Sức lan tỏa đặc biệt từ tác phẩm giành giải Đặc biệt

Thứ năm, 21/10/2021 09:35 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Hội đồng Chung khảo Giải BCQG lần thứ XV- năm 2020 đã lựa chọn và trao giải Đặc biệt cho Phim tài liệu “Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh- Biên niên sử truyền hình” của nhóm tác giả Nguyễn Lê Anh, Lê Thi, Nguyễn Thành Trung, Ngô Đình Khoát, Nguyễn Thanh Tùng - Liên Chi hội nhà báo Báo Nhân Dân.

Trong suốt 15 năm Giải Báo chí Quốc gia, đây là lần đầu tiên có một tác phẩm đoạt giải Đặc biệt. Giám đốc Hãng phim Tài liệu và Điện ảnh Nhân dân (Báo Nhân dân) Nguyễn Lê Anh là Tổng kịch bản phim tài liệu này.

suc lan toa dac biet tu tac pham gianh giai dac biet hinh 1

Giám đốc Hãng phim Tài liệu và Điện ảnh Nhân dân (Báo Nhân dân) Nguyễn Lê Anh là Tổng kịch bản phim đang phỏng vấn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào năm 2020.

Chia sẻ về hậu trường đằng sau 90 tập phim tài liệu đặc biệt, tác giả Lê Anh cho biết, anh cùng ê-kíp đã có những ngày tháng lăn lộn, sống thực sự với nhịp thở của lịch sử và trải qua không ít thách thức để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Bộ phim xuất phát từ chủ trương đúng đắn, kịp thời của Ban Bí thư mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, giao nhiệm vụ và khích lệ Báo Nhân Dân thực hiện. Tất nhiên, ý tưởng, kịch bản của bộ phim này đã được chuẩn bị từ cách đây 6, 7 năm, nhưng ê-kíp làm phim chỉ có khoảng hơn 1 năm dồn toàn sức lực vào sản xuất để kịp thời gian phát sóng đã ấn định.

Theo chia sẻ của Giám đốc Lê Anh thì để “tiệm cận” với sự thật lịch sử, chưa bao giờ việc huy động lực lượng tổng thể nhằm tìm tư liệu làm phim lại nhiều đến như vậy.

Điều may mắn là ê-kíp làm phim được sự hỗ trợ rất nhiệt tình của các cơ quan quản lý, đồng nghiệp. Ngoài các nguồn tư liệu “truyền thống” như các trung tâm lưu trữ, đài truyền hình, bắt buộc phải tìm những nguồn tư liệu mới cho phim.

Được phép của Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch, chúng tôi đã khai thác được một số tư liệu phim của chính quyền Việt Nam Cộng hòa để lại, hiện Viện phim đang quản lý. Đây cũng là lần đầu tiên “kho phim” này được mở…

Điều đặc biệt là, những thước phim, tư liệu mà người xem đánh giá là mới và lần đầu được xem chiếm đa số là ở nước ngoài, từ rất nhiều nguồn và có những tư liệu của tư nhân, phải qua những đầu mối trung gian ê-kíp mới tìm đến được với họ.

Đó là chưa kể, trên một đống tư liệu khổng lồ như vậy tìm đường ra cũng đã thấy khó rồi mà còn phải tìm tư liệu theo dòng chảy xuyên suốt lại càng khó hơn nữa”- ông Lê Anh chia sẻ.

suc lan toa dac biet tu tac pham gianh giai dac biet hinh 2

Đồng chí Thuận Hữu - Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Trưởng ban chỉ đạo Dự án Phim “Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình” và đồng chí Lê Mạnh Hùng - Nguyên Phó Ban Tuyên giáo Trung ương làm việc tại Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ.

Thêm vào đó, làm thế nào để cân bằng và giữ được sự khách quan, chân thực trong từng sự kiện, trong từng vai trò cá nhân của những người tham gia sự kiện, nhân chứng lịch sử… là điều rất quan trọng.

