Sức mạnh nội sinh của truyền thống văn hóa Việt

Thứ tư, 24/11/2021 06:41 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đại biểu Quốc hội - PGS.TS Bùi Hoài Sơn cho rằng, văn hóa chính là gốc rễ, là sức mạnh tinh thần giúp chúng ta có thêm quyết tâm, ý chí, nghị lực để phát triển đất nước. Việc củng cố những giá trị văn hóa dân tộc để chúng ta có thêm bản lĩnh trong hội nhập quốc tế.

Hội nghị văn hoá toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, sẽ diễn ra trong ngày 24/11. Đây là sự kiện chính trị quan trọng nhằm cụ thể hoá mục tiêu phát triển văn hoá, con người Việt Nam. Sự kiện đang nhận được quan tâm của toàn xã hội.

Trước thềm Hội nghị, phóng viên báo Nhà báo và Công luận đã có cuộc trao đổi với đại biểu Quốc hội - PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội xung quanh những vấn đề liên quan.

Văn hóa khơi dậy khát vọng phát triển đất nước

PV: Là đại biểu Quốc hội, đồng thời cũng là nhà nghiên cứu về văn hóa, PGS đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của Hội nghị văn hóa toàn quốc trong công cuộc đổi mới hiện nay?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 có ý nghĩa rất quan trọng. Thứ nhất, chúng ta kỷ niệm 75 năm Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ Nhất (1946 – 2021), trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ hết sức khó khăn nhưng chúng ta vẫn tổ chức được một Đại hội văn hóa toàn quốc để đưa ra thông điệp quan trọng là “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”.

Tư tưởng đó đến ngày hôm nay vẫn còn nguyên giá trị khi văn hóa được xem là nền tảng tinh thần của xã hội, là hệ điều tiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đồng thời, chúng ta đang triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, ở đó, văn hóa được xem là một trong những đột phá quan trọng để phát triển bền vững đất nước, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

suc manh noi sinh cua truyen thong van hoa viet hinh 1

PGS.TS Bùi Hoài Sơn

Hiện nay, trong bối cảnh đất nước chúng ta đang có rất nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng đặt ra không ít thách thức cho sự phát triển văn hóa con người Việt Nam, đòi hỏi chúng ta phải có những cách tiếp cận mới, có những giải pháp phù hợp để phát triển văn hóa con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Chính vì vậy, Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 được xem là một cơ hội tuyệt vời - một Hội nghị Diên Hồng, không chỉ nghĩa đen là được tổ chức đúng ở Hội trường Diên Hồng của Quốc hội, mà đây còn là cơ hội để cho các văn nghệ sĩ, những người yêu văn hóa nghệ thuật hiến kế cho sự phát triển văn hóa Việt Nam… Đây là những ý nghĩa quan trọng mà chúng ta nói đến khi tổ chức hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021.

Thêm bản lĩnh để hội nhập quốc tế

PV: Văn hóa được coi là sức mạnh nội sinh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc… Suy nghĩ của ông như thế nào về quan điểm này?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Tôi đồng tình quan điểm này. Thứ nhất, văn hóa chính là sức mạnh tinh thần, để cho chúng ta có thêm quyết tâm, ý chí, nghị lực phát triển đất nước. Dịch bệnh COVID-19 vừa qua, cho chúng ta thấy rằng rất cần sức mạnh tinh thần.

Khi có sức mạnh tinh thần từ sự sẻ chia, đoàn kết, triết lý nghĩa tình “lá lành đùm lá rách”… sẽ giúp chúng ta vượt qua những khó khăn, thách thức của dịch bệnh một cách dễ dàng hơn.

Văn hóa không chỉ có ý nghĩa và giá trị về mặt tinh thần, mà chúng ta còn thấy rằng, văn hóa hiện nay có một giá trị rất lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa là một ví dụ như vậy.

Trong Hội nghị văn hóa lần này và Nghị quyết của Đảng cũng đều xem “phát triển các ngành công nghiệp văn hóa để đem lại lợi ích cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” là một trong những khâu quan trọng.

Khi chúng ta phát triển công nghiệp văn hóa, tạo ra những sản phẩm văn hóa nghệ thuật của người Việt Nam, dành cho người Việt Nam và vì người Việt Nam, thì đồng thời vừa tạo ra lợi ích về kinh tế, quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa con người Việt Nam; vừa củng cố bản sắc, giá trị văn hóa dân tộc, giúp chúng ta có thêm bản lĩnh trong hội nhập quốc tế.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nước nào giữ được văn hóa, giữ được giá trị thì nước đó có lợi thế. Nếu như không giữ được văn hóa thì đất nước có nguy cơ bị “xâm lăng” về văn hóa; còn văn hóa thì còn đất nước, mất văn hóa thì mất đất nước. Chính vì vậy, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thông qua các sản phẩm văn hóa là một nhiệm vụ hết sức quan trọng.

suc manh noi sinh cua truyen thong van hoa viet hinh 2

PGS.TS Bùi Hoài Sơn cho rằng, văn hóa khơi dậy khát vọng phát triển đất nước.

