Stop Hate for Profit - Tẩy chay Facebook: Châu chấu đá voi?

Thứ năm, 09/07/2020 09:46 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Liệu có hạ bệ nổi “Đức Vua”? - Đó là câu hỏi chung nhất mà rất nhiều tờ báo cũng như các nhà quan sát đã đặt ra khi chứng kiến chiến dịch tẩy chay quảng cáo trên Facebook với tên gọi Stop Hate for Profit (SHFP) diễn ra khá rầm rộ suốt hơn một tháng qua.

Dù số thành viên tham dự đã vượt qua con số 800 trong đó có sự hiện diện của không ít “đại gia”, tuy nhiên, công cuộc tẩy chay “ông vua mạng xã hội” có vẻ như vẫn ở thể “châu chấu đá voi” mà thôi.

Stop Hate for Profit - Vì sự phát triển của xã hội, vì một nền tảng nội dung không thù địch, độc hại

Ngừng thù hận vì lợi nhuận - Stop Hate for Profit (SHFP) - tên gọi cũng là “tiêu chí” hướng đến của chiến dịch do Jim Steyer - giáo sư ngành luật tại Đại học Stanford kiêm CEO công ty truyền thông Common Sense Media - một tổ phức phi lợi nhuận thúc đẩy bảo vệ sự an toàn của trẻ em trên Internet - khởi xướng.

“Với hơn 2 tỷ người dùng, Facebook có khả năng lan truyền ngôn ngữ kích động bạo lực và phân biệt chủng tộc với tốc độ chóng mặt ở quy mô toàn cầu, có tác động quan trọng đến sự phát triển của xã hội, đặc biệt là cảm xúc và nhận thức của trẻ em” - đó là lý do chính yếu và quan trọng nhất, như Jim Steyer chia sẻ, khiến ông không thể không khởi xướng chiến dịch này. Cho dù, chắc hẳn bản thân ông ý thức rất rõ, đụng vào một thành trì vững chắc như Facebook trong thời điểm mạng xã hội vẫn là loại hình truyền thông được ưa chuộng bậc nhất - không hề là điều dễ dàng, nếu không muốn nói là quá ư thử thách.

Ceo Mark Zuckerberg phản pháo lại chiến dịch tẩy chay facebook chúng tôi sẽ không thay đổi.

Ceo Mark Zuckerberg phản pháo lại chiến dịch tẩy chay facebook chúng tôi sẽ không thay đổi.

Khi bạn ý thức rõ được rằng con đường mà bạn đi sẽ rất khó khăn thì cách tốt nhất để bớt đi cái khó là tìm bằng được một lối rẽ khả dĩ nhất và lối rẽ ấy, với Jim Steyer và những người đồng sự cùng tham gia lãnh đạo phong trào SHFP (như Sacha Baron Cohne - nghệ sĩ vẽ truyện tranh, Jonathan Greenblatt - người đứng đầu Liên đoàn Chống phỉ báng (ADL) - là việc đánh vào mảng doanh thu mà tập đoàn công nghệ này kiếm bộn tiền nhất (trung bình 70 tỷ USD/năm): quảng cáo.

Theo đó, chiến dịch SHFP kêu gọi các doanh nghiệp ngừng chi tiêu cho hoạt động quảng cáo trên Facebook, từ đó tạo áp lực tài chính buộc đại gia công nghệ phải thay đổi những chính sách của họ, đặc biệt, như đã nói là những chính sách của một nền tảng nội dung có ảnh hưởng quá lớn tới đời sống xã hội toàn cầu.

Rất may mắn cho Jim Steyer và các đồng sự là chiến dịch SHFP, rất nhanh chóng, thu hút được sự tham gia một cách nhiệt thành đến mức ngạc nhiên của rất nhiều doanh nghiệp. Đến nay, theo thống kê sơ bộ đã có tới không dưới 800 doanh nghiệp trên khắp thế giới đồng ý tham gia chiến dịch, đồng nghĩa với việc ngừng chi tiêu quảng cáo trên Facebook. Mới đây, Stuff - Công ty truyền thông lớn nhất New Zealand, sở hữu hàng chục tờ báo và tạp chí địa phương - đã gia nhập làn sóng các doanh nghiệp tẩy chay Facebook, yêu cầu mạng xã hội này phải hành động nhiều hơn nữa để giải quyết các vấn đề phân biệt chủng tộc và phát ngôn gây thù địch.