Tác giả Lê Anh cho rằng, sự nhìn nhận về lịch sử qua một độ trễ nhất định sẽ có nhiều vấn đề khác nhau. Ê-kíp thực hiện lựa chọn con đường phản ánh một cách chân thực, khái quát, nhiều chiều, không né tránh, không bỏ qua sự kiện. Làm được điều ấy, những người làm bộ phim này, từ ê-kíp đi làm chứ không chỉ riêng những người đứng đầu đều phải là những người phải rất bản lĩnh.

Chia sẻ về những câu chuyện “mắt thấy, tai nghe”, Giám đốc Lê Anh cho biết: “Chúng tôi đã quay những tư liệu tại chỗ, đến những địa điểm lịch sử trong và ngoài nước, phỏng vấn rất nhiều những tư liệu sống như nhân chứng, nhân vật.

Những tư liệu mới của chúng tôi thu được vào thời điểm này một thời gian sau nữa chắc chắn sẽ trở thành những tư liệu quý cho những người làm phim về sau. Đó là điều rất đáng tự hào.

Tôi thật sự cảm ơn những thế hệ đi trước kể cả của Việt Nam cũng như nước ngoài đã để lại những tư liệu quý giá đến như vậy. Biết rằng có những thước phim chúng tôi sử dụng có thể phải trả bằng máu của cả những người bên ta và phe đối địch vì nếu như không có họ thì chúng ta không thể có những thước phim chân thực đến vậy.

Chính điều ấy đã thôi thúc những người sử dụng tài liệu như chúng tôi  phải luôn có trách nhiệm trung thực và với khả năng của mình để  đưa được những điều đó lên trên màn ảnh”.

suc lan toa dac biet tu tac pham gianh giai dac biet hinh 3

Nhóm tác giả xử lý hậu kỳ tác phẩm “Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình”.

Ông cũng kể thêm rằng, chặng đường nhiều ngày ra nước ngoài tìm tư liệu để lại những ấn tượng khó quên. Đó là khi ông vào Trung tâm lưu trữ điện ảnh quân đội của Pháp được thành lập từ năm 1905, nơi lưu giữ rất nhiều tư liệu quý. Sau khi được đồng ý khai thác một số tư liệu, đoàn làm phim được đưa đến bia tưởng niệm những người quay phim, những người đạo diễn có tên tuổi đã tử nạn ở Đông Dương, ở Việt Nam.

Ông tâm sự: “Chúng tôi rất xúc động tưởng niệm họ như những đồng nghiệp đi trước và nhận thấy rằng dù ở chiến tuyến nào thì cũng có những người đã phải hy sinh để có những tư liệu quý cho hôm nay. Khi làm phim chiến tranh Việt Nam, mặc dù rất khó khăn trong việc tìm kiếm tư liệu nhưng cũng rất may mắn khi được sự hỗ trợ của các bạn ở nước ngoài...”.

Có thể nói, bộ phim có sức lan tỏa, khơi gợi được lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, mọi người như đều thấy mình trong đó, không chỉ những người lớn tuổi mà lớp trẻ cũng rất quan tâm. Đồng thời, không cần “đao to búa lớn” mà bằng các sự kiện chân thực của lịch sử được nhìn nhận nhiều chiều trong dòng chảy vô cùng tự hào của lịch sử trong Thời đại Hồ Chí Minh, bộ phim đã góp phần phản bác lại các thế lực thù địch, xuyên tạc lịch sử.

Tác giả Lê Anh cho biết: “Tôi rất ngạc nhiên là rất nhiều trang web tự lập ra để đăng tải bộ phim và đã thu hút hàng triệu lượt xem. Rõ ràng là tác phẩm có hiệu ứng lan tỏa rất tốt”.

suc lan toa dac biet tu tac pham gianh giai dac biet hinh 4

Tác giả Lê Anh phỏng vấn GS. ALain Ruscio - nhà nghiên cứu lịch sử Pháp (tại Pháp).

