Tác hại của thuốc lá đến giấc ngủ

Thứ năm, 02/11/2017 12:10 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Thuốc lá làm thay đổi nhịp đồng hồ sinh học. Tiếp xúc với khói thuốc càng nhiều, đồng hồ sinh học tự nhiên càng thay đổi tồi tệ. Chúng làm tăng nguy cơ trầm cảm, lo âu và những rối loạn tâm lý. Từ sự thay đổi này, chúng trở thành tác nhân phá hoại giấc ngủ ngon.

Những chất độc hại trong thuốc lá

Một điếu thuốc lá có chứa từ 0,8 – 1g thuốc lá, bao gồm 10 – 20 mg nicotine và hơn 2.500 chất hóa học khác nhau: các chất nhà sản xuất đã thêm vào trong quá trình xử lý thuốc lá để tạo mùi thơm cho thuốc lá, chất độc trong lá cây thuốc lá tạo thành khi trồng thuốc lá: thuốc trừ sâu, thạch tín, cadmium, v.v… Khi đốt điếu thuốc lá, một loạt chất độc khác hình thành, con số 2.500 chất hóa học trong điếu thuốc lá đã chuyển thành 7.000 chất hóa học trong khói thuốc lá. 7.000 chất hóa học này được chia làm 4 nhóm như sau:

- Oxyde carbon (CO): đi nhanh vào máu và chiếm chỗ của oxy trên hồng cầu. Ái lực của hemoglobine hồng cầu với CO mạnh gấp 210 lần so với O2 và như thế sau hút thuốc lá, một lượng hồng cầu trong máu tạm thời mất chức năng vận chuyển O2 vì đã gắn kết với CO. Hậu quả là cơ thể không đủ oxy để sử dụng.
   - Hắc ín: là những chất có khả năng sinh ung thư, khoảng 60 chất như là benzopyrene, chlorua vinyl (thành phần túi nhựa tổng hợp), napthalene (chất diệt mối), diméthynitrosamine, dibenzacridine v.v...

- Chất kích thích: aldenydes, acroleine, phénols v.v... kích thích cây phế quản và là nguồn gốc gây nên các bệnh hô hấp như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), làm nặng thêm bệnh hen .v.v.

- Nicotine: có ái lực lớn với thụ thể nicotine ở não bộ, khi gắn kết vào thụ thể này gây ra các hiệu ứng tâm thần kinh, quyết định việc phát sinh và duy trì tình trạng nghiện thuốc lá.     

Thuốc lá gây hại đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể, là tác nhân chính gia tăng một số bệnh ung thư: vòm họng, phổi, các bệnh lí về tim mạch, huyết áp, nhiễm trùng và trầm cảm. Quá trình hút thuốc sẽ làm các hóa chất độc hại và kim loại nặng xâm nhập, phá hoại cơ thể theo thời gian. Nicotin trong thuốc lá còn gây rối loạn giấc ngủ hàng ngày.

Báo Công luận
Từ bỏ thuốc lá để có giấc ngủ ngon. 
Hút thuốc lá làm thay đổi đồng hồ sinh học

Nghiên cứu tại Đại học Y khoa Rochester cho thấy, hút thuốc lá làm thay đổi nhịp đồng hồ sinh học, là tác nhân phá hỏng giấc ngủ ngon. Tiếp xúc với khói thuốc càng nhiều, đồng hồ sinh học tự nhiên càng thay đổi tồi tệ. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra thuốc lá làm tăng nguy cơ trầm cảm, lo âu và những rối loạn tâm lý khác. 

Tăng nguy cơ bị hội chứng ngưng thở khi ngủ

Những người hút thuốc lá có nguy cơ bị chứng ngưng thở khi ngủ cao hơn 2,5 lần so với người bình thường. Nguyên nhân chủ yếu là do các chất kích thích làm sưng các cơ, mô ở mũi và cổ họng gây ảnh hưởng đến quá trình hô hấp.