Hồn cốt của dân tộc

PV: Đại hội XIII của Đảng cũng xác định các quan điểm, chủ trương mới, toàn diện và sâu sắc về phát triển văn hóa, con người Việt Nam nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước ta cường thịnh, phồn vinh, hạnh phúc. Dưới góc nhìn của một nhà nghiên cứu, PGS có ý kiến gì để chúng ta thực hiện tốt mục tiêu này trong thời gian tới?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Văn hóa chính là hồn cốt của dân tộc, vì vậy, giữ gìn nền văn hóa truyền thống giúp cho chúng ta có hành trang vững chắc để tiến vào thế giới hiện đại.

Bởi thế, Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá VIII) đã đặt mục tiêu về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trước hết, chúng ta phải giữ gìn bản sắc dân tộc, để khẳng định giá trị của dân tộc mình trong dòng chảy thế giới; nhưng đồng thời cũng cần tiếp thu những tinh hoa văn hóa trên thế giới, để làm giàu cho những giá trị văn hóa của dân tộc. Đây là một quan điểm rất quan trọng.

Để làm được điều đó, chúng ta phải nỗ lực hơn nữa. Không chỉ cần có một nhận thức đúng và đầy đủ về vai trò, vị trí của văn hóa truyền thống, trách nhiệm của chúng ta đối với văn hóa truyền thống; mà chúng ta cần phải có những hành động cụ thể hơn, những chương trình cụ thể hơn không chỉ ở trung ương mà ở cả các địa phương, từ đó để bảo vệ và phát huy tốt hơn giá trị văn hóa truyền thống.

PV: Vậy, PGS kỳ vọng như thế nào ở Hội nghị văn hóa toàn quốc 2021, về vấn đề chấn hưng giá trị văn hóa Việt Nam trong bối cảnh phát triển và hội nhập toàn cầu?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Tại Hội nghị, chúng ta sẽ được nghe ý kiến của những người làm việc trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, hiến kế giải quyết các “điểm nghẽn” cản trở sự phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Tôi hy vọng những ý kiến sẽ đề cập thẳng thắn về tồn tại, khó khăn, thách thức, cùng tìm ra nguyên nhân và nêu giải pháp phù hợp.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước cũng đưa ra những thông điệp quan trọng định hướng cho sự phát triển văn hóa. Sự quan tâm của toàn xã hội đối với việc phát triển văn hóa thì chúng ta hy vọng, sau Hội nghị, sẽ có thêm những hành động cụ thể để tạo điều kiện cho văn hóa phát triển, hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

PV: Trân trọng cảm ơn PGS về những trao đổi trên!

Nguyễn Hường

Bình Luận

Tin khác

Truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng ở Hà Giang

Truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng ở Hà Giang

(CLO) Ngày 28/4, tại Nhà tang lễ thành phố Hà Giang, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang cùng các gia đình tổ chức lễ tang, lễ truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm đã anh dũng hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Quốc Trị dự lễ truy điệu.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, thực tiễn cho thấy, giao thông phát triển đến đâu sẽ tạo ra giá trị mới, mở ra không gian phát triển mới đến đó.

Tin tức
Hợp luyện toàn bộ khối diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hợp luyện toàn bộ khối diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Ngày 28/4, tại sân vận động tỉnh Điện Biên, toàn bộ 51 khối tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tiến hành hợp luyện lần đầu tiên.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

(CLO) Ngày 28/4, trong chương trình công tác tại Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thị sát, tìm hiểu tình hình hạn hán, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh, khảo sát việc vận hành hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, thăm hỏi, động viên người dân bị ảnh hưởng bởi hạn hán.

Tin tức
Hiện thực hóa quy hoạch, tạo khí thế, động lực mới cho phát triển tỉnh Ninh Thuận

Hiện thực hóa quy hoạch, tạo khí thế, động lực mới cho phát triển tỉnh Ninh Thuận

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp đã nói thì phải làm, đã cam kết thì phải thực hiện, đã thực hiện thì phải có kết quả thực chất, cân - đong - đo - đếm và lượng hóa được; góp phần hiện thực hóa Quy hoạch tỉnh, tạo khí thế, động lực mới cho phát triển tỉnh Ninh Thuận.

Tin tức