Sốt xuất huyết gia tăng đột biến tại Hà Nội: Vì đâu nên nỗi?

Thứ ba, 18/06/2019 10:51 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội, tuần vừa qua trên địa bàn Hà Nội đã ghi nhận 77 trường hợp sốt xuất huyết, tăng 9 trường hợp so với tuần trước đó. Điều này cho thấy việc phòng chống sốt xuất huyết còn chưa thực sự hiệu quả.

Người dân "thờ ơ" với bệnh sốt xuất huyết?

Với 77 trường hợp mắc sốt xuất huyết được ghi nhận trong tuần, các bệnh nhân phân bố rải rác khắp 19 quận huyện, 43 xã phường. Tính từ đầu năm đến nay, toàn thành phố ghi nhận 548 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 181 xã, phường của 30 quận, huyện, thị xã, tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2018. Đây là một con số đáng báo động.

Mặc dù, từ đầu năm đến nay, Sở Y tế Hà Nội đã triển khai nhiều phương pháp phòng bệnh như tuyên truyền, chỉ đạo đến lãnh đạo từng quận, huyện, xã thôn, trong nội, ngoại thành Hà Nội. Tuy nhiên, các bệnh nhân sốt xuất huyết vẫn có chiều hướng gia tăng. Đặc biệt là đã có nhiều trẻ em bị mắc sốt xuất huyết.

Theo ghi nhận của phóng viên Nhà báo và Công luận, tại khoa khám bệnh Bệnh viện Nhi trung ương ngày 14/6, trong khu vực xếp sổ khám bệnh, các hàng ghế đã kín hết chỗ, bảo vệ đành phải nhắc bệnh nhân ra ngoài đứng chờ để lấy không gian cho bác sĩ làm việc.

Bệnh nhân xếp hàng tại hành lang khoa khám và điều trị của bệnh viện nhi Trung ương. Ảnh: Lương Minh

Bệnh nhân xếp hàng tại hành lang khoa khám và điều trị của bệnh viện nhi Trung ương. Ảnh: Lương Minh

Nhiều gia đình, có con nhỏ, không chịu được sự ngột ngạt từ việc chờ đợi trước cửa phòng khám bệnh, mẹ con, bà cháu đành phải tìm cách trú chân tại khu vực nhà xe bệnh viện, nhờ người canh sổ khám bệnh.

Giữa cái nắng gay gắt của mùa hè, không ít gia đình ngán ngẩm đành phải rút lui vào các phòng khám tư ngay cổng bệnh viện để không phải chờ đợi.

Người nhà bệnh nhi với đủ hành lý ngồi vỉa hè nhà xe bệnh viện Nhi trung ương để đợi đến lượt khám. Ảnh: Lương Minh

Người nhà bệnh nhi với đủ hành lý ngồi vỉa hè nhà xe bệnh viện Nhi trung ương để đợi đến lượt khám. Ảnh: Lương Minh

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp nghĩ ra cách trú nóng trong bệnh viện có một không hai là đợi khám trong khu vực cầu thang bệnh viện. Nhiều khi do phải chờ đợi quá lâu, cả mẹ và con đều ngủ quên lúc nào không hay.

Cảnh 2 mẹ con ngủ đợi lượt khám tại khu vực cầu thang bệnh viện Nhi trung ương. Ảnh: Lương Minh

Cảnh 2 mẹ con ngủ đợi lượt khám tại khu vực cầu thang bệnh viện Nhi trung ương. Ảnh: Lương Minh

Tiếp cận với gia đình anh Hữu Thắng (Ứng Hòa, Hà Nội) có con trai 2 tuổi bị sốt cao, mẩn đỏ, gia đình nghi sốt xuất huyết đưa đi khám cho biết: "Gia đình cũng không để ý loa phát thanh xã có tuyên truyền phòng chống sốt xuất huyết không. Tuy nhiên, không có phun thuốc diệt muỗi. Con nhỏ ở nhà bà trông nên nhiều khi cũng không để ý lắm. Thấy cháu có triệu chứng như sốt xuất huyết nên đi khám."

Khi được hỏi về phương pháp phòng chống sốt xuất huyết mà gia đình thường áp dụng, anh cho biết, ở nông thôn chủ yếu là bỏ màn tránh muỗi, ngoài ra không có biện pháp gì cụ thể. Anh cũng cho biết ở quê anh, việc diệt bọ gậy hầu như không gia đình nào áp dụng, mà nhà nào cũng có bể dự trữ nước mưa.

Phóng viên đã có cuộc khảo sát khu vực Hoài Đức- khu vực giáp danh với nội thành về tình trạng này. Tại đây, với quan điểm, nước mưa sạch hơn nước máy  và không tốn tiền nên người dân vẫn giữ thói quen dùng nước mưa, dùng chum, vại hoặc thùng nhựa để dự trữ nước mưa. Bởi vậy, nước trong các bể lâu ngày không vệ sinh, sinh ra bọ gậy- một trong những nguyên nhân hàng đầu làm nảy nở, phát sinh muỗi vằn, gây sốt xuất huyết.

Bể dự trữ nước của người dân với cửa nắp đậy khá nhỏ khiến cho việc vệ sinh rất khó khăn.

