Sri Lanka buộc phải tăng thuế khi lạm phát tăng kỷ lục lên 39,1%

Thứ tư, 01/06/2022 16:23 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chính phủ nhà nước Sri Lanka hôm thứ 3 đã công bố một cuộc đại tu về thuế để tăng doanh thu ngân sách nhà nước trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế tồi tệ đang diễn ra trên khắp cả nước.

Vào thứ 3 tuần này, Chính phủ nhà nước Sri Lanka đã chính thức công bố một cuộc đại tu về thuế nhằm tăng doanh thu ngân sách nhà nước trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế tồi tệ. Chính phủ quyết định sẽ tăng thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp, đồng thời cắt giảm các khoản cứu trợ dành cho người nộp thuế cá nhân.

sri lanka buoc phai tang thue khi lam phat tang ky luc len 391 hinh 1

Nền kinh tế của quốc đảo 22 triệu dân này đã bị rơi vào hố đen khủng hoảng bởi sự bùng nổi đại dịch COVID-19 trên toàn cầu. Ảnh: NY Times.

Thủ tướng Ranil Wickremesinghe, người vừa nhậm chức vào tháng này và có kế hoạch trình ngân sách tạm thời trong vòng vài tuần, cho biết các biện pháp trên là hoàn toàn cần thiết vì tình trạng tài chính của chính phủ hiện tại không bền vững.

Văn phòng Thủ tướng Wickremesinghe cho biết: “Việc thực hiện một kế hoạch củng cố tài khóa mạnh mẽ thông qua việc tăng cường nguồn thu thuế cũng như các biện pháp hợp lý hóa chi tiêu vào năm 2022 là vấn đề cấp thiết”.

Văn phòng thống kê của nước này thông báo hôm thứ 3 rằng lạm phát của Sri Lanka đã tăng lên 39,1% trong tháng 5 – một mức cao kỷ lục, so với mức cao trước đó là 29,8% vào tháng 4.

Việc tăng thuế Giá trị gia tăng (VAT) từ 8% lên 12% sẽ có hiệu lực ngay lập tức là một trong những đợt tăng thuế quan trọng được công bố hôm thứ 3, dự kiến sẽ thúc đẩy doanh thu của chính phủ thêm 65 tỷ rupee Sri Lanka (180,56 triệu USD).

Các biện pháp khác, bao gồm tăng thuế thu nhập doanh nghiệp từ 24% lên 30% kể từ tháng 10, sẽ thu về thêm 52 tỷ rupee nếu việc thu thuế được hoàn thành đúng dự định.

Tuyên bố cho biết thuế khấu lưu đối với thu nhập từ việc làm đã được thực hiện bắt buộc và các khoản miễn trừ đối với người nộp thuế cá nhân đã được giảm bớt.

Quốc đảo 22 triệu dân này đã bị vùi dập bởi cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ khi độc lập khỏi Anh năm 1948, với tình trạng thiếu ngoại tệ trầm trọng khiến việc nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu, bao gồm thực phẩm, nhiên liệu và thuốc men bị đình trệ.

Căn nguyên của cuộc khủng hoảng nằm ở việc Tổng thống Gotabaya Rajapaksa ban hành các đợt cắt giảm thuế vào cuối năm 2019, diễn ra vài tháng trước khi đại dịch COVID-19 tấn công ngành du lịch béo bở của đất nước và dẫn đến lượng kiều hối của lao động nước ngoài giảm xuống.

Văn phòng thủ tướng cho biết trong tuyên bố của mình rằng việc cắt giảm thuế của Tổng thống Gotabaya Rajapaksa đã gây ra thiệt hại về doanh thu công hàng năm khoảng 800 tỷ rupee.

Chế độ thuế mới và tác động của COVID-19 cùng với các biện pháp cứu trợ đại dịch đã làm tăng thâm hụt ngân sách lên 12,2% GDP vào năm 2021 từ mức 9,6% GDP hai năm trước đó.

Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters vào tháng này, Thủ tướng Wickremesinghe - người cũng nắm giữ danh mục đầu tư của Bộ Tài chính - cho biết ông sẽ cắt giảm chi tiêu tối đa trong ngân sách tạm thời sắp tới và chuyển nguồn vốn vào chương trình cứu trợ kéo dài hai năm.

Lakshini Fernando, chuyên gia kinh tế vĩ mô của công ty đầu tư Asia Securities cho biết, việc tăng thuế nhằm mục đích đưa nguồn thu công hồi phục lại mức trước đại dịch và tập trung vào củng cố tài khóa khi nước này tìm kiếm gói vay từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Fernando nói: “Việc tăng thuế chắc chắn là một bước đầu tiên rất tích cực, đặc biệt là đối với các cuộc đàm phán của IMF và tái cơ cấu nợ. Điều này là cần thiết để tiến hành các cuộc thảo luận với IMF và cũng sẽ giúp chính phủ Sri Lanka đàm phán với các đối tác song phương và đa phương để đảm bảo thêm nguồn tài trợ cho đất nước.”

Huy Hoàng (Theo Asia Nikkei)

Bình Luận

Tin khác

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

(NB&CL) Trái ngược với sự bi quan đối với nền kinh tế toàn cầu, các tổ chức nghiên cứu quốc tế lại lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

(NB&CL) Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2024, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng 5,66%, đây là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay. Nhiều chỉ số tăng trưởng kinh tế như công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu và thu hút vốn FDI đều ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

(NB&CL) 10 năm qua, tốc độ phát triển của TP.HCM - nơi vẫn được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước - đang chậm dần, thậm chí bị các con tàu là các địa phương khác gần tiệm cận. Song, các chuyên gia kỳ vọng sẽ không lâu để thành phố tái định vị vị thế dẫn đầu, khi các cơ chế mới đang dần tháo gỡ những nút thắt lớn.

Kinh tế vĩ mô
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô
Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn 'áp đảo', mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn "áp đảo", mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

(CLO) Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 86.400 doanh nghiệp, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 21.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Kinh tế vĩ mô