trở thành một yếu tố then chốt trong nỗ lực xây dựng một nền kinh tế và một môi trường sống lành mạnh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngành thép Trung Quốc có nguy cơ 'rơi khỏi vách đá'

Ngành thép Trung Quốc có nguy cơ 'rơi khỏi vách đá'

(CLO) Quá trình chuyển đổi quan trọng trong ngành thép của Trung Quốc, vốn đang làm trầm trọng thêm mối lo ngại về dư thừa công suất, khiến nhiều người lo lắng có thể khiến ngành “rơi khỏi vách đá” và làm tổn hại đến chỗ đứng lâu dài của quốc gia trong thương mại toàn cầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 đạt thỏa thuận chấm dứt sử dụng than vào năm 2035

G7 đạt thỏa thuận chấm dứt sử dụng than vào năm 2035

(CLO) Nhóm G7 bao gồm Mỹ, Anh, Italy, Pháp, Nhật Bản, Đức và Canada đã đạt được thỏa thuận chấm dứt việc sử dụng than để sản xuất điện vào năm 2035. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tỏ ra quan ngại về vấn đề này.

Thị trường - Doanh nghiệp