Châu chấu đá voi hay sự bình thản đáng ngạc ngiên của “Đức vua”?

Thực ra, ngay từ trước khi chiến dịch SHFP bắt đầu, nhiều nhà quan sát đã dự đoán mà rằng rồi mọi cuộc chiến chống lại Facebook vào thời điểm này - thời điểm mà “thiên thời địa lợi” đã tạo cho mạng xã hội này một vị thế hàng đầu khó có thể bị chiếm lĩnh - là vô cùng khó. Và tới thời điểm này, khi chiến dịch SHFP đã diễn ra cả tháng, khi con số doanh nghiệp tham gia đã lên tới 800 thì “ông vua mạng xã hội” vẫn có vẻ “bình chân như vại”.

Theo lập luận đầy tự tin của “Đức Vua” thì con số 800 DN hay có cao hơn nữa thì cũng không đáng ngại với Facebook bởi phần lớn doanh thu của Facebook đến từ cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng rất ít trong số đó có ý định tham gia vào chiến dịch tẩy chay. Chưa kể phần lớn các thương hiệu cam kết chỉ tham gia chiến dịch SHFP đến hết tháng 7 - và đương nhiên, rất có thể, nhiều DN sẽ phải quay lại với Facebook bởi họ đâu có sự lựa chọn nào tốt hơn cho bài toán doanh thu của họ. Thêm vào đó, Facebook cũng cho biết 100 nhà quảng cáo hàng đầu của họ cũng chiếm chưa đến 20% tổng doanh thu quảng cáo của mạng xã hội này. Tác động đến tài chính - vấn đề cốt lõi nhất mà chiến dịch SHFP hướng đến - nếu chiếu theo lập luận của Facebook, sẽ khó thành công.

bi_tay_chay_hang_loat_gia_co_phieu_cua_facebook_giam_manh_11162402072020

Facebook cũng có thêm một lý do nữa để tự tin là cách đây 3 năm, năm 2017, nhiều thương hiệu lớn cũng đã tuyên bố ngừng quảng cáo trên You Tube với lý do tương tự. Tuy nhiên, động thái đó rút cuộc chẳng xi nhê gì với You Tube.

Một lý do không kém phần quan trọng nữa là CEO Mark Zuckerberg đã liên tục “cải chính” trên báo giới rằng Facebook không phải là nền tảng cung cấp nội dung mà chỉ là cấp một nền tảng để kết nối mọi người, vì thế họ không có quyền kiểm duyệt hoặc không chịu trách nhiệm về nội dung thảo luận của người dùng. CEO Mark Zuckerberg cũng khẳng định, dù vậy, Facebook vẫn nỗ lực hợp tác với các chuyên gia phát triển thêm nhiều công cụ chống phát ngôn thù địch.

Nhưng dù “cái lý của Facebook” có lớn đến đâu thì họ cũng không thể chối bỏ một thực tế khó có thể chối cãi rằng trên nền tảng của họ, đã, đang xuất hiện ngày càng nhiều những thông tin xấu độc, gây kích động và thù địch. Vì thế, dù thế nào, họ vẫn phải có trách nhiệm xử lý rốt ráo thực trạng ấy, nếu không, kể cả họ khó có thể bị đánh bại thì lịch sử cũng thể nhìn họ như một vết nhơ khó xóa.

Hà Trang

Tin khác

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

(NB&CL) “Đối với chúng tôi, những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi vào lại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại đắm chìm trong nỗi nhớ ngày 30/4/1975”- Nhà báo Đậu Ngọc Đản - người phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập 30/4/1975, sau 50 năm, vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Nghề báo
Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo
Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo