Sự thôi thúc thiêng liêng

Thứ sáu, 21/04/2017 09:53 AM - 0 Trả lời

“Đằng sau mỗi hiện vật là những câu chuyện, những bài học về một thời làm báo gian khổ nhưng hết sức vẻ vang. Hiện vật không chỉ giới thiệu quá khứ mà còn là sự truyền trao và tiếp nối. Vì vậy, thường trực HNBVN, Ban quản lý các dự án thành phần Bảo tàng Báo chí Việt Nam (BQL) đã sớm xác định việc sưu tầm, bảo quản và trưng bày những hiện vật trên luôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất”

(NB&CL) “Đằng sau mỗi hiện vật là những câu chuyện, những bài học về một thời làm báo gian khổ nhưng hết sức vẻ vang. Hiện vật không chỉ giới thiệu quá khứ mà còn là sự truyền trao và tiếp nối. Vì vậy, thường trực HNBVN, Ban quản lý các dự án thành phần Bảo tàng Báo chí Việt Nam (BQL) đã sớm xác định việc sưu tầm, bảo quản và trưng bày những hiện vật trên luôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất”- Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Mai Đức Lộc nhấn mạnh như vậy trong cuộc trò chuyện với phóng viên báo Nhà báo và Công luận về việc sớm khai trương Bảo tàng Báo chí Việt Nam. 

Trách nhiệm thiêng liêng

+ Khi bắt đầu nhận nhiệm vụ, ông đã tập trung sự quan tâm, tâm huyết với việc triển khai Đề án xây dựng Bảo tàng Báo chí Việt Nam. Điều gì đã thôi thúc ông như vậy, thưa Phó Chủ tịch?

- Trước hết, phải nói đây là trách nhiệm và tâm huyết của lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam các khóa trước và thường trực Hội Nhà báo khóa này. Chúng tôi xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

Các nhiệm kỳ trước, thường trực Hội Nhà báo đã khẩn trương tiến hành các bước chuẩn bị, đặt nền móng hết sức quan trọng cho việc ra đời Bảo tàng báo chí Việt Nam: xây dựng tòa nhà Hội, trong đó dành diện tích thỏa đáng để xây dựng bảo tàng, xây dựng các đề án, thủ tục cần thiết, đặc biệt là chuẩn bị các hồ sơ để Thủ tướng Chính phủ ban hành hai văn bản pháp lý có tính quyết định: Phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Bảo tàng Báo chí Việt Nam và đưa Bảo tàng Báo chí Việt Nam vào hệ thống bảo tàng quốc gia (2014). Trên cơ sở các quyết định trên, thường trực Hội Nhà báo Việt Nam khóa X, một mặt tiếp thu kinh nghiệm quí báu của lãnh đạo các khóa trước, các ý kiến tâm huyết của các nhà báo lão thành, mặt khác khẩn trương tiến hành các công việc cần thiết khác nhằm khai trương bảo tàng trong thời gian sớm nhất có thể.

Từ năm 2015 đến nay, cùng với các đơn vị hữu quan, theo sự phân công của đồng chí Chủ tịch Hội, theo đó có một đồng chí phó chủ tịch chuyên trách trực tiếp chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước thường trực, BCH và báo giới cả nước về các hoạt động của bảo tàng. Trên cơ sở đề án được phê duyệt, thường trực Hội Nhà báo Việt Nam đã ban hành Quyết định thành lập BQL các DATP của đề án Bảo tàng, tiến hành các hoạt động sưu tầm trên phạm vi cả nước, đến nay tổ chức 6 lễ hiến tặng hiện vật và thu nhận được gần 14.000 hiện vật, tư liệu…- điều kiện quan trọng nhất, là linh hồn cho hoạt động của bảo tàng. Ngoài ra, như được nhấn mạnh, việc bố trí 3 tầng với diện tích hơn 2.000m2 (tại tòa nhà HNBVN phố Dương Đình Nghệ), trong đó ngoài diện tích làm việc của BQL, kho, phòng chức năng, là phần diện tích chủ yếu cho việc bố trí không gian bảo tàng. Việc hoàn chỉnh các hồ sơ dự án sưu tầm, nhân sự và trưng bày đã được tích cực triển khai. Vừa qua (tháng 2-2017), Cục Di sản thẩm định hồ sơ, khảo sát thực tế và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có văn bản xác nhận Bảo tàng Báo chí Việt Nam đủ điều kiện, là cơ sở để Hội hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập. Chúng tôi hy vọng, sau khi có ý kiến của các Bộ, ngành liên quan, Thủ tướng sẽ sớm ban hành Quyết định chính thức thành lập Bảo tàng Báo chí Việt Nam.

+ Thưa ông, được biết cuối năm 2016, ông không chỉ tham gia chỉ đạo mà còn trực tiếp cùng với BQL các DATP Bảo tàng BCVN triển khai việc sưu tầm hiện vật trên diện rộng ở nhiều địa phương khu vực các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, chuyến công tác chắc chắn đã để lại trong ông những cảm xúc, ấn tượng đặc biệt?

- Báo chí Việt Nam ra đời từ khá sớm so với khu vực, nếu tính từ ngày 15 tháng 4 năm 1865 khi tờ Gia Định báo ra mắt vào tại Sài Gòn thì đến nay đã trải qua hơn 150 năm với nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, với nhiều thăng trầm do tác động của điều kiện lịch sử, xã hội. Và kể từ khi Nguyễn Ái Quốc ra tờ Thanh Niên (1925) đến nay đã hơn 90 năm phát triển. Đây là một lịch sử hết sức vẻ vang, phong phú mà không phải nền báo chí nào cũng có. Trong khói lửa của các cuộc kháng chiến, các nhà báo yêu nước và cách mạng là những chiến sĩ đi đầu trong việc thôi thúc lòng yêu nước, căm thù giặc xâm lược và đấu tranh giành độc lập, thống nhất giang sơn. Trong hòa bình, các nhà báo cũng là những chiến sĩ góp phần xứng đáng vào những thành tựu chung của đất nước. Công cuộc đổi mới do Đảng ta lãnh đạo trong 30 năm qua, báo chí Việt Nam tự hào có những đóng góp xứng đáng. Và trong quá trình lâu dài, gian khổ và vẻ vang đó, có hàng ngàn các nhà báo, trên mọi lĩnh vực với những tác phẩm báo chí xuất sắc đã hy sinh, qua đời hay nghỉ hưu... Do vậy, việc sưu tầm, bảo quản, quản lý, tổ chức trưng bày hiện vật báo chí của các nhà báo tiền bối không chỉ có ý nghĩa biết ơn, tiếp lửa mà còn là thiết chế quan trọng hàng đầu để giáo dục lòng yêu nước, về quá khứ lao động và chất lượng báo chí của đội ngũ những người cầm bút, “những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa”, đó cũng là trách nhiệm của Hội Nhà báo Việt Nam trong việc lưu giữ và “mô tả” lịch sử đấu tranh giành độc lập, phát triển đất nước thông qua tác phẩm báo chí của những người làm báo Việt Nam. Điều này càng trở nên cấp bách, khi các hiện vật đó hiện nay tản mát nhiều nơi và không ngừng mai một. Đặc biệt với các nhà báo lão thành, tài năng, tác phẩm của họ trở thành điển hình, khuôn mẫu cho các bài giảng tại các trường đại học, nhưng sức khỏe ngày càng giảm. Nếu chúng ta không tiến hành sưu tầm ngay, triển khai nhanh thì rất nhiều hiện vật quý có thể thất lạc, hư hỏng, không được lưu giữ một cách thích hợp, khoa học. Có thể nói rằng, là thế hệ đi sau, Ban Chấp hành, thường trực, thường vụ khóa này xem đây là nghĩa vụ, trách nhiệm thiêng liêng đối với các nhà báo lão thành, các nhà báo tiền bối.

[caption id="attachment_159656" align="aligncenter" width="640"]Báo Công luận Lãnh đạo HNBVN tiếp nhận hiện vật của các nhà báo trao tặng. đến nay, Ban quản lý các dự án thành phần Bảo tàng BCVN đã thu nhận được gần 14.000 hiện vật, tư liệu, chuẩn bị cho sự khai trương Bảo tàng BCVN.[/caption]

Có thể nói, sau 6 cuộc tổ chức phát động hiến tặng hiện vật cho bảo tàng, điều tôi ấn tượng nhất chính là tấm lòng của gia đình các nhà báo đã hy sinh, các nhà báo đã qua đời, là sự tận tụy, trách nhiệm của các nhà báo lão thành... với những hiện vật vô giá đã được trao gửi vào Bảo tàng Báo chí. Đó là những tư liệu quý về số báo đầu tiên Gia Định báo, là tờ Thanh Niên Tiếng Dân bản gốc, hay những kỷ vật có một không hai từng là hành trang không thể thiếu của các nhà báo tác nghiệp trong chiến tranh. Đó có thể là chiếc võng bị đạn xuyên thủng, là chiếc dù hoa chiến lợi phẩm thủng lỗ chỗ sau một trận bom B52, nhà báo đã hy sinh, nay gia đình đem kỷ vật duy nhất ấy của người thân tặng cho bảo tàng; đó cũng có thể là chiếc bút không còn mực, là cái máy ảnh không nguyên vẹn, là chiếc loa công suất lớn ở nơi bờ sông Bến Hải... Trong số gần 14.000 hiện vật được hiến tặng, nhiều hiện vật khiến chúng tôi vô cùng xúc động khi được nhìn thấy, được tiếp nhận. Có nhà báo lão thành, trao vào tay chúng tôi hiện vật duy nhất, độc bản của mình với lời dặn dò: “Phải tin và trăn trở lắm mới quyết định chuyển đến các bạn, làm sao đó phải gìn giữ, bảo quản cẩn thận”.

Sau những chuyến đi, những buổi tiếp nhận, chúng tôi càng thấy rõ trách nhiệm lưu giữ và trưng bày di sản báo chí của Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã trở thành một đòi hỏi cấp thiết, một thôi thúc thiêng liêng. Hy vọng trong thời gian sắp tới sẽ sớm có quyết định thành lập để chúng ta có thể công bố Quyết định chính thức thành lập Bảo tàng. Điều này không chỉ là nguyện vọng của lãnh đạo Hội mà còn là nguyện vọng của tất cả các cấp Hội và các hội viên HNB Việt Nam.

Lưu giữ, lan toả bằng trách nhiệm, trí tuệ và trái tim

+ Thực tế là, đến nay vẫn còn lại 32 tỉnh chưa tổ chức được việc sưu tầm, hiến tặng, vậy chúng ta sẽ phải làm thế nào để kêu gọi các địa phương trên cùng chung tay, chung sức vào công việc có ý nghĩa này?

- Đúng vậy. Chúng tôi biết còn rất nhiều các hiện vật quý của các nhà báo quá cố, các nhà báo lão thành còn đang ở đâu đó, đang từng ngày bị mai một. Do đó, BQL bảo tàng sẽ có trách nhiệm tiếp tục công việc thu thập. Dĩ nhiên không chỉ riêng với những địa phương chưa tổ chức mà cả nơi đã tổ chức lễ hiến tặng. Hướng đến, trên diện rộng chúng ta sẽ cố gắng tiếp tục công việc sưu tầm trong năm nay. Đồng thời, chúng ta sẽ sưu tầm theo diện chuyên đề, tức là sưu tầm tập trung ở một điểm nào đó trọng tâm, những địa bàn hoạt động báo chí sôi động. Để làm được việc này, vai trò của các Liên chi hội, chi hội HNB địa phương là rất lớn. Sắp tới trong hội nghị triển khai công tác năm 2017, chúng tôi sẽ nhấn mạnh nhiệm vụ này, xem đây là một trong những nội dung công việc trọng tâm của các cấp Hội. Đối với thường trực HNBVN cũng xem đây là nhiệm vụ lớn của nhiệm kỳ và đặc biệt, BQL các DATP bảo tàng BCVN phải xem đây là nhiệm vụ quan trọng nhất.

+ Khi khai trương, Bảo tàng báo chí Việt Nam cần có một diện mạo như thế nào để có thể thực sự là một địa chỉ hấp dẫn công chúng trong và ngoài nước, thưa ông…?

- Như đã nói ở trên, đằng sau mỗi hiện vật là một câu chuyện, không chỉ giới thiệu quá khứ mà còn làm nên sự thôi thúc hiện tại. Cũng cần nhấn mạnh, bảo tàng là khoa học kể về hiện vật; hiện vật không vô tri, vô hồn mà phía sau đó là những cuộc đời, là quá khứ, là lịch sử. Bản thân hiện vật là một nhân tố lịch sử và văn hóa, một sự truyền trao và tiếp nối. Mặt khác, những người đến tham quan bảo tàng cũng nhận ra rằng, từ hiện vật đó mà nhìn thấy được lịch sử văn hóa của đất nước, của lịch sử báo chí nước nhà. Do đó, hiện vật phải được đối xử như một đối tượng của khoa học. Thế nên, công tác bảo tàng không chỉ là việc sưu tầm và cất giữ hiện vật, mà còn phải được khai thác trưng bày hiệu quả, đồng thời phải không ngừng bổ sung, phân loại theo yêu cầu bảo tàng. Việc có trách nhiệm với hiện vật, ứng xử khoa học với hiện vật chính là trách nhiệm trước sự tin cậy của những nhà báo lão thành, thân nhân những nhà báo quá cố cũng như của các cấp Hội. Việc khai trương và đưa vào hoạt động bảo tàng báo chí Việt Nam là nhằm mục tiêu đó. Hy vọng rằng tới đây, khi Bảo tàng mở cửa, tất cả các cấp Hội, các nhà báo chúng ta sẽ tìm thấy những giá trị mới từ những di sản đáng tự hào trưng bày tại bảo tàng.

+ Vâng, trân trọng cảm ơn ông!

Hà Vân (Thực hiện)

Tin khác

Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức tư vấn, hướng nghiệp cho các em học sinh về khối ngành sức khỏe - ngôn ngữ

Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức tư vấn, hướng nghiệp cho các em học sinh về khối ngành sức khỏe - ngôn ngữ

(CLO) Sáng 4/5, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp các cơ sở giáo dục đại học tổ chức chương trình "Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành sức khỏe - ngôn ngữ" tại Trường THPT Chương Mỹ B (huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Chương trình thu hút hơn 1.000 học sinh tham gia.

Nghề báo
Hà Tĩnh triển khai kế hoạch tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng lần thứ VII

Hà Tĩnh triển khai kế hoạch tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng lần thứ VII

(CLO) Ban Tổ chức Giải Búa liềm vàng tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành kế hoạch số 37-KH/BTCG, ngày 22/4/2024 về tổ chức Giải báo chí cấp tỉnh về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ VII – năm 2024.

Nghề báo
Báo Lao động Thủ đô tổ chức Đối thoại - Giao lưu trực tuyến về sức khỏe và an toàn lao động

Báo Lao động Thủ đô tổ chức Đối thoại - Giao lưu trực tuyến về sức khỏe và an toàn lao động

(CLO) Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Oai vừa tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách chuyên đề “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc”.

Nghề báo
Chương trình “Dưới lá cờ Quyết Thắng” sẽ được truyền hình trực tiếp ở 5 điểm cầu

Chương trình “Dưới lá cờ Quyết Thắng” sẽ được truyền hình trực tiếp ở 5 điểm cầu

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam vừa công bố chùm chương trình trọng điểm, trong đó có cầu truyền hình Dưới lá cờ Quyết Thắng. Chương trình có 5 điểm cầu - Điện Biên, Hà Nội, Thanh Hóa, Kon Tum và TP Hồ Chí Minh - sẽ được truyền hình trực tiếp tối 5/5/2024 trên kênh VTV1.

Nghề báo
Phát hành bộ tem về Điện Biên Phủ từ quá khứ hào hùng đến đổi mới và phát triển

Phát hành bộ tem về Điện Biên Phủ từ quá khứ hào hùng đến đổi mới và phát triển

(CLO) Bộ tem bưu chính “Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phát hành dự kiến vào ngày 5/5 tới, gồm 4 mẫu nói về quá khứ hào hùng đến tương lai tươi sáng của Điện Biên Phủ.

Nghề báo