Bể dự trữ nước của người dân với cửa nắp đậy khá nhỏ khiến cho việc vệ sinh rất khó khăn.

Biện pháp phòng chống dịch bệnh vẫn nằm ở khẩu hiệu?

Theo Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm tới nay, các con số thống kê về tình hình dịch bệnh từ phía các bệnh viện khá rõ ràng về số lượng, đối tượng mắc bệnh, nằm trong khu vực nào... Tuy nhiên, con số vẫn chỉ dừng ở con số. Còn nguyên nhân do đâu, biện pháp phòng chống cần thực hiện như thế nào, cụ thể ở các địa phương ra sao thì gần như đều không thể hiện rõ. 

Cụ thể như dịch sốt xuất huyết cũng vậy. Cả ba tháng nay, từ chỉ đạo của Bộ Y tế đến Sở y tế đều nêu cao chủ trương phòng bệnh hơn chữa bệnh với một loạt các giải pháp như: Giám sát phát hiện bệnh nhân tại các bệnh viện được phân cấp giám sát và tại cộng đồng;Giám sát véc tơ và côn trùng truyền bệnh; Giám sát trước và sau chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết...

Tuy nhiên lại không có thông tin cụ thể về đơn vị thực hiện, thực hiện sát sao như thế nào. Nếu không thực hiện đúng thì đơn vị có phải chịu trách nhiệm trong việc để dịch bệnh xảy ra tại đơn vị, địa phương hay không. 

Trên thực tế, việc phòng chống dịch sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay được tổ chức 71 chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết tại 12 quận, huyện.

Tổng số lượt hộ trong khu vực nguy cơ được phun hóa chất diệt muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết là 87.350/102.874 hộ đạt 85%; 122 công trường xây dựng, 874 cơ quan, trường học, khu công cộng trong khu vực nguy cơ được phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành.

Tỷ lệ phun ở một số quận huyện như sau: Cầu Giấy (80%), Đống Đa (71%), Hà Đông (86%), Thanh Oai (96%), Hoàng Mai (75%), Ứng Hòa (90%), Thanh Xuân (92%), Thạch Thất (98%).

Các con số trên cho thấy, việc phòng chống vẫn chỉ dừng ở mức tương đối. Chính vì vậy dịch sốt xuất huyết là có khả năng xảy ra. Do vậy, nên hay chăng ngoài những biện pháp phòng chống cần thiết thì cần biện pháp dự phòng cho trường hợp xảy ra dịch sốt xuất huyết, cần có biện pháp nào để có thể triệt để từ chính nơi phát bệnh. Để giảm bớt gánh nặng quá tải bệnh nhân tại các bệnh viện tuyến Trung ương, tránh trường hợp lây nhiễm chéo (đối với những dịch bệnh lây nhiễm)...

Bên cạnh đó, dễ nhận thấy là trong mỗi chiến dịch phòng bệnh, dù giải pháp đưa ra có tối ưu đến đâu nhưng không có sự hưởng ứng của người dân, đặc biệt ý thức tham gia phòng chống bệnh thì kết quả vẫn dừng ở mức độ giới hạn.

Thậm chí, với hình thức tham gia đối phó, làm sai quy trình, phương pháp có thể làm cho dịch bệnh phát triển trên diện rộng. Do đó, làm thế nào để các hình thức tuyên truyền có thể "ngấm" vào trong suy nghĩ, tiềm thức, lối sống, quan điểm và ý thức của người thực hiện luôn là bài toán khó dành cho lãnh đạo ngành y tế.

Lương Minh

Tin khác

Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

(CLO) Sản phụ 34 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc mất máu, đau bụng nhiều, huyết áp giảm do thai ngoài tử cung bị vỡ và được chỉ định phẫu thuật cấp cứu và truyền 6 đơn vị máu.

Sức khỏe
Dịch bệnh thế giới diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo phòng chống dịch từ xa

Dịch bệnh thế giới diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo phòng chống dịch từ xa

(CLO) Dịp nghỉ lễ nhu cầu đi lại người dân nhiều nên tăng nguy cơ lây lan dịch, trong bối cảnh Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên thế giới.

Sức khỏe
Giả mạo chữ ký lãnh đạo Bệnh viện Nhi trung ương để huy động tiền từ thiện

Giả mạo chữ ký lãnh đạo Bệnh viện Nhi trung ương để huy động tiền từ thiện

(CLO) Một tài khoản mạng xã hội đã đăng thông tin sai sự thật trên các hội, nhóm và các trang mạng xã hội mạo danh Bệnh viện nhi Trung ương để huy động tiền từ thiện.

Sức khỏe
Nâng cao hơn chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của Hưng Yên

Nâng cao hơn chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của Hưng Yên

(CLO) Ngày 25/4, Đoàn công tác của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương do Phó Trưởng ban Thường trực điều hành Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương Trần Huy Dụng làm trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh Hưng Yên về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của tỉnh.

Sức khỏe
Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, bé 3 tuổi nhập viện

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, bé 3 tuổi nhập viện

(CLO) Trẻ nhập viện Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng co giật, nôn nhiều, rối loạn ý thức, da xanh tái.

Sức khỏe