Sứ mệnh cao cả của báo chí còn là nỗ lực hướng đến tính nhân văn

Thứ năm, 29/12/2022 09:24 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Đó là nhấn mạnh của ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương tại Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023, ngày 24/12.

Hội nghị cũng đặt ra nhiều vấn đề quan trọng mà báo chí cần triển khai, trong đó, báo chí phải bám sát các mục tiêu của Đảng trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII, trong đề án về quy hoạch và quản lý báo chí đã đặt ra: “Xây dựng nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”.

Tính cách mạng phải đặt lên hàng đầu

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, ông Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh vai trò, sứ mệnh của báo chí, kết quả hoạt động của báo chí và lưu ý một số vấn đề trọng tâm thời gian tới. Ông khẳng định: “Có thể nói rằng, toàn bộ hoạt động báo chí của chúng ta tác động đến các mục tiêu, lý tưởng, lẽ sống, động cơ của xã hội, các tầng lớp nhân dân và thậm chí có thể thay đổi cả nhận thức và hành động của tập thể và cá nhân”. 

su menh cao ca cua bao chi con la no luc huong den tinh nhan van hinh 1

Chính bởi vai trò, sứ mệnh to lớn của báo chí nên Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã yêu cầu các cơ quan báo chí cần làm tốt hơn nữa công tác định hướng tư tưởng nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp tuyên truyền trong thời gian tới.

Ông khẳng định: “Báo chí phải chú ý phát huy tính thực tiễn, trong đó phải đi vào những điểm mới, đi vào điểm khó, đến những vùng sâu vùng xa, đồng hành cùng dân tộc, nhân dân; bám sát thực tiễn để phản ánh thực tiễn hết sức công phu của đất nước, nhân dân và kiều bào ta ở nước ngoài. Đồng thời, sứ mệnh cao cả của báo chí còn là nỗ lực hướng đến tính nhân văn, cái chân - thiện - mỹ, tôn vinh những sáng tạo của nhân dân trong thời kỳ mới. Điều này cần được làm phong phú, đa dạng, đa tầng hơn để khơi dậy lòng yêu nước, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy dân chủ đồng thời gắn liền kỷ cương, đồng hành với dân tộc...”.

Ngoài ra, ông Nguyễn Trọng Nghĩa cũng yêu cầu lực lượng báo chí, truyền thông nhận thức đầy đủ hơn về chức năng phản biện xã hội. Ông cho rằng, chỉ có thực hiện chân chính vai trò phản biện xã hội, phản biện đúng, trúng thực tiễn thì mới đưa được đường lối của Đảng vào thực tiễn, mới tham gia khắc phục các điểm nghẽn. Cùng với đó, nỗ lực để đến gần dân hơn, để ý Đảng và lòng dân khăng khít nhau hơn.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa chỉ rõ: “Chức năng phản biện cũng cần được phát huy trong phê phán, chống lại những tư tưởng sai trái, những suy thoái về tư tưởng, đạo đức. Mặt khác, báo chí cũng cần tỉnh táo, kiên định trong thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phản biện xã hội của mình”.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Trọng Nghĩa cũng đề nghị báo chí cần tiếp tục thể hiện vai trò bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm, thù địch của các lực lượng trên cả 3 lĩnh vực: tư tưởng lý luận, báo chí và văn học nghệ thuật trong tình hình mới. Bởi theo ông, trên 3 lĩnh vực này thì báo là lực lượng xung kích đi đầu, lực lượng tiên phong, lan tỏa mạnh mẽ cái tốt, cái đẹp, phản bác cái xấu. Đồng thời tiếp tục đồng hành, tiên phong hơn nữa trong nhiệm vụ tuyên truyền thông tin đối ngoại…

Về mục tiêu, ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu bám sát các mục tiêu của Đảng trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII, trong đề án về quy hoạch và quản lý báo chí đã đặt ra: “Xây dựng nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”. Trong đó, tính cách mạng phải đặt lên hàng đầu...

Định hướng xã hội đến những điều tốt đẹp là nhiệm vụ quan trọng

Trong rất nhiều vấn đề được nhấn mạnh tại Hội nghị thì vấn đề phát huy tính nhân văn của báo chí, góp phần định hướng xã hội đến những điều tốt đẹp là nhiệm vụ quan trọng đối với cơ quan báo chí.

