Soi lỗ hổng để trái phiếu bất động sản “lộng hành”

Thứ năm, 16/07/2020 18:25 PM - 0 Trả lời

(CLO) Có những doanh nghiệp rất nhỏ nhưng phát hành trái phiếu lớn hoặc có những đợt phát hành doanh nghiệp báo cáo tài chính không rõ ràng… là "lỗ hỗng" để trái phiếu bất động sản lộng hành trong thời gian qua.

Bài liên quan

Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), nửa đầu năm 2020 ghi nhận tổng cộng 983 đợt đăng ký phát hành trái phiếu, với giá trị đăng ký 226.000 tỷ đồng. Số đợt phát hành thực tế đạt 818 đợt với giá trị phát hành 156.000 tỷ đồng.

Soi lỗ hổng để trái phiếu bất động sản “lộng hành”.

Soi lỗ hổng để trái phiếu bất động sản “lộng hành”.

Trong đó, doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản đã ồ ạt phát hành trái phiếu với tổng giá trị phát hành 45.590 tỷ đồng, tương đương khoảng 2 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 29, đứng thứ hai sau trái phiếu của các ngân hàng.

Đặc điểm của trái phiếu bất động sản thường là lãi suất cao, thu hút nhiều nhà đầu tư. Ngoài ra, kênh tiếp cận trái phiếu cũng rất đa dạng và tiện lợi như thông qua các quầy giao dịch của các ngân hàng hoặc công ty chứng khoán.

Ghi nhận thực tế cho thấy, bất kể ông lớn hay ông nhỏ, "từ khóa" của doanh nghiệp bất động sản thời điểm này là phát hành trái phiếu. Và cái tinh vi nhất của họ là lợi dụng khi lãi suất huy động của ngân hàng xuống thấp, đánh vào tâm lý khách hàng bằng cách đẩy lãi suất lên cao để hút dòng tiền đổ vào trái phiếu bất động sản.

Đơn cử, Tập đoàn EPEC dù trước đây đã phát hành mất lần trái phiếu nhưng mới đây lại tiếp tục tung gói trái phiếu Abond với khẩu hiệu chào mời “đầu tư an toàn, lãi suất gấp 3 ngân hàng” với đơn vị bảo lãnh thanh toán là APEC còn đơn vị phát hành và cam kết mua lại là IDJ. Nhưng mấy nhà đầu tư biết được mối quan hệ của EPEC và IDJ thực ra là một. Vậy khi trái phiếu APEC không có khả năng thanh toán thì đơn vị phát hành và bảo lãnh là IDJ “đóng vai” gì?

Trái phiếu APEC chỉ là cái tên đơn cử trong hàng nghìn trái phiếu bất động sản được phát hành trong thời gian vừa qua để thấy rằng thị trường này có nhiều “lỗ hổng” mà chờ đến khi “cháy nhà mới ra mặt chuột” thì nhà đầu tư có thể đã nhận trái đắng.

Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, để an toàn cho khách hàng, nên quy định phát hành trái phiếu thông qua Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, nếu không thông qua thì coi như bất hợp pháp.

Ông Hiếu cho rằng, các nhà đầu tư không nên nhìn vào lãi suất cao, mà phải hiểu bản chất, câu chuyện của doanh nghiệp có khả năng trả nợ hay không, làm ăn có lãi hay không. Hoặc nếu đầu tư trái phiếu thì nên tìm trái phiếu nào có sự bảo lãnh thanh toán của ngân hàng.

Còn theo ông Trần Văn Dũng - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, nếu doanh nghiệp phát hành cổ phiếu quá nhiều thì áp lực về trả cổ tức sẽ gia tăng. Những năm gần đây, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng liên tục giảm. Chính sách lớn của Ngân hàng Nhà nước nhằm giảm rủi ro cho các ngân hàng nhưng lại là điều kiện cho thị trường trái phiếu phát triển. 2 - 3 năm gần đây, trái phiếu doanh nghiệp phát triển rất mạnh. Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng, đó là bước phát triển lành mạnh và tất yếu.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng cảnh báo một số hiện tượng chưa thực sự lành mạnh trong công tác phát hành, hàm chứa những rủi ro để khuyến nghị nhà đầu tư. Chẳng hạn, có những doanh nghiệp rất nhỏ nhưng phát hành trái phiếu lớn; hoặc có những đợt phát hành doanh nghiệp báo cáo tài chính không rõ ràng, tài sản bảo đảm không có hoặc không được định giá chắc chắn… Vì vậy, để tiếp tục phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp và hạn chế những rủi ro, cần thiết phải xây dựng được thị trường trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp. Trong đó, đặc biệt phải chú trọng việc công khai thông tin, nhằm giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư.

Ngọc An

Tin khác

Tiềm năng đột phá từ các BĐS “2 trong 1” tại đô thị cửa khẩu Vinhomes Golden Avenue

Tiềm năng đột phá từ các BĐS “2 trong 1” tại đô thị cửa khẩu Vinhomes Golden Avenue

(CLO) Loại hình BĐS có thể vừa ở, vừa kinh doanh của Vinhomes Golden Avenue (Móng Cái, Quảng Ninh) ngày càng hiện diện nhiều hơn trong “giỏ hàng” phải có của các nhà đầu tư cũng như người mua ở thực, nhờ đẳng cấp sống vượt trội và lợi nhuận hấp dẫn cả trong ngắn và dài hạn.

Bất động sản
TP HCM: Dừng hợp đồng BT Nhà thi đấu Phan Đình Phùng, chuyển sang đầu tư công

TP HCM: Dừng hợp đồng BT Nhà thi đấu Phan Đình Phùng, chuyển sang đầu tư công

(CLO) Chủ tịch UBND TP HCM thống nhất đề xuất dừng đầu tư dự án Nhà thi đấu Phan Đình Phùng theo hình thức đối tác công tư (hợp đồng BT). Đồng thời, chuyển dự án này sang phương thức đầu tư công.

Bất động sản
Các địa phương ồ ạt đấu giá đất nền, thị trường sắp “dậy sóng”?

Các địa phương ồ ạt đấu giá đất nền, thị trường sắp “dậy sóng”?

(CLO) Bộ Xây dựng cho biết, việc tổ chức đấu giá đất nền tại một số địa phương cũng được coi là một yếu tố có thể tác động giúp thị trường đất nền sôi động hơn trong thời gian tới.

Bất động sản
Người giàu tích cực gom bất động sản, người nghèo làm cả đời chưa chắc đã mua được nhà

Người giàu tích cực gom bất động sản, người nghèo làm cả đời chưa chắc đã mua được nhà

(CLO) Với mức tăng chóng mặt như hiện nay, giấc mộng mua nhà thành phố của nhiều người đang dần trở nên xa vời. Trong khi đó, với giới nhà giàu, họ vẫn đang có dự định tiếp tục đầu tư bất động sản.

Bất động sản
Bất động sản đang hồi phục nhưng vẫn chưa lấy lại được 'phong độ'

Bất động sản đang hồi phục nhưng vẫn chưa lấy lại được "phong độ"

(CLO) Lãi suất thấp, pháp lý được tháo gỡ và nhiều yếu tố khác đã và đang giúp thị trường bất động sản hồi phục.

Bất động sản