Ông Lê Anh cũng chia sẻ, mới đây bộ phim đã được dịch ra hai thứ tiếng, tiếng Pháp và tiếng Anh để việc lan tỏa thông điệp thêm rộng rãi hơn nữa.

Đồng thời ê-kíp cũng đã thực hiện bộ sách điện tử Tổng hợp “Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - biên niên sử truyền hình” - được chuyển thể từ phim sang, giúp khán giả tiếp cận dễ hơn, thu hút đông đảo người xem thông qua các thiết bị điện tử thông dụng.

Có nhiều thầy cô giáo còn tự tải các tập phim về để giảng dạy cho các sinh viên trong trường. Phim được chiếu rất rộng rãi từ các kênh truyền hình cho đến mạng xã hội, rất có sức thu hút.

Thế nên tôi cũng hy vọng rằng, thời gian tới, ngành giáo dục sẽ quan tâm và đưa những bộ phim này phổ cập trong các chương trình ngoại khóa, làm tư liệu tham khảo trong các bài học lịch sử cho thế hệ trẻ. Chúng tôi cũng vui lòng hợp tác, hỗ trợ tốt nhất để những sự thật và giá trị lịch sử được lan tỏa hơn nữa” - tác giả Lê Anh nhấn mạnh.

Hà Vân (Ghi)

Bình Luận

Tin khác

Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức tư vấn, hướng nghiệp cho các em học sinh về khối ngành sức khỏe - ngôn ngữ

Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức tư vấn, hướng nghiệp cho các em học sinh về khối ngành sức khỏe - ngôn ngữ

(CLO) Sáng 4/5, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp các cơ sở giáo dục đại học tổ chức chương trình "Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành sức khỏe - ngôn ngữ" tại Trường THPT Chương Mỹ B (huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Chương trình thu hút hơn 1.000 học sinh tham gia.

Nghề báo
Hà Tĩnh triển khai kế hoạch tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng lần thứ VII

Hà Tĩnh triển khai kế hoạch tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng lần thứ VII

(CLO) Ban Tổ chức Giải Búa liềm vàng tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành kế hoạch số 37-KH/BTCG, ngày 22/4/2024 về tổ chức Giải báo chí cấp tỉnh về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ VII – năm 2024.

Nghề báo
Báo Lao động Thủ đô tổ chức Đối thoại - Giao lưu trực tuyến về sức khỏe và an toàn lao động

Báo Lao động Thủ đô tổ chức Đối thoại - Giao lưu trực tuyến về sức khỏe và an toàn lao động

(CLO) Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Oai vừa tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách chuyên đề “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc”.

Nghề báo
Chương trình “Dưới lá cờ Quyết Thắng” sẽ được truyền hình trực tiếp ở 5 điểm cầu

Chương trình “Dưới lá cờ Quyết Thắng” sẽ được truyền hình trực tiếp ở 5 điểm cầu

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam vừa công bố chùm chương trình trọng điểm, trong đó có cầu truyền hình Dưới lá cờ Quyết Thắng. Chương trình có 5 điểm cầu - Điện Biên, Hà Nội, Thanh Hóa, Kon Tum và TP Hồ Chí Minh - sẽ được truyền hình trực tiếp tối 5/5/2024 trên kênh VTV1.

Nghề báo
Phát hành bộ tem về Điện Biên Phủ từ quá khứ hào hùng đến đổi mới và phát triển

Phát hành bộ tem về Điện Biên Phủ từ quá khứ hào hùng đến đổi mới và phát triển

(CLO) Bộ tem bưu chính “Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phát hành dự kiến vào ngày 5/5 tới, gồm 4 mẫu nói về quá khứ hào hùng đến tương lai tươi sáng của Điện Biên Phủ.

Nghề báo