Trong bài phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm cho rằng, tính nhân văn, chính xác, khách quan là giá trị cốt lõi và là lý do tồn tại của báo chí. Thời gian qua, nhiều báo chí đã thực hiện khá tốt nội dung này, đáng chú ý, qua gần 3 năm cả đất nước vượt qua đại dịch COVID-19 và hồi phục nền kinh tế, các cơ quan báo chí đã có nhiều chuyên mục tốt, tuyến bài hay, ý nghĩa, lay động cảm xúc người dân.

su menh cao ca cua bao chi con la no luc huong den tinh nhan van hinh 2

Có thể kể đến như chuyên đề “Sự sống hồi sinh” của Báo Sức khỏe và Đời sống; Báo điện tử Tổ quốc mở riêng chuyên mục “Đạo đức xã hội”; Báo VietNamNet với chương trình “Nhân vật VietNamNet truyền cảm hứng” đã duy trì được 3 năm… Đài Truyền hình Việt Nam có các chuyên mục, chương trình: “Việc tử tế”, “Cặp lá yêu thương”, “Trái tim cho em”, “Hành trình hạnh phúc”. Đài Tiếng nói Việt Nam có các chương trình “Chân dung cuộc sống”; “Kết nối 54”

Báo điện tử Vietnamplus và nhiều cơ quan báo chí cũng có thêm cách thức lan toả thông điệp tích cực đến công chúng khi đăng tải các sản phẩm báo chí lên nền tảng mạng xã hội, kéo theo nhiều triệu lượt xem. Các cơ quan báo chí: Báo Lao động, Báo Tiền phong, Báo Thanh niên, Báo Đại biểu Nhân dân, Báo Nhà báo & Công luận, Báo Đầu tư, Báo Tin tức, Báo Tuổi trẻ Thủ đô, Báo Người Lao động và nhiều cơ quan báo, đài khác cũng tích cực truyền cảm hứng về tinh thần quả cảm, hết lòng vì cộng đồng, đất nước, với rất nhiều ví dụ tiêu biểu, nhiều cách làm hay.

Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn nhiều mẩu tin, bài báo thiếu tính nhân văn, quá sa đà vào chạy theo thị hiếu giật gân để câu khách, câu view mà quên đi giá trị cốt lõi của báo chí. Tình trạng “báo hóa” tạp chí, các biểu hiệu “tư nhân hóa” báo chí vẫn chưa được khắc phục triệt để... Năm 2022 các cơ quan chức năng đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 32 lượt cơ quan báo chí, tước quyền sử dụng giấy phép 3 tháng đối với 2 cơ quan báo chí, thu hồi thẻ nhà báo đối với một tổng biên tập báo…

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm cho biết, ngày 9 tháng 12 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 1526/QĐ-TTg ban hành Đề án “Tuyên truyền gương điển hình tiên tiến giai đoạn 2022- 2025.” Đề án coi báo chí là lực lượng tiên phong, đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện, truyên truyền, nhân rộng các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc, nhân tố nổi trội, dẫn đầu trong các phong trào thi đua, gương người tốt, việc tốt trong đời sống xã hội.

“Truyền thông về người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến là một sứ mệnh lớn lao của báo chí. Tuy nhiên, để mang lại nhiều giá trị cho độc giả và có giá trị thúc đẩy xã hội, thông tin ở tuyến tin này cần có cách thể hiện sinh động, hấp dẫn và thú vị hơn…” - ông Thanh Lâm khẳng định.

Xây dựng môi trường văn hóa là động lực thúc đẩy sự phát triển

Để nền báo chí trở thành nhân văn và hiện đại, mỗi cơ quan báo chí, mỗi người làm báo phải thực sự là những đơn vị, con người có văn hóa, có tâm, có tầm… Muốn làm được điều đó cần chú trọng nhiệm vụ xây dựng văn hóa trong cơ quan báo chí, văn hóa con người làm báo. Vấn đề này cũng là điểm nhấn quan trọng trong hoạt động của các cấp Hội Nhà báo, các cơ quan báo chí năm qua và điều ấy được Phó Chủ tịch Thường  trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi chia sẻ tại Hội nghị.