Tỉnh giấc nhiều hơn trong đêm

Các nhà khoa học tại Đại học Jonhs Hopkins đã tiến hành nghiên cứu giấc ngủ của 40 người thường xuyên hút thuốc và 40 người không hút thuốc. Kết quả cho thấy, 22,5% trong nhóm người hút thuốc không ngủ yên trong đêm, trong khi ở nhóm không hút thuốc chỉ là 5%. Kết quả theo dõi bằng máy đo điện não cũng cho thấy những người không hút thuốc sẽ có được giấc ngủ sâu hơn.

Báo Công luận
 
Mệt mỏi hơn vào buổi sáng

Nicotin là chất kích thích tương tự như caffein, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ nếu sử dụng nhiều hoặc sát đến giờ đi ngủ. Theo nghiên cứu tại trường Đại học Frolida năm 2013, nicotin sẽ làm phá vỡ chu kỳ giấc ngủ và những người hút thuốc phải mất một khoảng thời gian dài hơn để chìm vào giấc ngủ. Người hút thuốc cũng sẽ thức dậy sớm hơn vì thèm thuốc, việc này khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu.

Báo Công luận
Giới trẻ tích cực đi đầu trong tuyên truyền về phòng chống tác hại của thuốc lá. 
Thường xuyên bị mất ngủ

Theo các nghiên cứu, mất ngủ có thể do các yếu tố về sức khỏe, tinh thần và những thói quen sống không lành mạnh gây ra. Nicotin là một chất kích thích mạnh cho nên người hút thuốc lá rất dễ bị mất ngủ nếu hút thường xuyên và sát giờ đi ngủ. Theo một nghiên cứu khác, phụ nữ ở tuổi trung niên khi hút thuốc sẽ có nguy cơ thường xuyên bị mất ngủ cao hơn.

Một khi đã hút thuốc, giấc ngủ sẽ không bao giờ ổn định như trước nữa

Chấm dứt thói quen hút thuốc sẽ nhận thấy những khôi phục kỳ diệu trong chất lượng giấc ngủ. Với nhiều những tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người, tốt nhất đừng bao giờ sử dụng thuốc lá.

Nguyễn Hoàng Nam

Tin khác

Thông tin vaccine AstraZeneca có thể gây đông máu: Cục quản lý khám chữa bệnh nói gì?

Thông tin vaccine AstraZeneca có thể gây đông máu: Cục quản lý khám chữa bệnh nói gì?

(CLO) PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho hay, ban đầu khi triển khai tiêm vaccine Covid-19, ngành y tế rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Sức khỏe
Nguy cơ ngộ độc, suy thận, suy gan vì uống thuốc đông y tràn lan trên mạng xã hội

Nguy cơ ngộ độc, suy thận, suy gan vì uống thuốc đông y tràn lan trên mạng xã hội

(CLO) Đã có tình trạng trẻ em, người già, người bệnh mãn tính đã suy kiệt sức khỏe vì sử dụng thuốc đông y, thuốc nam bán trên mạng xã hội, nhiều người suy thận, suy gan, ngộ độc vì dùng thuốc không có nguồn gốc.

Sức khỏe
Bộ Y tế yêu cầu tập trung cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Bộ Y tế yêu cầu tập trung cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

(CLO) Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện khu vực phía Nam phối hợp chặt chẽ trong việc chuyển tuyến, hội chẩn chuyên môn, khám chữa bệnh từ xa qua telehealth... để cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi xảy ra tại Đồng Nai.

Sức khỏe
Hà Tĩnh: Nắng nóng vượt ngưỡng 41 độ C, 2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt

Hà Tĩnh: Nắng nóng vượt ngưỡng 41 độ C, 2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt

(CLO) Dưới thời tiết nắng nóng gay gắt vượt ngưỡng 41 độ C, hai cụ ông ở Hà Tĩnh đã tử vong do sốc nhiệt.

Sức khỏe
Vì sao bệnh ho gà ở Hà Nội chiếm gần 50% số ca bệnh cả nước?

Vì sao bệnh ho gà ở Hà Nội chiếm gần 50% số ca bệnh cả nước?

(CLO) Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 127 ca mắc ho gà, tăng 7,9 lần so với cùng kỳ năm 2023, đáng chú ý, tại Hà Nội có 60 ca.

Sức khỏe