Là đơn vị theo dõi, chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí”, Hội Nhà báo Việt Nam đã ban hành các Tiêu chí cơ quan báo chí văn hóa và văn hóa của người làm báo Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp Hội triển khai thực hiện phong trào xây dựng môi trường văn hóa cơ quan báo chí và văn hóa của người làm báo Việt Nam ở cơ sở. Đồng thời, Thường trực Hội hướng dẫn triển khai phong trào ở các cấp Hội, đến nay đã có 103/288 tổ chức Hội nộp bản cam kết thi đua…

Ông Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh, nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hóa là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài đối với Hội Nhà báo các cấp, nhất là các cơ quan báo chí và người làm báo. Trong đó, quy chế thi đua, khen thưởng của Hội hiện nay cũng đưa nội dung văn hóa báo chí, văn hóa người làm báo vào tiêu chuẩn bình xét thi đua, khen thưởng hằng năm. Nhiều đơn vị tích cực, chủ động, sáng tạo nhằm cụ thể hóa việc phát động và duy trì phong trào.

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh: “Cùng với việc tiếp tục thực hiện 10 điều quy định về đạo đức nghề nghiệp và quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam, việc triển khai phong trào “Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí” thời điểm hiện nay là một cách thức nhằm chấn chỉnh, siết chặt kỷ cương, góp phần giúp mỗi cơ quan báo chí, người làm báo tiếp tục nâng cao ý thức trách nhiệm của mình trong “sứ mệnh của người cầm bút”.

Để phong trào thực sự hiệu quả, đi vào đời sống báo chí của đất nước, dần loại bỏ những sản phẩm báo chí thiếu văn hóa, phi văn hóa, phản văn hóa, những hành vi lệch chuẩn của đội ngũ người làm báo, Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị các cấp Hội tích cực hưởng ứng phong trào trong thời gian tới.

Hà Vân

Bình Luận

Tin khác

Báo Nhân Dân trao tặng hỗ trợ xây nhà “Đại đoàn kết” tại tỉnh Vĩnh Long

Báo Nhân Dân trao tặng hỗ trợ xây nhà “Đại đoàn kết” tại tỉnh Vĩnh Long

(CLO) Ngày 14/5, Báo Nhân Dân phối hợp Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cùng chính quyền địa phương tổ chức Lễ trao tặng hỗ trợ xây nhà “Đại đoàn kết” cho người dân khó khăn trên địa bàn xã Trà Côn, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Dịp này, có 9 hộ nghèo, hộ dân tộc Khmer được ở trong căn nhà mới.

Nghề báo
Trend 'ra khơi tìm kho báu” là thông tin sai sự thật

Trend "ra khơi tìm kho báu” là thông tin sai sự thật

(CLO) Đó là khẳng định của ông Lê Quang Tự Do - Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) khi trả lời về việc xử lý hiện tượng người dùng mạng xã hội "đu trend" hay cắt ghép hình ảnh tìm kho báu của bà Trương Mỹ Lan, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Thông tin và Truyền thông diễn ra chiều ngày 13/5.

Nghề báo
Bộ Thông tin & truyền thông ban hành 26 quyết định xử phạt hành chính trong tháng 4

Bộ Thông tin & truyền thông ban hành 26 quyết định xử phạt hành chính trong tháng 4

(CLO) Chiều 13/5, tại Hà Nội, Bộ Thông tin & truyền thông ( TT-TT) tổ chức họp báo thường kỳ cung cấp thông tin về hoạt động của bộ, ngành TT-TT trong tháng 4/2024 và kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của bộ trong thời gian tới.

Nghề báo
Báo Đầu tư trao 60 suất học bổng “Vì trẻ em Việt Nam” tại tỉnh Hà Tĩnh

Báo Đầu tư trao 60 suất học bổng “Vì trẻ em Việt Nam” tại tỉnh Hà Tĩnh

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh, Báo Đầu tư, Quỹ học bổng Vì trẻ em Việt Nam vừa phối hợp với Hội khuyến học phường Đại Nài đã trao tặng học bổng và hỗ trợ cơ sở vật chất đến với học sinh tỉnh Hà Tĩnh.

Nghề báo
Tích cực hưởng ứng tham gia Giải Báo chí viết về ngành Giao thông vận tải lần thứ V

Tích cực hưởng ứng tham gia Giải Báo chí viết về ngành Giao thông vận tải lần thứ V

(CLO) Báo Giao thông (cơ quan thường trực chủ trì tham mưu cho Bộ Giao thông Vận tải tổ chức Giải) vừa có công văn gửi các cơ quan báo chí về việc hưởng ứng, gửi bài tham dự Giải “Báo chí viết về ngành Giao thông vận tải lần thứ V” năm 2023 - 2024.

Nghề báo